Bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook bị xử lý thế nào?
Hiến pháp 2013 đã quy định “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Vậy, bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook bị xử lý thế nào? Những hành vi nào là chống phá nhà nước trên không gian mạng? Theo Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: - Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018; - Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: - Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; - Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; - Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. Như vậy, việc bình luận, tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền trên facebook là một trong những nội dung chống phá Nhà nước. Bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook bị xử lý thế nào? Theo Điều 9 Luật An ninh mạng 2018 quy định: Người nào thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính Theo khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin. Trong đó: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; + Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, hành vi bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 37 triệu đồng. Xử lý hình sự Theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: - Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. - Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người bình luận tuyên truyền nội dung xuyên tạc chống phá Nhà nước tuỳ theo tính chất, mức độ mà sẽ bị phạt tù từ 5 đến 20 năm. Ngoài ra nếu chỉ mới chuẩn bị phạm tội cũng bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Phát ngôn chống chính quyền, xuyên tạc, vu khống cán bộ, tổ chức trên MXH bị xử lý thế nào?
Mạng xã hội phát triển cũng là lúc những người dùng cần thận trọng và chú ý đến phát ngôn của mình để không mang lại những phiền toái không đáng có. Tuân thủ quy định pháp luật cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân, phát ngôn không chính xác, xuyên tạc sự thật trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nhân phẩm của tổ chức, cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Vừa qua, vụ việc nổ súng tại Đắk Lắk vào sáng ngày 11/6/2023 của một nhóm đối tượng có trang bị súng tấn công vào 2 trụ sở đồn công an xã làm một số chiến sĩ hy sinh và bị thương. Tính đến 18h ngày 13/6 đã có 45 đối tượng bị bắt, Công an kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú. Tuy nhiên, giữa vụ việc này, nhiều người dùng mạng xã hội đã bình luận xuyên tạc vụ tấn công trụ sở xã ở Đăk Lăk. Một số người dùng đã bị xử phạt về hành vi vi phạm này. Cụ thể, những đối tượng này đã được Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh X xử phạt về hành vi Cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân, căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, khi làm việc với công an, người đàn ông thừa nhận sai phạm, cho biết thường xuyên truy cập vào các hội nhóm bàn luận về chính trị mang nội dung xuyên tạc trên mạng xã hội, nên nhận thức lệch lạc và có những bình luận thiếu căn cứ, xúc phạm công an. Lực lượng chức năng đã yêu cầu người này gỡ bỏ những nội dung vi phạm và phải làm cam kết không tái phạm. Phát ngôn xuyên tạc, vu khống, sai sự thật ảnh hưởng xấu đến tổ chức, cá nhân bị phạt như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Lưu ý: Mức phạt tiền này được áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ tổ chức. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm Truy cứu trách nhiệm hình sự Tùy vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về trách nhiệm hình sự, hành vi xúc phạm, bôi nhọ chính quyền còn có thể bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015: Chẳng hạn như tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117) bị phạt tù từ 5-20 năm; tội phá rối an ninh (Điều 118) bị phạt tù từ 5-15 năm; tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331) bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm… Riêng hành vi xúc phạm, bôi nhọ cán bộ trên MXH, ngoài xử lý hình sự về tội làm nhục người khác còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 330, Bộ luật Hình sự 2015) bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Bộ Công an trả lời: Lập trang mạng xã hội giả để xuyên tạc, lừa đảo tài sản xử lý ra sao?
Mới đây, một công dân đã gửi câu hỏi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an về hành vi lập trang mạng xã hội giả mạo để tuyên truyền những nội dung xuyên tạc, sai trái hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Cụ thể, thông qua câu hỏi, người dân cho biết, trong thời gian qua, các đối tượng đã lợi dụng mạng Internet để lập những trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an để tuyên truyền những nội dung xuyên tạc, sai trái về Đảng, Nhà nước cũng như lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, các đối tượng xấu cũng lợi dụng việc này để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vậy nên, người này hỏi rằng hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an do các đối tượng xấu lập nên? Hiểu được vướng mắc cũng như tình hình của vấn đề, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Để xử lý hành vi lợi dụng mạng Internet để lập trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an để tuyên truyền nội dung xuyên tạc, sai trái về Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cấp cao. Song, cũng lợi dụng việc này để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác, cơ quan chức năng căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành như: (1) Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018 quy định về hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (2) Điều 155 và 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm nhục người khác và tội vu khống; (3) Điều 174 và Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; (4) Điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; (5) Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về trang thông tin điện tử đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân,... Khi phát hiện các hành vi phạm tội, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, cơ quan chức năng sẽ xử lý hành chính hoặc hình sự. Để nhận biết các trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an do các đối tượng xấu lập nên, công dân cần kiểm tra, đối chiếu với các nguồn tin do cơ quan chức năng của Bộ Công an công bố trên hệ thống Cổng thông tin điện tử chính thống trong nước; xem xét kỹ nội dung, tiêu đề bài viết, trên trang giả mạo thường có tiêu đề “hấp dẫn”, gây sự tò mò, hiếu kỳ của người đọc, có dấu hiệu giật tít, câu view, bố cục lộn xộn, hình ảnh, video có dấu hiệu bị chỉnh sửa, cắt ghép; Ngoài ra, các trang mạng giả mạo này thường có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền, có dấu tích xanh; đồng thời công dân cũng cần kiểm tra thông tin, đọc kỹ nội dung trên trang mạng xã hội để xác định thật hay giả, tham vấn các cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về mức xử phạt đối với hành vi tạo lập trang mạng xã hội giả mạo nhằm xuyên tạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Đăng thông tin không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào?
