Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản là: mang tính bắt buộc chung, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Vậy những văn bản nào được xem là văn bản quy phạm pháp luật? Do ai ban hành? Và thứ tự hiệu lực pháp lý giữa chúng như thế nào?
Dưới đây là bảng tóm tắt các văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành cũng như thứ tự hiệu lực giữa chúng. Hy vọng cần thiết cho những ai đã và đang học luật.
STT |
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành |
Loại văn bản |
1 |
Quốc hội |
- Hiến pháp - Bộ luật, luật - Nghị quyết |
2 |
Ủy ban thường vụ Quốc hội |
- Pháp lệnh - Nghị quyết |
3 |
Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
- Nghị quyết liên tịch |
4 |
Chủ tịch nước |
- Lệnh - Quyết định |
5 |
Chính phủ |
- Nghị định |
6 |
Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
- Nghị quyết liên tịch |
7 |
Thủ tướng Chính phủ |
- Quyết định |
8 |
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao |
- Nghị quyết |
9 |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. |
- Thông tư |
10 |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. |
- Thông tư liên tịch |
11 |
Tổng Kiểm toán nhà nước |
- Quyết định |
12 |
Hội đồng nhân dân các cấp |
- Nghị quyết |
13 |
Ủy ban nhân dân các cấp |
- Quyết định |
Ngoài ra, Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn bao gồm văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.