Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn các doanh nghiệp xảy ra, vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động? Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động (1) Luật An toàn thực phẩm 2010 Tại Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau: - Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến. - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. - Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. - Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng. - Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. - Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. - Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm. (2) Nghị quyết 07c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khoá XI) về Chất lượng bữa ca của người lao động nhằm thiết thực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ), chủ động tham gia với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca đối với người lao động. Theo đó, Nghị quyết 07c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 đã đề ra mục tiêu như sau: - Từ năm 2016, các CĐCS trong khu vực doanh nghiệp và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (tại nơi chưa thành lập CĐCS) khi tiến hành đối thoại hoặc thương lượng tập thể cần đưa nội dung đảm bảo bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất là 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng), khuyến khích các doanh nghiệp nâng mức bữa ăn ca cao hơn. - CĐCS hoặc công đoàn cấp trên thực hiện khởi kiện giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ. (3) Kế hoạch 64/KH-LĐLĐ ngày 05/10/2022 Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh có Kế hoạch 64/KH-LĐLĐ năm 2022 triển khai Kết luận 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH về Chất lượng bữa ăn ca của người lao động. Trong đó, có yêu cầu các cấp Công đoàn lập trung nâng cao chất lượng bữa ăn ca của người lao động là một giải pháp chăm lo đời sống, xây dựng giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bữa ăn giữa ca với giá trị thấp nhất từ 20.000 đồng - 25.000 đồng/1 suất trở lên đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM, trừ huyện Cần Giờ có giá trị từ 18.000 đồng đến 22.000 đồng/ 1 suất trở lên. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thực hiện mức tối đa theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không quá 730.000 đồng/người/tháng. (4) Công điện 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 Sau khi ghi nhận tình hình số vụ ngộ độc, số người mắc ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều, riêng năm 2023 toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong, có xu hướng gia tăng so với năm 2022. Đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, tiếp tục gây lo ngại trong Nhân dân. Thủ tướng Chính phủ có công điện 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, trong đó yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo: - Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...; - Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định; - Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; - Nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm theo đúng quy định. - Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. Như vậy, trên đây là một số văn bản có liên quan đến chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Có thể thấy chất lượng bữa ăn ca của người lao động được nhà nước chú trọng quan tâm, đặc biệt là trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước có những chỉ đạo, biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Xem thêm: Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm Bếp ăn của các cơ sở giáo dục cần bảo đảm những điều kiện gì? Bộ Y tế: Người đứng đầu tổ chức bếp ăn tập thể phải chịu trách nhiệm ATTP
Đốt rác bừa bãi tại khu dân cư bị xử phạt thế nào?
Việc đốt rác bừa bãi tại không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Câu hỏi được đặt ra là “Đốt rác bừa bãi tại khu dân cư bị xử phạt thế nào?” Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết về hình phạt dành cho hành vi đốt rác bừa bãi này theo quy định pháp luật. Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc quản lý rác thải trở thành vấn đề cấp thiết. Không ít người vẫn còn thiếu ý thức trong việc xử lý rác thải đúng cách, một số bộ phận sẽ lựa chọn cách tự ý đốt rác ngay khu nhà mà họ sinh sống. Tuy nhiên, việc đốt rác bừa bãi tại khu dân cư không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. (1) Trách nhiệm của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 và khoản 1 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm như sau: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (khoản 1 Điều 59) - Phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng (khoản 1 Điều 59) - Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh ( điểm c khoản 1 Điều 60) - Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư ( điểm đ khoản 1 Điều 60) Như vậy, người dân phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh chung, tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư, xử lý rác thải đúng cách theo quy định của pháp luật. (2) Đốt rác bừa bãi tại khu dân cư bị xử phạt thế nào? Theo khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau: Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Như vậy, hành vi đốt rác là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Việc tự ý đốt rác tại khu dân cư là hành vi vi phạm các quy định và sẽ bị xử phạt. Tùy theo tính chất, mức độ mà mức phạt sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: - Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. Như vậy, người dân phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm. Nếu xảy ra tình trạng làm ô nhiễm môi trường thì phải ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại đã gây ra. Xử phạt hành chính: Cụ thể tại Điều 26 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường: Đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị buộc thực hiện các biện pháp bổ sung sau đây tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 44/2022/NĐ-CP - Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định. Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. -Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định. Như vậy, hành vi đốt rác tại khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi này là 500 nghìn - 1 triệu đồng và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định.
Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm
Tối 14/5, sau vụ việc 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm có văn bản đề nghị đình chỉ ngay bếp ăn Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam. Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm? Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm Theo Báo Vĩnh Phúc đưa tin, tối qua ngày 14/5/2024 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) vì có hàng trăm người lao động nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại bếp ăn này. Trong văn bản, Cục đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân. Không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên. Đồng thời, Cục đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể mới nhất? 1) Đối với nơi chế biến của bếp ăn tập thể Theo Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010, nơi chế biến phải đảm bảo những điều kiện cụ thể như sau: - Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến. - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. - Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. - Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng. - Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. - Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. - Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm. 2) Đối với cơ sở chế biến của bếp ăn tập thể Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến phải đảm bảo những điều kiện sau đây: - Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. - Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. - Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 3) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm Theo Điều 30 Luật An toàn thực phẩm 2010, bếp ăn tập thể khi chế biến và bảo quản thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu sau đây: - Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. - Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. - Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất. Như vậy, khi kinh doanh bếp ăn tập thể cần phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định như trên. Bếp ăn tập thể gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý thế nào? Theo Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: - Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; + Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; + Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; + Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng tuỳ theo vi phạm + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng tuỳ theo vi phạm + Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm tùy theo vi phạm - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm tuỳ theo vi phạm + Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm tùy theo vi phạm. Như vậy, nếu bếp ăn tập thể vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến ngộ độc thì sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên. Ngoài ra, trường hợp mức độ nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Bếp ăn của các cơ sở giáo dục cần bảo đảm những điều kiện gì?
Vừa qua, một số tình trạng các bếp ăn của nhà trường không bảo đảm an toàn dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của học sinh. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ mà còn là mối lo ngại lớn đối với các bậc phụ huynh. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2010/BYT về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định về cụ thể về các điều kiện vệ sinh đối với nhà ăn, căng tin, nhà bếp đối với các cơ sở giáo dục, như sau: (1) Nhà ăn, căng tin: - Thông thoáng, đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới để chống chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng có hại khác; - Tường, trần nhà và sàn nhà phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng; - Bàn, ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng; - Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống phải được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại; - Có phương tiện bảo quản thực phẩm; - Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; - Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh. (2) Nhà bếp: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện đối với nhà ăn, căng tin quy định tại khoản 1 Mục VI Phần II của Quy chuẩn này, phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ - BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. (3) Kho chứa thực phẩm: -. Bảo đảm lưu thông không khí; đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới chống chuột, ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác; - Tường, trần nhà và sàn nhà phải kết cấu bằng vật liệu kiên cố và bảo đảm nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng; - Có phương tiện, dụng cụ để phân loại, bảo quản và lưu giữ thực phẩm. (4) Yêu cầu vệ sinh đối với người làm việc tại nhà bếp, nhà ăn, căng tin: - Không mắc các tổn thương ngoài da, bệnh ngoài da hoặc bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ lây nhiễm có khả năng lây truyền qua được thực phẩm; hoặc mắc các chứng bệnh như dò hậu môn, són phân; - Có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân; - Được khám sức khỏe định kỳ và cấy phân phát hiện người lành mang trùng các bệnh đường tiêu hóa ít nhất 1 năm 1 lần; - Được trang bị và sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ trong quá trình chế biến thực phẩm. - Phải thực hiện quy trình vệ sinh cá nhân trước khi bảo quản, chế biến thực phẩm. (5) Yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm: - Chỉ sử dụng các lương thực, thực phẩm có nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm. - Thực phẩm phải được làm sạch trước khi chế biến; - Quá trình chế biến, phân phối, sử dụng, lưu giữ phải thực hiện theo các quy định của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm; - Thức ăn, thực phẩm, đồ uống phải được che chắn tránh ruồi, nhặng dán chuột và sự xâm nhập của các động vật khác; - Thực hiện ăn chín, ăn ngay sau khi thức ăn được chế biến. Chỉ sử dụng thức ăn, thực phẩm trong ngày. Không được sử dụng lại thức ăn, thực phẩm thừa; thức ăn sau chế biến 3-4 giờ phải được làm nóng trước khi sử dụng. - Dụng cụ chế biến thức ăn và sử dụng trong ăn uống phải được rửa bằng nước sạch và chất tẩy rửa theo quy định của Bộ Y tế, lau khô và cất giữ ở tủ kín tránh chuột, gián và các côn trùng có hại khác; - Sàn nhà, bếp, bàn ghế và các dụng cụ phục vụ cho việc ăn uống phải được lau, rửa hàng ngày bằng chất tẩy rửa và nước sạch; Hàng tuần, thực hiện tổng vệ sinh và khử trùng nhà bếp, nhà ăn, căng tin. - Không để gia súc, gia cầm hoạt động trong ở khu vực nhà bếp, nhà ăn, căng tin; Trường hợp sử dụng dịch vụ cung cấp thức ăn sẵn thì phải lựa chọn các cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm toàn thực phẩm theo quy định. Trên đây là một số quy chuẩn về vệ sinh đối với nhà ăn, căng tin, nhà bếp đối với các cơ sở giáo dục quốc dân. Xem chi tiết tại QCVN 07:2010/BYT
Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm?
