Quy định này sẽ được thực hiện sau 05 năm kể từ ngày 01/01/2018 (ngày Luật trợ giúp pháp lý 2017 có hiệu lực). Cụ thể, người được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý không có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư thì bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.
Cũng tại Luật này, quy định những người được thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Trợ giúp viên pháp lý
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.