DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tướng điều hành thảo luận lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới từ 01/7/2024

Avatar

 

Ngày 3/10 (ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 8), Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành thảo luận.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết: Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.

Trước đó, chiều 2/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.

Trong đó, chú ý đến những khó khăn, hạn chế đã và sẽ phải đối mặt, từ đó, xác định rõ ràng, đúng đắn những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những tháng còn lại của năm 2023 và cho năm 2024; trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.

Xem chi tiết tại: Thu nhập của cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ năm 2024

Xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương

Liên quan đến vấn đề cải cách chính sách tiền lương, thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 cho biết, những năm qua, trong bối cảnh vừa phải phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19, vừa phải bảo đảm an sinh xã hội, chúng ta vẫn tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024, 2025 và 2026 theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa XII.

Đánh giá đây là nỗ lực rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.

Thời gian qua, Bộ Nội vụ cũng đã tập trung triển khai kế hoạch thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Sắp tới Bộ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, khóa XV 04 văn bản, đề án trong đó có báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức và báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

Sẽ có nhiều đổi mới trong cải cách tiền lương

Trước đó, tại cuộc tiếp xúc cử tri Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận kỹ về vấn đề bảo hiểm xã hội và quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, trọng tâm là công tác cải cách chính sách tiền lương.

Theo Bộ trưởng, năm 2018, tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, cả hai Nghị quyết đều đang được hiện thực hóa vào cuộc sống.

Nhìn vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ, thời gian qua, nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải bỏ việc vì lương thấp. 

Để tạm thời bù đắp một phần thu nhập, đảm bảo đời sống cho người dân, ngày 01/7/2023, Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh tiền lương cơ sở và đang thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

"Cải cách chính sách tiền lương là việc không thể không làm và sẽ có nhiều điểm mới, lộ trình bắt đầu từ việc bãi bỏ lương cơ sở. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin thêm, bên cạnh việc bỏ lương cơ sở, Chính phủ sẽ thiết kế song song 05 bảng lương mới, gồm: bảng lương đối với lãnh đạo, cán bộ quản lý; bảng lương của đối tượng làm chuyên môn nghiệp vụ; bảng lương đối với lực lượng vũ trang;...

Riêng lực lượng vũ trang có 3 bảng lương gồm mức lương cho sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; quân nhân quốc phòng và quân nhân của lực lượng công an.

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024

Trước đó, phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ nêu rõ: Sớm thực hiện cải cách chính sách cải cách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024 cũng là một "cú hích" cho thị trường lao động và góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa. 

Lần này chúng ta tiến hành cải cách tiền lương chứ không phải chỉ là câu chuyện tăng lương bình thường.

Hiện nay, các cơ quan đều đang tích cực chuẩn bị cả về nguồn lực và thể chế, chính sách thang, bảng lương để thực hiện cải cách tiền lương.

Tại kỳ họp thứ 27 tới (trong tháng 10) Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách và lộ trình cải cách tiền lương sau khi được Trung ương xem xét, có kết luận.

Theo Chính phủ

Xem chi tiết tại: Thu nhập của cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ năm 2024

  •  577
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…