DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thiệt mạng do lạng lách, lấn làn ô tô, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Avatar

 

Trong tham gia giao thông, tồn tại thành phần các thanh niên chuyên “thể hiện mình trên xa lộ”, với các hành vi như: phóng như bay, lạng lách, đánh võng, vỉa đầu xe ô tô, thả một tay, vặn rít ga,tạt đầu xe tải … rồi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Mới đây trên các trang mạng xã hội đang xôn xao một đoạn clip nam thanh niên tại Hải Phòng đi xe máy đầu trần phóng như bay trên đường. Vừa đi nam thanh niên này vừa lạng lách, đánh võng, thậm chí còn lấn sang làn đường ngược lại và vỉa đầu chiếc xe tải đang đi đến. Hậu quả nam thanh niên bị cuốn vào gầm ô tô tử vong tại chỗ. Ngoài ra hành động của nam thanh niên này còn gây ảnh hưởng tới một bạn đi đường, nhưng rất may bạn chỉ bị sây sát nhẹ.

Vậy tài xế xe tải trong trường hợp trên có phải chịu trách nhiệm không?

Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Theo như đoạn clip chia sẻ, có thể thấy người điều khiển xe máy anh thanh niên còn lạng lách, đánh võng, thậm chí còn đi luôn sang làn ngược lại vỉa đầu chiếc xe tải đang đi đến. Do đó, trong trường hợp này, người lái xe ô tô có thể sẽ không phải chịu trách nhiệm, không cần phải bồi thường thiệt hại cho người chạy xe máy, bởi lỗi lúc này là do người chạy xe máy tự gây ra.

  •  395
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…