DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thời gian cho người lao động nghỉ hành kinh mỗi tháng có cần giống nhau?

Avatar

 

Thời gian cho người lao động nghỉ hành kinh mỗi tháng có cần giống nhau? Lao động nữ muốn nghỉ nhiều hơn thời gian quy định khi hành kinh có được không? Muốn nghỉ trong thời gian hành kinh thì người lao động cần làm thủ tục gì?

1. Thời gian cho người lao động nghỉ hành kinh mỗi tháng có cần giống nhau?

Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản. Theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ. Theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Như vậy, thời điểm nghỉ trong thời gian hành kinh cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động; pháp luật không có quy định thời gian mỗi tháng phải giống nhau.

2. Lao động nữ muốn nghỉ nhiều hơn thời gian quy định khi hành kinh có được không?

Căn cứ điểm b, điểm c khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nghỉ trong thời gian hành kinh. Theo đó, trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Ngoài ra, trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Như vậy, lao động nữ muốn nghỉ nhiều hơn thời gian khi hành kinh thì có thể thỏa thuận với người lao động, việc này pháp luật hoàn toàn cho phép.

3. Muốn nghỉ trong thời gian hành kinh thì người lao động cần làm thủ tục gì?

Hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể đối với thủ tục xin nghỉ trong thời gian hành kinh, việc này tùy thuộc vào nội quy, quy chế của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên thông thường, khi người lao động muốn nghỉ trong thời gian hành kinh chỉ cần thông báo với người sử dụng lao động qua email hoặc đơn xin nghỉ. Khi được bố trí thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian quy định, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người lao động hoặc không trả lương cho thời gian nghỉ nhiều hơn đó.

Như vậy, lao động nữ trong thời gian hành kinh thì người lao động có thể viết đơn xin nghỉ hoặc thông báo qua email, tin nhắn… tùy thuộc vào quy chế của mỗi doanh nghiệp.

Tóm lại, thời gian cho người lao động nghỉ hành kinh mỗi tháng có thể giống nhau hoặc không, pháp luật không có quy định phải cố định thời gian này mỗi tháng. Tuy nhiên, thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng là do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

  •  68
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…