Câu hỏi: Điều kiện kinh doanh và yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm? Câu trả lời: Về Điều kiện kinh doanh Điều 20 Nghị định 66/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể: "Điều 20. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm 1. Về nhân lực a) Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Chủ cơ sở và người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. 2. Về địa điểm giết mổ a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện; b) Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ; c) Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt; d) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt. 3. Có thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế, chứa đựng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm". Về quy định an toàn vệ sinh, Điều 69 Luật Thú y 2015 có quy định: "Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật 1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung: a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương; b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo; c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ. 2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật; c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật; d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ. 3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh: a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo; c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại; g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến. 4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ: a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại; b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Hồ sơ công bố “sản phẩm” có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không?
Hiện nay, những đối tượng nào được xem là đối tượng quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được ghi nhận trong Luật SHTT. Tuy nhiên, những tranh chấp xung quanh một số đối tượng vì các bên cho đó là đối tượng sở hữu trí tuệ nhưng sau đó tòa án không xem những đối tượng đó là đối tượng quyền SHTT. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bình luận xem Hồ sơ công bố “sản phẩm” (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm) có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không? Trong trường hợp những hồ sơ này được xem là đối tượng quyền SHTT thì những hồ sơ này sẽ thuộc về nhóm nào trong ba nhóm đối tượng được quy định tại Điều 3 Luật SHTT? “Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.” Vậy hồ sơ công bố sản phẩm là gì? Hiện nay, hồ sơ này được điều chỉnh bởi Thông tư 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Hồ sơ công bố sản phẩm được hiểu là hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, là tập hợp các tài liệu chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường. Hồ sơ công bố sản phẩm là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh doanh. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Xét mối liên quan giữa hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm thấy rằng các đối tượng sau sẽ bị loại trừ: kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Điều này đồng nghĩa với việc bí mật kinh doanh và sáng chế có thể có mối liên quan với hồ sơ công bố sản phẩm. Hồ sơ công bố sản phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh mặc dù là thông tin nhưng những thông tin này không phải là những hiểu biết thông thường và chỉ có một số ít người biết về những thông tin này. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 Luật SHTT: Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Từ quy định của Điều 84 Luật SHTT, có thể thấy rằng một đối tượng muốn được bảo hộ là bí mật kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Tuy nhiên điều này hoàn toàn đi ngược lại với Hồ sơ công bố sản phẩm. Chính vì điều này mà Hồ sơ công bố sản phẩm không được xem là bí mật kinh doanh. Và do đó, không là đối tượng SHTT dưới góc độ này. Sáng chế là giải pháp kỹ thuận dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng quy trình (quy trình sản xuất, quy trình điều chế). Tuy nhiên, Hồ sơ công bố sản phẩm là hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu của Bộ Y tế, nếu có một quy trình sản xuất hoặc quy trình điều chế thì việc mô tả và công bố đối tượng có thể dẫn đến việc đối tượng đó bị mất đi tính mới. Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 Luật SHTT. Theo đó, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức như sử dụng, mô tả bằng văn bản hoăcj các hình thức thể hiện khác. Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Hồ sơ công bố sản phẩm có thể mô tả quy trình sản xuất chế biến sản phẩm đó, nhưng như đã đề cập ở trên, nếu thể hiện ở dưới dạng mô tả ở hồ sơ thì không đáp ứng được tính mới và do đó không được bảo hộ. Ngoài ra, bản thân Hồ sơ công bố sản phẩm mang các thông số, số liệu về kỹ thuật đáp ứng các điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm. Do đó, giả sử hồ sơ công bố sản phẩm được nộp cho Cục SHTT, thì trong quá trình thẩm định hình thức, nếu tài liệu chỉ mô tả các chỉ số kỹ thuật thì thẩm định viên sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn hợp lệ. Như vậy, khả năng để Hồ sơ công bố sản phẩm được xem là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là rất thấp.
HÀNH VI PHUN NƯỚC MIẾNG KHI ĐI ĐƯỜNG: XỬ PHẠT HAY KHÔNG?
Việc đang chạy xe trên đường mà bị “dính chưởng” một bãi nước bọt thì chả còn gì lạ. Thậm chí, nó còn nhiều tới nổi, nhiều lúc ra đường, người dân phải dè chừng, nhìn ngó để né kịp thời. Hành vi này không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người khác. Vì vậy, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng nên xử phạt hành vi này. Đồng ý rằng hành vi này đáng xử phạt, nhưng việc thực thi nó lại là chuyện khác. Ai sẽ xử phạt? Lập biên bản ra sao? Mức phạt bao nhiêu là hợp lý? Giả sử CSGT là người có quyền xử phạt hành vi này thì anh ta có phải chứng minh cho người vi phạm biết họ đã vi phạm? Nếu có thì chứng minh ra sao? (xét nghiệm AND bãi nước bọt?! ). Tất nhiên, một quy định mới được ban hành sẽ kéo theo nhiều vấn đề tranh luận.
Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn các doanh nghiệp xảy ra, vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động? Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động (1) Luật An toàn thực phẩm 2010 Tại Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau: - Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến. - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. - Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. - Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng. - Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. - Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. - Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm. (2) Nghị quyết 07c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khoá XI) về Chất lượng bữa ca của người lao động nhằm thiết thực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ), chủ động tham gia với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca đối với người lao động. Theo đó, Nghị quyết 07c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 đã đề ra mục tiêu như sau: - Từ năm 2016, các CĐCS trong khu vực doanh nghiệp và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (tại nơi chưa thành lập CĐCS) khi tiến hành đối thoại hoặc thương lượng tập thể cần đưa nội dung đảm bảo bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất là 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng), khuyến khích các doanh nghiệp nâng mức bữa ăn ca cao hơn. - CĐCS hoặc công đoàn cấp trên thực hiện khởi kiện giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ. (3) Kế hoạch 64/KH-LĐLĐ ngày 05/10/2022 Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh có Kế hoạch 64/KH-LĐLĐ năm 2022 triển khai Kết luận 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH về Chất lượng bữa ăn ca của người lao động. Trong đó, có yêu cầu các cấp Công đoàn lập trung nâng cao chất lượng bữa ăn ca của người lao động là một giải pháp chăm lo đời sống, xây dựng giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bữa ăn giữa ca với giá trị thấp nhất từ 20.000 đồng - 25.000 đồng/1 suất trở lên đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM, trừ huyện Cần Giờ có giá trị từ 18.000 đồng đến 22.000 đồng/ 1 suất trở lên. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thực hiện mức tối đa theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không quá 730.000 đồng/người/tháng. (4) Công điện 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 Sau khi ghi nhận tình hình số vụ ngộ độc, số người mắc ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều, riêng năm 2023 toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong, có xu hướng gia tăng so với năm 2022. Đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, tiếp tục gây lo ngại trong Nhân dân. Thủ tướng Chính phủ có công điện 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, trong đó yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo: - Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...; - Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định; - Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; - Nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm theo đúng quy định. - Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. Như vậy, trên đây là một số văn bản có liên quan đến chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Có thể thấy chất lượng bữa ăn ca của người lao động được nhà nước chú trọng quan tâm, đặc biệt là trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước có những chỉ đạo, biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Xem thêm: Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm Bếp ăn của các cơ sở giáo dục cần bảo đảm những điều kiện gì? Bộ Y tế: Người đứng đầu tổ chức bếp ăn tập thể phải chịu trách nhiệm ATTP
Đốt rác bừa bãi tại khu dân cư bị xử phạt thế nào?
