DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thỏa ước lao động tập thể có vô hiệu khi người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền?

Avatar

 

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hay vô hiệu toàn bộ trong trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể không đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật? 

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hay vô hiệu toàn bộ trong trường hợp người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền?

Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Theo đó, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà thỏa ước lao động tập thể có thể bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Cụ thể:

- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;

+ Người ký kết không đúng thẩm quyền;

+ Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Theo quy định nêu trên thì người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền thuộc một trong các trường hợp thỏa thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ.

Do đó, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ trong trường hợp người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền.

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu một phần hay vô hiệu toàn bộ trong trường hợp người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền?

Những ai có thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể:

 “Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng”.

Theo đó, trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Do đó, trường hợp người ký kết thỏa ước lao động không phải là đại diện hợp pháp của các bên thương lượng hay trường hợp tiến hành thương lượng thông qua Hội đồng thương lượng mà không ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện các bên thì thỏa ước lao động tập thể có thể bị vô hiệu vì người ký thỏa ước không đúng thẩm quyền.

Thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn bao lâu kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn đúng hay không?

Thỏa ước lao động tập thể hết hạn được quy định tại Điều 83 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

- Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Lao động.

- Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng.

Tóm lại, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ trong trường hợp người ký kết thỏa ước không đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.  

  •  112
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…