Như chúng ta đã biết tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 ghi nhận cơ chế Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Vấn đề này nghe có vẻ rất đơn giản như là NLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ thì viết đơn gửi NSDLĐ xem xét và giải quyết.
Tuy nhiên vấn đề không hẳn đơn giản như vậy, thực tế thế này:
Trong Thỏa ước lao động tập thể của một doanh nghiệp (văn bản này là đặc trưng cho cơ chế thỏa thuận) có thỏa thuận một điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động mà Luật lao động không có quy định thì nội dung thỏa thuận này có vi phạm pháp luật không.
Ví dụ: Trong một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thỏa thuận (trong TƯLĐTT) nếu người lao động mang thuốc lá, thuốc lào, diêm, bật lửa...(kể cả mang theo nhưng chưa sử dụng) vào khu vực có nguy hiểm cháy nổ thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu hỏi đặt ra thỏa thuận như ví dụ trên có vi phạm pháp luật hay không. Thực tế thỏa thuận trên trong Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp kia đã có từ lâu và đã được các cơ quan lao động có thẩm quyền xác nhận (công nhận thỏa ước) là không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên gần đây cơ quan thanh tra có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp kia lại cho rằng thỏa thuận trên là trái quy định của pháp luật.
Xin ý kiến của các thành viên liên quan.
Trân trọng cảm ơn!