Việc đốt rác bừa bãi tại không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Câu hỏi được đặt ra là “Đốt rác bừa bãi tại khu dân cư bị xử phạt thế nào?” Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết về hình phạt dành cho hành vi đốt rác bừa bãi này theo quy định pháp luật. Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc quản lý rác thải trở thành vấn đề cấp thiết. Không ít người vẫn còn thiếu ý thức trong việc xử lý rác thải đúng cách, một số bộ phận sẽ lựa chọn cách tự ý đốt rác ngay khu nhà mà họ sinh sống. Tuy nhiên, việc đốt rác bừa bãi tại khu dân cư không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. (1) Trách nhiệm của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 và khoản 1 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm như sau: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (khoản 1 Điều 59) - Phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng (khoản 1 Điều 59) - Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh ( điểm c khoản 1 Điều 60) - Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư ( điểm đ khoản 1 Điều 60) Như vậy, người dân phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh chung, tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư, xử lý rác thải đúng cách theo quy định của pháp luật. (2) Đốt rác bừa bãi tại khu dân cư bị xử phạt thế nào? Theo khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau: Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Như vậy, hành vi đốt rác là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Việc tự ý đốt rác tại khu dân cư là hành vi vi phạm các quy định và sẽ bị xử phạt. Tùy theo tính chất, mức độ mà mức phạt sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: - Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. Như vậy, người dân phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm. Nếu xảy ra tình trạng làm ô nhiễm môi trường thì phải ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại đã gây ra. Xử phạt hành chính: Cụ thể tại Điều 26 Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường: Đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị buộc thực hiện các biện pháp bổ sung sau đây tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 44/2022/NĐ-CP - Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định. Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. -Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định. Như vậy, hành vi đốt rác tại khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi này là 500 nghìn - 1 triệu đồng và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định.
Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm
Tối 14/5, sau vụ việc 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm có văn bản đề nghị đình chỉ ngay bếp ăn Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam. Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm? Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm Theo Báo Vĩnh Phúc đưa tin, tối qua ngày 14/5/2024 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) vì có hàng trăm người lao động nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại bếp ăn này. Trong văn bản, Cục đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân. Không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên. Đồng thời, Cục đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể mới nhất? 1) Đối với nơi chế biến của bếp ăn tập thể Theo Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010, nơi chế biến phải đảm bảo những điều kiện cụ thể như sau: - Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến. - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. - Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh. - Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng. - Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại. - Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ. - Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm. 2) Đối với cơ sở chế biến của bếp ăn tập thể Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến phải đảm bảo những điều kiện sau đây: - Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. - Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. - Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 3) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm Theo Điều 30 Luật An toàn thực phẩm 2010, bếp ăn tập thể khi chế biến và bảo quản thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu sau đây: - Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn. - Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh. - Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất. Như vậy, khi kinh doanh bếp ăn tập thể cần phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định như trên. Bếp ăn tập thể gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý thế nào? Theo Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: - Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; + Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; + Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm; + Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng tuỳ theo vi phạm + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng tuỳ theo vi phạm + Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm tùy theo vi phạm - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm tuỳ theo vi phạm + Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm tùy theo vi phạm. Như vậy, nếu bếp ăn tập thể vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến ngộ độc thì sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên. Ngoài ra, trường hợp mức độ nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Bếp ăn của các cơ sở giáo dục cần bảo đảm những điều kiện gì?
Vừa qua, một số tình trạng các bếp ăn của nhà trường không bảo đảm an toàn dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của học sinh. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ mà còn là mối lo ngại lớn đối với các bậc phụ huynh. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2010/BYT về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định về cụ thể về các điều kiện vệ sinh đối với nhà ăn, căng tin, nhà bếp đối với các cơ sở giáo dục, như sau: (1) Nhà ăn, căng tin: - Thông thoáng, đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới để chống chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng có hại khác; - Tường, trần nhà và sàn nhà phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng; - Bàn, ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng; - Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống phải được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại; - Có phương tiện bảo quản thực phẩm; - Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; - Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh. (2) Nhà bếp: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện đối với nhà ăn, căng tin quy định tại khoản 1 Mục VI Phần II của Quy chuẩn này, phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ - BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. (3) Kho chứa thực phẩm: -. Bảo đảm lưu thông không khí; đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới chống chuột, ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác; - Tường, trần nhà và sàn nhà phải kết cấu bằng vật liệu kiên cố và bảo đảm nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng; - Có phương tiện, dụng cụ để phân loại, bảo quản và lưu giữ thực phẩm. (4) Yêu cầu vệ sinh đối với người làm việc tại nhà bếp, nhà ăn, căng tin: - Không mắc các tổn thương ngoài da, bệnh ngoài da hoặc bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ lây nhiễm có khả năng lây truyền qua được thực phẩm; hoặc mắc các chứng bệnh như dò hậu môn, són phân; - Có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân; - Được khám sức khỏe định kỳ và cấy phân phát hiện người lành mang trùng các bệnh đường tiêu hóa ít nhất 1 năm 1 lần; - Được trang bị và sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ trong quá trình chế biến thực phẩm. - Phải thực hiện quy trình vệ sinh cá nhân trước khi bảo quản, chế biến thực phẩm. (5) Yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm: - Chỉ sử dụng các lương thực, thực phẩm có nguồn gốc và bảo đảm an toàn thực phẩm. - Thực phẩm phải được làm sạch trước khi chế biến; - Quá trình chế biến, phân phối, sử dụng, lưu giữ phải thực hiện theo các quy định của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm; - Thức ăn, thực phẩm, đồ uống phải được che chắn tránh ruồi, nhặng dán chuột và sự xâm nhập của các động vật khác; - Thực hiện ăn chín, ăn ngay sau khi thức ăn được chế biến. Chỉ sử dụng thức ăn, thực phẩm trong ngày. Không được sử dụng lại thức ăn, thực phẩm thừa; thức ăn sau chế biến 3-4 giờ phải được làm nóng trước khi sử dụng. - Dụng cụ chế biến thức ăn và sử dụng trong ăn uống phải được rửa bằng nước sạch và chất tẩy rửa theo quy định của Bộ Y tế, lau khô và cất giữ ở tủ kín tránh chuột, gián và các côn trùng có hại khác; - Sàn nhà, bếp, bàn ghế và các dụng cụ phục vụ cho việc ăn uống phải được lau, rửa hàng ngày bằng chất tẩy rửa và nước sạch; Hàng tuần, thực hiện tổng vệ sinh và khử trùng nhà bếp, nhà ăn, căng tin. - Không để gia súc, gia cầm hoạt động trong ở khu vực nhà bếp, nhà ăn, căng tin; Trường hợp sử dụng dịch vụ cung cấp thức ăn sẵn thì phải lựa chọn các cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm toàn thực phẩm theo quy định. Trên đây là một số quy chuẩn về vệ sinh đối với nhà ăn, căng tin, nhà bếp đối với các cơ sở giáo dục quốc dân. Xem chi tiết tại QCVN 07:2010/BYT
Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm?
Câu hỏi: Điều kiện kinh doanh và yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm? Câu trả lời: Về Điều kiện kinh doanh Điều 20 Nghị định 66/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể: "Điều 20. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm 1. Về nhân lực a) Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Chủ cơ sở và người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. 2. Về địa điểm giết mổ a) Tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện; b) Tách biệt khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm trước khi giết mổ; khu vực giết mổ và khu vực xử lý sau giết mổ; khu vực vệ sinh, thay đồ bảo hộ; c) Có nước sử dụng cho giết mổ, sơ chế đáp ứng các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; nước để vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt; d) Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn; dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy và lưu trữ ở khu vực riêng biệt. 3. Có thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế, chứa đựng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm". Về quy định an toàn vệ sinh, Điều 69 Luật Thú y 2015 có quy định: "Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật 1. Cơ sở giết mổ động vật tập trung: a) Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương; b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo; c) Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; d) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ. 2. Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: a) Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; b) Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật; c) Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật; d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ. 3. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh: a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; b) Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo; c) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; d) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; đ) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; e) Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại; g) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến. 4. Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ: a) Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại; b) Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; c) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đ) Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Hồ sơ công bố “sản phẩm” có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không?