Mới đây, trên một số trang mạng xã hội đăng tải thông tin về việc tại cơ quan điều tra, Vì Văn Toán khai bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên) trước đây cùng làm ăn và nợ 300 triệu. Sau khi ra tù, Toán thuê Bùi Văn Công và 5 đối tượng khác “bắt cóc” để gây áp lực, buộc trả nợ. Tuy nhiên, sự việc không mong muốn xảy ra. Trước những thông tin trên, bà Trần Thị Hiền tỏ ra rất bức xúc về những điều này. Bà Hiền nói, “từ trước tới nay tôi chưa hề gặp các đối tượng này cũng như vay của ai bất cứ đồng nào. Nguồn tin: VietNamNet Và còn nhiều trường hợp hơn thế nữa việc đưa thông tin thất thiệt diễn ra một cách tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp này? Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định về vấn đề này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong lĩnh vực dân sự: Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và quy định tại Điều 584, từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại. Về xử phạt hành chính: Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Xử lý hình sự: Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cá nhân khi danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại cần có đơn khiếu nại gửi đến đơn vị này hoặc cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook bị xử lý thế nào?
Hiến pháp 2013 đã quy định “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Vậy, bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook bị xử lý thế nào? Những hành vi nào là chống phá nhà nước trên không gian mạng? Theo Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: - Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018; - Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Theo Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: - Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; - Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; - Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. Như vậy, việc bình luận, tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền trên facebook là một trong những nội dung chống phá Nhà nước. Bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook bị xử lý thế nào? Theo Điều 9 Luật An ninh mạng 2018 quy định: Người nào thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử phạt hành chính Theo khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin. Trong đó: - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; + Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, hành vi bình luận xuyên tạc chống phá Nhà nước trên facebook mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 25 đến 37 triệu đồng. Xử lý hình sự Theo Điều 117 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: - Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; + Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. - Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người bình luận tuyên truyền nội dung xuyên tạc chống phá Nhà nước tuỳ theo tính chất, mức độ mà sẽ bị phạt tù từ 5 đến 20 năm. Ngoài ra nếu chỉ mới chuẩn bị phạm tội cũng bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Phát ngôn chống chính quyền, xuyên tạc, vu khống cán bộ, tổ chức trên MXH bị xử lý thế nào?
Mạng xã hội phát triển cũng là lúc những người dùng cần thận trọng và chú ý đến phát ngôn của mình để không mang lại những phiền toái không đáng có. Tuân thủ quy định pháp luật cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân, phát ngôn không chính xác, xuyên tạc sự thật trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nhân phẩm của tổ chức, cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Vừa qua, vụ việc nổ súng tại Đắk Lắk vào sáng ngày 11/6/2023 của một nhóm đối tượng có trang bị súng tấn công vào 2 trụ sở đồn công an xã làm một số chiến sĩ hy sinh và bị thương. Tính đến 18h ngày 13/6 đã có 45 đối tượng bị bắt, Công an kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú. Tuy nhiên, giữa vụ việc này, nhiều người dùng mạng xã hội đã bình luận xuyên tạc vụ tấn công trụ sở xã ở Đăk Lăk. Một số người dùng đã bị xử phạt về hành vi vi phạm này. Cụ thể, những đối tượng này đã được Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh X xử phạt về hành vi Cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân, căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, khi làm việc với công an, người đàn ông thừa nhận sai phạm, cho biết thường xuyên truy cập vào các hội nhóm bàn luận về chính trị mang nội dung xuyên tạc trên mạng xã hội, nên nhận thức lệch lạc và có những bình luận thiếu căn cứ, xúc phạm công an. Lực lượng chức năng đã yêu cầu người này gỡ bỏ những nội dung vi phạm và phải làm cam kết không tái phạm. Phát ngôn xuyên tạc, vu khống, sai sự thật ảnh hưởng xấu đến tổ chức, cá nhân bị phạt như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Lưu ý: Mức phạt tiền này được áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng ½ tổ chức. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm Truy cứu trách nhiệm hình sự Tùy vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về trách nhiệm hình sự, hành vi xúc phạm, bôi nhọ chính quyền còn có thể bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015: Chẳng hạn như tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117) bị phạt tù từ 5-20 năm; tội phá rối an ninh (Điều 118) bị phạt tù từ 5-15 năm; tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331) bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm… Riêng hành vi xúc phạm, bôi nhọ cán bộ trên MXH, ngoài xử lý hình sự về tội làm nhục người khác còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ (theo Điều 330, Bộ luật Hình sự 2015) bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Bộ Công an trả lời: Lập trang mạng xã hội giả để xuyên tạc, lừa đảo tài sản xử lý ra sao?
