DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai năm 2024

Avatar

 

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng, nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thời hạn bị xử phạt là bao lâu? Việc hiểu rõ về thời hiệu xử phạt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

(1) Thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép tiến hành xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính. Sau thời gian này, cơ quan không còn quyền xử phạt nữa.

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

Theo đó, thời điểm để bắt đầu tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Đối với hành vi đã kết thúc: Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

- Đối với hành vi đang thực hiện: Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. 

Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai là 02 năm, tính từ lúc chấm dứt hành vi vi phạm nếu hành vi đã thúc hoặc từ lúc người có thẩm quyền thi hành phát hiện sai phạm nếu hành vi đang được thực hiện.

Việc quy định rõ ràng về thời hiệu xử phạt không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức mà còn tạo ra một khuôn khổ pháp lý minh bạch, dễ hiểu cho việc thực thi pháp luật.

(2) Cách xác định thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm

Việc xác định chính xác thời điểm chấm dứt không chỉ giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền hạn xử phạt một cách hợp lý mà còn bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau

- Đối với các hành vi quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Nghị định 123/2024/NĐ-CP:

Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết.

- Đối với các hành vi quy định tại các Điều 14, 24, 26 và 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP: 

Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó.

- Đối với các hành vi quy định tại Điều 28 Nghị định 123/2024/NĐ-CP:

Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong việc cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu không chính xác hoặc hết thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra mà không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy vào hành vi vi phạm đó là gì mà thời điểm chấm dứt sẽ khác nhau, quy định này tạo ra sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật để xác định thời hiệu xử phạt một cách chính xác và đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quá trình xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

(3) Các hình thức xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, các hình thức xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai bao gồm 03 loại: hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể: 

- Hình thức xử phạt hành chính bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tư vấn có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn có thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

+ Buộc đăng ký đất đai;

+ Buộc thực hiện thủ tục để được phê duyệt dự án chăn nuôi tập trung có quy mô lớn;

+ Buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa;

+ Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê, bên thuê lại, bên nhận góp vốn, bên nhận tài sản gắn liền với đất phải trả lại đất;

+ Buộc chấm dứt hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, chuyển đổi, góp vốn, mua, bán tài sản gắn liền với đất; mua, bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

+ Buộc lập phương án sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;

+ Buộc thành lập tổ chức kinh tế và lập phương án sử dụng đất trồng lúa đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa vượt hạn mức;

+ Buộc trả lại tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất;

+ Buộc ký lại hợp đồng thuê đất;

+ Buộc phải nộp hồ sơ để làm thủ tục xin chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;

+ Buộc đưa đất vào sử dụng;

+ Buộc nộp hồ sơ để làm thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

+ Buộc phải cung cấp, cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu.

Theo đó, dựa trên tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính phù hợp, cùng với các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.

  •  361
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…