Theo
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi đó sẽ phát sinh vấn đề về quan hệ hôn nhân, tài sản chung và con cái (nếu có)
Việc kết hôn sẽ kết thúc khi xảy ra sự kiện pháp lý gọi là Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Hiện nay, ngoài Kết hôn và Ly hôn ra, chúng ta còn nghe nói nhiều về khái niệm Ly thân. Vậy Ly thân là gì?
Pháp luật về hôn nhân gia đình VN hiện nay chưa có định nghĩa nào về Ly thân, nhưng chúng ta có thể hiều đây là việc hai vợ chồng không cùng chung sống nhưng vẫn là vợ chồng về mặt pháp lý. Có những trường hợp ly thân vẫn sống chung dưới một mái nhà nhưng ăn riêng, ngủ riêng, sinh hoạt riêng,..
Vợ chồng trong trường hợp này tự nguyện sống riêng mà chưa có quyết định của một cơ quan có thẩm quyền, đó là căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly hôn.
Nói một cách đơn giản là ly thân có nghĩa là 2 bên chia tài sản chung và ai “lo thân người nấy”, tuy nhiên quan hệ về mặt hôn nhân và con chung vẫn còn tồn tại.
Về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Luật HNGĐ quy định như sau:
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
4 Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
5. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại mục 4 không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Vậy tài sản có được trong thời kỳ ly thân có là Tài sản riêng của vợ, chồng?
Theo quy định thì:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy trong thời kỳ Ly thân nếu tài sản của bên đã được chia có lập văn bản công chứng hay có quyết định của Tòa thì những Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia cũng là tài sản riêng của vợ, chồng