Mới đây, một công dân đã gửi câu hỏi đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an về hành vi lập trang mạng xã hội giả mạo để tuyên truyền những nội dung xuyên tạc, sai trái hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Cụ thể, thông qua câu hỏi, người dân cho biết, trong thời gian qua, các đối tượng đã lợi dụng mạng Internet để lập những trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an để tuyên truyền những nội dung xuyên tạc, sai trái về Đảng, Nhà nước cũng như lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, các đối tượng xấu cũng lợi dụng việc này để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vậy nên, người này hỏi rằng hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an do các đối tượng xấu lập nên? Hiểu được vướng mắc cũng như tình hình của vấn đề, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Để xử lý hành vi lợi dụng mạng Internet để lập trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an để tuyên truyền nội dung xuyên tạc, sai trái về Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cấp cao. Song, cũng lợi dụng việc này để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác, cơ quan chức năng căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành như: (1) Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng 2018 quy định về hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (2) Điều 155 và 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm nhục người khác và tội vu khống; (3) Điều 174 và Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; (4) Điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân; (5) Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về trang thông tin điện tử đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân,... Khi phát hiện các hành vi phạm tội, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, cơ quan chức năng sẽ xử lý hành chính hoặc hình sự. Để nhận biết các trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an do các đối tượng xấu lập nên, công dân cần kiểm tra, đối chiếu với các nguồn tin do cơ quan chức năng của Bộ Công an công bố trên hệ thống Cổng thông tin điện tử chính thống trong nước; xem xét kỹ nội dung, tiêu đề bài viết, trên trang giả mạo thường có tiêu đề “hấp dẫn”, gây sự tò mò, hiếu kỳ của người đọc, có dấu hiệu giật tít, câu view, bố cục lộn xộn, hình ảnh, video có dấu hiệu bị chỉnh sửa, cắt ghép; Ngoài ra, các trang mạng giả mạo này thường có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống thường đã được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền, có dấu tích xanh; đồng thời công dân cũng cần kiểm tra thông tin, đọc kỹ nội dung trên trang mạng xã hội để xác định thật hay giả, tham vấn các cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về mức xử phạt đối với hành vi tạo lập trang mạng xã hội giả mạo nhằm xuyên tạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Đăng thông tin không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào?
Mới đây, trên một số trang mạng xã hội đăng tải thông tin về việc tại cơ quan điều tra, Vì Văn Toán khai bà Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên) trước đây cùng làm ăn và nợ 300 triệu. Sau khi ra tù, Toán thuê Bùi Văn Công và 5 đối tượng khác “bắt cóc” để gây áp lực, buộc trả nợ. Tuy nhiên, sự việc không mong muốn xảy ra. Trước những thông tin trên, bà Trần Thị Hiền tỏ ra rất bức xúc về những điều này. Bà Hiền nói, “từ trước tới nay tôi chưa hề gặp các đối tượng này cũng như vay của ai bất cứ đồng nào. Nguồn tin: VietNamNet Và còn nhiều trường hợp hơn thế nữa việc đưa thông tin thất thiệt diễn ra một cách tràn lan với nhiều mục đích khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp này? Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng có những quy định về vấn đề này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong lĩnh vực dân sự: Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và quy định tại Điều 584, từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại. Về xử phạt hành chính: Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Xử lý hình sự: Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cá nhân khi danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại cần có đơn khiếu nại gửi đến đơn vị này hoặc cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình