DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời hạn giải quyết vụ án dân sự?

Avatar

 
Câu Hỏi:
(Dân trí) – Tháng 8/2010, tôi gửi đơn khởi kiện đến tòa án huyện, 2 tháng sau không thấy giấy mời tôi lên tòa hỏi thì được trả lời cứ về nhà chờ. Tôi muốn hỏi thời hạn giải quyết vụ án dân sự bao lâu kể từ ngày nộp đơn? (Phạm Hữu Danh, Email: [email protected])
 
Trả Lời:

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án Dân sự là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng.

Đồng thời khoản 2, khoản 3 điều 179 Bộ luật tố tụng Dân sự cũng quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra xét xử”. (Khoản 2)

“Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. (Khoản 3)

Vì vụ án của ông đã được thụ lý vào khoảng tháng 10/2010 đến nay đã hơn 1 năm vẫn chưa được giải quyết là vi phạm về thời hạn xét xử. Ông có thể làm đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân nơi đang xét xử vụ án của ông để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi làm đơn nếu vẫn không tiến hành giải quyết thì ông có thể khiếu nại đến Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao hơn.

(Trên đây là bài tư vấn của luật sư Vũ Hải Lý về trường hợp Thời hạn giải quyết vụ án dân sự? Nội dung này cũng rất nhiều bạn gửi tới hỏi và quan tâm. Gửi mọi người ai có vướng mắc tương tự cùng xem,  và các đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến.Các trường hợp tương tự  cần tư vấn thêm thì liên hệ với luật sư Vũ Hải Lý).

  •  71575
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…