DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT cho doanh nghiệp, người lao động mới nhất

Avatar

 

Hiện nay, việc đăng ký tham gia, thu, nộp và quản lý sổ BHXH được thực hiện theo Quyết định 1111/QĐ-BHXHQuyết định 1018/QĐ-BHXH, tuy nhiên, vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Quyết định 959/QĐ-BHXH thay thế Quyết định 1111 và thay thế Điều 1 Quyết định 1018 trên.

Như vậy, từ ngày 01/12/2015, việc đăng ký tham gia BHYT, BHYT, BHTN sẽ thực hiện theo quy định mới.

thủ tục đăng ký BHXH, BHYT

Dưới đây hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho doanh nghiệp và người lao động.

I. Hồ sơ

Tùy từng trường hợp mà người lao động, người sử dụng lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

Trường hợp

Người lao động

Người sử dụng lao động

- Đăng ký tham gia lần đầu.

- Chuyển từ địa bàn khác đến.

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS).

- Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻ BHYT còn hạn sử dụng.

 

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS).

- Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

- Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH.

- Điều chỉnh làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Hồ sơ kèm theo (Phụ lục 01).

- Sổ BHXH đối với người lao động đã được cấp sổ BHXH.

 

Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

 

Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Sổ BHXH đã cấp.

- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH.

- Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Sổ BHXH.

- Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).

Cấp lại, đổi thẻ BHYT

 

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin).

- Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).

II. Thời hạn giải quyết

1. Cấp sổ BHXH:

- Cấp mới: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên.

Trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc.

Nếu phức tạp cần phải xác minh: không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc.

- Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

2. Cấp thẻ BHYT

- Cấp mới: không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

III. Thủ tục thực hiện

Trường hợp

Người lao động

Người sử dụng lao động

- Đăng ký tham gia lần đầu.

- Chuyển từ địa bàn khác đến.

Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ.

(nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.)

Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN:

- Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

- Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì thân nhân người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015).

Bước 3: Nhận kết quả

- Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.

- Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc.

Bước 1: Lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

Bước 3: Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động.

Bước 4:  Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho người lao động.

- Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.

- Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

- Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị.

 

Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng

Bước 1: Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn.

Bước 2: Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

- Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.

- Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

- Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị.

- Cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH.

- Điều chỉnh làm nghề hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ.

- Người đang làm việc: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.

- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN:

- Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theo phương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

- Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 15 năm, nếu còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì thân nhân người lao động lập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèm theo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho số tháng còn thiếu để được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015).

Bước 3: Nhận kết quả

- Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.

- Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc.

 

Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

Trường hợp người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: đơn vị nhận hồ sơ và nộp kịp thời cho cơ quan BHXH.

Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động.

Xác nhận Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với các trường hợp điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh đã ghi trên sổ BHXH của người lao động.

- Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) qua dịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.

- Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

- Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị.

 

- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH.

- Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch

Cấp lại, đổi thẻ BHYT

 

Người lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc

Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ.

Sau khi về nước nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Nếu truy nộp thông qua đơn vị thì nộp cho đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bước 2: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN

Đóng thông qua đơn vị: đơn vị thu tiền đóng BHXH của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo phương thức đóng đã đăng ký.

Trường hợp truy đóng sau khi về nước thì người lao động nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy đóng.

Bước 3: Nhận kết quả

- Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.

- Hằng năm, nhận thông tin xác nhận về việc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc.

 

IV. Các biểu mẫu thực hiện đăng ký BHXH, BHYT, BHTN

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT: Mẫu TK1-TS

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT: Mẫu TK3-TS

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN: Mẫu D02-TS.

- Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Mục II Phụ lục 03.

- Hồ sơ kèm theo: Phụ lục 01.

- Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT: Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin.

Tải các biểu mẫu này tại file đính kèm.

* Lưu ý: trước đây, mình từng có bài viết Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN mới nhất 2015, tuy nhiên, đến thời điểm 01/12/2015, hướng dẫn thủ tục đó không còn được áp dụng nữa mà thay thế bằng hướng dẫn thủ tục đã đề cập ở trên.

  •  28522
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…