DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?

Avatar

 

Theo quy định hiện hành thì người không nuôi con có những nghĩa vụ gì? Mức cấp dưỡng hiện nay là bao nhiêu? Không cấp dưỡng có bị xử phạt không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

(1) Người không trực tiếp nuôi con có những nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo đó, người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có những quyền và nghĩa vụ như đã nêu trên.

(2) Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, mức cấp dưỡng sau khi ly hôn sẽ được 02 bên tự thỏa thuận với nhau dựa theo mức thu nhập cùng khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, trường hợp 02 bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với trường hợp Tòa án giải quyết như đã nêu trên, tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024) có nêu rõ trường hợp mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu mà chỉ quy định mức cấp dưỡng này không được thấp hơn nửa tháng lương tối thiểu vùng mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang cư trú.

(3) Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi như sau:

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định.

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định.

Bên cạnh đó, trường hợp cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 186 Bộ Luật Hình sự 2015 hoặc Tội không chấp hành án quy định tại Điều 380 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017 như sau.

Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực mà người cấp dưỡng có điều kiện nhưng không chấp hành mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

Đồng thời, người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 05 đến 50 triệu đồng.

Như vậy, trường hợp không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì tùy theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc sẽ bị xử lý hình sự theo quy định như đã nêu trên.

  •  682
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…