Việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Mức độ xâm hại là yếu tố cần xác định để xem xét hành vi xâm hại đó có phải hành vi phạm tội hay không, để có căn cứ pháp lý áp dụng quy định xử phạt phù hợp. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Theo Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định: Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây: 1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ; 2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; 3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ; 4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, “Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau: 1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. 2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây: a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện. 4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm gồm những gì? Theo điều 90 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định: 1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình: a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình. 2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh có xâm phạm quyền sở hữu?
Việc thầy, cô giáo tạm thời tịch thu điện thoại của bạn học sinh, sinh viên bởi các bạn sử dụng chúng trong giờ học là rất thường thấy bởi nó gây xao nhãng cho sự học tập, sẽ không có gì đáng nói nếu đây thầy cô trả lại điện thoại cho các bạn cùng với lời nhắc nhở. Tuy nhiên vẫn có câu hỏi đặt ra là việc tịch thu điện thoại của học sinh có xâm phạm quyền sở hữu hay không ? Giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh có xâm phạm quyền sở hữu ? Minh hoạ Việc giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh, sinh viên phải căn cứ vào mục đích của việc tịch thu, hành vi đi kèm với việc tịch thu đó để xác định việc có hay không việc xâm phạm quyền sở hữu. Tại khoản 1 điều 35, khoản 4 điều 37 trong điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT , học sinh được phép sử dụng điện thoại di động cho mục đích học tập khi được giáo viên cho phép, đồng thời cũng căn cứ theo khoản 2 Điều 34 cùng điều lệ, các bạn học sinh có nhiệm vụ phải thực hiện theo nội quy nhà trường. Điều đó việc các bạn tự ý sử dụng thiết bị điện tử trong giờ học mà không có sự cho phép là vi phạm nội quy và giáo viên có quyền yêu cầu các bạn cất điện thoại vào, hoặc tạm thời thu giữ và trả lại sau đó nhằm mục đích nhắc nhở, răn đe để các bạn tập trung vào việc học hơn thì hành vi đó không trái pháp luật, trên thực tế kể cả phụ huynh cũng không phản đối việc này. Tuy nhiên, nếu giáo viên chiếm giữ điện thoại nhằm mục đích sử dụng, cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thật sự của tài sản thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Việc tự ý mở xem hay sử dụng điện thoại của học sinh là không được phép bởi Điều 21 Hiến pháp 2013 đã quy định: “ Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” Đồng thời theo các quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 2 Điều 46 Luật giao dịch điện tử 2005 cũng quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi thì người xâm phạm quyền về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác mà không có sự đồng ý của người đó có thể bị phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 mà mức phạt cao nhất là 03 năm tù. Tóm lại, việc giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh nhằm mục đích nhắc nhở các bạn học sinh tập trung theo dõi bài học không được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Tuy nhiên, nếu giáo viên đó có hành vi mở điện thoại, xem tin nhắn, v.v vi phạm quyền riêng tư về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là hành vi vi phạm pháp luật, điều này áp dụng cả với học sinh, sinh viên nói riêng và mọi người nói chung.
Khái niệm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu
Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 - Cướp tài sản(Điều 168): Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. - Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169): hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt - Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170): đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản - Tội cướp giật tài sản (Điều 171): hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172): hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai - Tội trộm cắp tài sản (Điều 173): hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174): người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175): là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176): hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật - Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177): hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản do đang chiếm giữ - Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178): gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (làm hư hỏng tài sản) - Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179): hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó - Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180): hành vi của một người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn để mặc cho sự việc xảy ra.
Phân biệt các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự
Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS) gồm 13 tội danh. Tội xâm phạm sở hữu có thể được phân thành ba nhóm: nhóm các tội có tính chất chiếm đoạt; nhóm tội có mục đích tư lợi nhưng không có tính chiếm đoạt và nhóm tội không có mục đích tư lợi, không tính chiếm đoạt. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số tiêu chí phân biệt các các cặp tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt dễ bị nhầm lẫn trong BLHS, nếu có gì cần bổ sung, khuất mắc mọi người cmt bên dưới bài viết nhé! STT Tiêu chí phân biệt Cặp tội dễ bị nhầm lẫn 1 Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) Hành vi - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. - Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát. - Trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản. Trạng thái của nạn nhân Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Không kịp trở tay. Xem chi tiết tại đây 2 Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) Hành vi - Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác, tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. - Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Trạng thái của nạn nhân Nạn nhân vẫn có thời gian để chống cự, không ngay lập tức mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản. Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. 3 Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) Hành vi - Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát. - Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi chiếm đoạt được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác. - Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường, không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản. Trạng thái của nạn nhân Không kịp trở tay. Người bị hại biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản. 4 Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) Hành vi - Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản một cách lén lút. - Hành vi lén lút đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà không nhất thiết phải lén lút với tất cả mọi người. - Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi chiếm đoạt được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác. Trạng thái của nạn nhân Chủ sở hữu, người quản lý tài sản không biết, mất cảnh giác. Người bị hại biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản. 5 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) Hành vi Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Có thể có ý định chiếm đoạt tài sản sau khi có được tài sản (khác với lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có ý định chiếm đoạt ngay từ đầu). Trạng thái của nạn nhân Tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội. Tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội. Xem chi tiết tại đây