Hiện nay, những đối tượng nào được xem là đối tượng quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được ghi nhận trong Luật SHTT. Tuy nhiên, những tranh chấp xung quanh một số đối tượng vì các bên cho đó là đối tượng sở hữu trí tuệ nhưng sau đó tòa án không xem những đối tượng đó là đối tượng quyền SHTT. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bình luận xem Hồ sơ công bố “sản phẩm” (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm) có phải là đối tượng Sở hữu trí tuệ hay không? Trong trường hợp những hồ sơ này được xem là đối tượng quyền SHTT thì những hồ sơ này sẽ thuộc về nhóm nào trong ba nhóm đối tượng được quy định tại Điều 3 Luật SHTT? “Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.” Vậy hồ sơ công bố sản phẩm là gì? Hiện nay, hồ sơ này được điều chỉnh bởi Thông tư 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Hồ sơ công bố sản phẩm được hiểu là hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, là tập hợp các tài liệu chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường. Hồ sơ công bố sản phẩm là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh doanh. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Xét mối liên quan giữa hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm thấy rằng các đối tượng sau sẽ bị loại trừ: kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Điều này đồng nghĩa với việc bí mật kinh doanh và sáng chế có thể có mối liên quan với hồ sơ công bố sản phẩm. Hồ sơ công bố sản phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh mặc dù là thông tin nhưng những thông tin này không phải là những hiểu biết thông thường và chỉ có một số ít người biết về những thông tin này. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 Luật SHTT: Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Từ quy định của Điều 84 Luật SHTT, có thể thấy rằng một đối tượng muốn được bảo hộ là bí mật kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Tuy nhiên điều này hoàn toàn đi ngược lại với Hồ sơ công bố sản phẩm. Chính vì điều này mà Hồ sơ công bố sản phẩm không được xem là bí mật kinh doanh. Và do đó, không là đối tượng SHTT dưới góc độ này. Sáng chế là giải pháp kỹ thuận dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng quy trình (quy trình sản xuất, quy trình điều chế). Tuy nhiên, Hồ sơ công bố sản phẩm là hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu của Bộ Y tế, nếu có một quy trình sản xuất hoặc quy trình điều chế thì việc mô tả và công bố đối tượng có thể dẫn đến việc đối tượng đó bị mất đi tính mới. Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 Luật SHTT. Theo đó, sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức như sử dụng, mô tả bằng văn bản hoăcj các hình thức thể hiện khác. Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Hồ sơ công bố sản phẩm có thể mô tả quy trình sản xuất chế biến sản phẩm đó, nhưng như đã đề cập ở trên, nếu thể hiện ở dưới dạng mô tả ở hồ sơ thì không đáp ứng được tính mới và do đó không được bảo hộ. Ngoài ra, bản thân Hồ sơ công bố sản phẩm mang các thông số, số liệu về kỹ thuật đáp ứng các điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm. Do đó, giả sử hồ sơ công bố sản phẩm được nộp cho Cục SHTT, thì trong quá trình thẩm định hình thức, nếu tài liệu chỉ mô tả các chỉ số kỹ thuật thì thẩm định viên sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn hợp lệ. Như vậy, khả năng để Hồ sơ công bố sản phẩm được xem là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là rất thấp.
HÀNH VI PHUN NƯỚC MIẾNG KHI ĐI ĐƯỜNG: XỬ PHẠT HAY KHÔNG?
Việc đang chạy xe trên đường mà bị “dính chưởng” một bãi nước bọt thì chả còn gì lạ. Thậm chí, nó còn nhiều tới nổi, nhiều lúc ra đường, người dân phải dè chừng, nhìn ngó để né kịp thời. Hành vi này không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người khác. Vì vậy, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng nên xử phạt hành vi này. Đồng ý rằng hành vi này đáng xử phạt, nhưng việc thực thi nó lại là chuyện khác. Ai sẽ xử phạt? Lập biên bản ra sao? Mức phạt bao nhiêu là hợp lý? Giả sử CSGT là người có quyền xử phạt hành vi này thì anh ta có phải chứng minh cho người vi phạm biết họ đã vi phạm? Nếu có thì chứng minh ra sao? (xét nghiệm AND bãi nước bọt?! ). Tất nhiên, một quy định mới được ban hành sẽ kéo theo nhiều vấn đề tranh luận.