Hướng dẫn xử lý khi tên DN bị "nhái"
Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày càng tăng lên đáng kể, các nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí nổi lên hàng loạt để đáp ứng các nhu cầu này. Vì vậy, nhu cầu cạnh tranh trong kinh doanh của những nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí…tăng lên là điều tất yếu. Cạnh tranh trong kinh doanh một cách lành mạnh là điều đáng khích lệ và cần được khuyến khích vì giúp các DN không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh và người tiêu dùng có được giá trị sản phẩm dịch vụ một cách tốt nhất và với giá cả hợp lý. Còn cạnh tranh không lành mạnh chẳng hạn như nhái tên tương tự của các nhà hàng, quán ăn, hay khu vui chơi…nổi tiếng…là một trong những hành vi cần loại trừ, và càng phải xử lý triệt để nhất là nước ta đang trong giai đoạn hội nhập thị trường quốc tế. Nhận thấy tình hình đó, Liên Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Kế họach Đầu tư ban hành Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý khi tên DN xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Để xử lý khi tên DN bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đầu tiên phải xác định tên DN xâm phạm Cụ thể, căn cứ xác định được thực hiện theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, do cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp kết luận hoặc quyết định. Xử lý vi phạm theo 2 biện pháp sau: 1. Biện pháp buộc thay đổi tên DN, lọai bỏ yếu tố vi phạm trong tên DN Chỉ được áp dụng khi DN vi phạm không chấm dứt hành vi sử dụng tên DN xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch hoặc không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên DN xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên. Khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thay đổi tên hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên DN thì DN thực hiện một hoặc các biện pháp sau: - Đăng ký thay đổi tên DN. - Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của DN gửi Phòng Đăng ký kinh doanh. - Các biện pháp khác theo quy định pháp luật. 2. Biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN Được áp dụng đối với DN vi phạm không thực hiện biện pháp buộc thay đổi tên DN hoặc loại bỏ các yếu tố vi phạm trong tên DN theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền và DN vi phạm không gửi báo cáo giải trình đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 20/5/2016. Xem chi tiết tại file đính kèm.
Việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Mức độ xâm hại là yếu tố cần xác định để xem xét hành vi xâm hại đó có phải hành vi phạm tội hay không, để có căn cứ pháp lý áp dụng quy định xử phạt phù hợp. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Theo Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định: Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây: 1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ; 2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; 3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, khoản 3 Điều 133a, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ; 4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định như thế nào Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, “Yếu tố xâm phạm” là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau: 1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. 2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây: a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được, nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện. 4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm gồm những gì? Theo điều 90 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định: 1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình: a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình. 2. Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh có xâm phạm quyền sở hữu?
Việc thầy, cô giáo tạm thời tịch thu điện thoại của bạn học sinh, sinh viên bởi các bạn sử dụng chúng trong giờ học là rất thường thấy bởi nó gây xao nhãng cho sự học tập, sẽ không có gì đáng nói nếu đây thầy cô trả lại điện thoại cho các bạn cùng với lời nhắc nhở. Tuy nhiên vẫn có câu hỏi đặt ra là việc tịch thu điện thoại của học sinh có xâm phạm quyền sở hữu hay không ? Giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh có xâm phạm quyền sở hữu ? Minh hoạ Việc giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh, sinh viên phải căn cứ vào mục đích của việc tịch thu, hành vi đi kèm với việc tịch thu đó để xác định việc có hay không việc xâm phạm quyền sở hữu. Tại khoản 1 điều 35, khoản 4 điều 37 trong điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT , học sinh được phép sử dụng điện thoại di động cho mục đích học tập khi được giáo viên cho phép, đồng thời cũng căn cứ theo khoản 2 Điều 34 cùng điều lệ, các bạn học sinh có nhiệm vụ phải thực hiện theo nội quy nhà trường. Điều đó việc các bạn tự ý sử dụng thiết bị điện tử trong giờ học mà không có sự cho phép là vi phạm nội quy và giáo viên có quyền yêu cầu các bạn cất điện thoại vào, hoặc tạm thời thu giữ và trả lại sau đó nhằm mục đích nhắc nhở, răn đe để các bạn tập trung vào việc học hơn thì hành vi đó không trái pháp luật, trên thực tế kể cả phụ huynh cũng không phản đối việc này. Tuy nhiên, nếu giáo viên chiếm giữ điện thoại nhằm mục đích sử dụng, cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thật sự của tài sản thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Việc tự ý mở xem hay sử dụng điện thoại của học sinh là không được phép bởi Điều 21 Hiến pháp 2013 đã quy định: “ Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” Đồng thời theo các quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 2 Điều 46 Luật giao dịch điện tử 2005 cũng quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi thì người xâm phạm quyền về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác mà không có sự đồng ý của người đó có thể bị phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 mà mức phạt cao nhất là 03 năm tù. Tóm lại, việc giáo viên tịch thu điện thoại của học sinh nhằm mục đích nhắc nhở các bạn học sinh tập trung theo dõi bài học không được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Tuy nhiên, nếu giáo viên đó có hành vi mở điện thoại, xem tin nhắn, v.v vi phạm quyền riêng tư về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là hành vi vi phạm pháp luật, điều này áp dụng cả với học sinh, sinh viên nói riêng và mọi người nói chung.
Khái niệm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu
Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 - Cướp tài sản(Điều 168): Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. - Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169): hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt - Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170): đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản - Tội cướp giật tài sản (Điều 171): hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172): hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai - Tội trộm cắp tài sản (Điều 173): hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174): người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175): là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176): hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật - Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177): hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản do đang chiếm giữ - Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178): gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (làm hư hỏng tài sản) - Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179): hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó - Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180): hành vi của một người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn để mặc cho sự việc xảy ra.
Phân biệt các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật hình sự
Các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS) gồm 13 tội danh. Tội xâm phạm sở hữu có thể được phân thành ba nhóm: nhóm các tội có tính chất chiếm đoạt; nhóm tội có mục đích tư lợi nhưng không có tính chiếm đoạt và nhóm tội không có mục đích tư lợi, không tính chiếm đoạt. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số tiêu chí phân biệt các các cặp tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt dễ bị nhầm lẫn trong BLHS, nếu có gì cần bổ sung, khuất mắc mọi người cmt bên dưới bài viết nhé! STT Tiêu chí phân biệt Cặp tội dễ bị nhầm lẫn 1 Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) Hành vi - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. - Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát. - Trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản. Trạng thái của nạn nhân Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Không kịp trở tay. Xem chi tiết tại đây 2 Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) Hành vi - Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác, tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. - Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Trạng thái của nạn nhân Nạn nhân vẫn có thời gian để chống cự, không ngay lập tức mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản. Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. 3 Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) Hành vi - Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản… rồi nhanh chóng tẩu thoát. - Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi chiếm đoạt được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác. - Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường, không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản. Trạng thái của nạn nhân Không kịp trở tay. Người bị hại biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản. 4 Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) Hành vi - Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết để chiếm đoạt tài sản một cách lén lút. - Hành vi lén lút đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà không nhất thiết phải lén lút với tất cả mọi người. - Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi chiếm đoạt được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác. Trạng thái của nạn nhân Chủ sở hữu, người quản lý tài sản không biết, mất cảnh giác. Người bị hại biết nhưng không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản. 5 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) Hành vi Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, đưa ra thông tin không đúng sự thật nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. - Có thể có ý định chiếm đoạt tài sản sau khi có được tài sản (khác với lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có ý định chiếm đoạt ngay từ đầu). Trạng thái của nạn nhân Tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội. Tin tưởng và giao tài sản cho người phạm tội. Xem chi tiết tại đây
Hướng dẫn xử lý khi tên DN bị "nhái"
Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày càng tăng lên đáng kể, các nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí nổi lên hàng loạt để đáp ứng các nhu cầu này. Vì vậy, nhu cầu cạnh tranh trong kinh doanh của những nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí…tăng lên là điều tất yếu. Cạnh tranh trong kinh doanh một cách lành mạnh là điều đáng khích lệ và cần được khuyến khích vì giúp các DN không ngừng cải tiến phương thức kinh doanh và người tiêu dùng có được giá trị sản phẩm dịch vụ một cách tốt nhất và với giá cả hợp lý. Còn cạnh tranh không lành mạnh chẳng hạn như nhái tên tương tự của các nhà hàng, quán ăn, hay khu vui chơi…nổi tiếng…là một trong những hành vi cần loại trừ, và càng phải xử lý triệt để nhất là nước ta đang trong giai đoạn hội nhập thị trường quốc tế. Nhận thấy tình hình đó, Liên Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Kế họach Đầu tư ban hành Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý khi tên DN xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Để xử lý khi tên DN bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đầu tiên phải xác định tên DN xâm phạm Cụ thể, căn cứ xác định được thực hiện theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, do cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp kết luận hoặc quyết định. Xử lý vi phạm theo 2 biện pháp sau: 1. Biện pháp buộc thay đổi tên DN, lọai bỏ yếu tố vi phạm trong tên DN Chỉ được áp dụng khi DN vi phạm không chấm dứt hành vi sử dụng tên DN xâm phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch hoặc không tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên DN xâm phạm theo thông báo của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc theo thỏa thuận của các bên. Khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thay đổi tên hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên DN thì DN thực hiện một hoặc các biện pháp sau: - Đăng ký thay đổi tên DN. - Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh của DN gửi Phòng Đăng ký kinh doanh. - Các biện pháp khác theo quy định pháp luật. 2. Biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN Được áp dụng đối với DN vi phạm không thực hiện biện pháp buộc thay đổi tên DN hoặc loại bỏ các yếu tố vi phạm trong tên DN theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền và DN vi phạm không gửi báo cáo giải trình đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 20/5/2016. Xem chi tiết tại file đính kèm.