Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? UBND cấp xã có trách nhiệm gì trong đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu? 1/ Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định đối với từng trường cụ thể như sau: - Đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được phê duyệt (theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 219 Luật Đất đai 2024) thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là: + UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại các Khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai 2024. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với 02 trường nêu trên. + UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 Luật Đất đai 2024. - Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động được quy định như sau: + Tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; + Chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai hoặc tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Tổ chức đăng ký đất đai, chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp. 2/ Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu Căn cứ quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì UBND cấp xã không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên tại Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu. Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu như sau: (1) Xác nhận hiện trạng sử dụng đất có hay không có nhà ở, công trình xây dựng; tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất. (2) Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải xác nhận các nội dung sau: - Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 7 Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã phải xác nhận đất sử dụng ổn định theo quy định tại Khoản 38 Điều 3 Luật Đất đai 2024 và Khoản 3 Điều 34 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận nguồn gốc sử dụng đất; xác nhận việc sử dụng đất ổn định theo quy định tại Khoản 38 Điều 3 Luật Đất đai 2024 và Khoản 4, Khoản 5 Điều 34 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Trường hợp đề nghị công nhận vào mục đích đất phi nông nghiệp quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai 2024, Khoản 3 Điều 25, Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 26 Nghị định 101/2024/NĐ-CP và trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024 mà không thuộc Khoản 5 Điều 25 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 140 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn; trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 140 Luật Đất đai 2024 thì xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Lưu ý: Khi UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch quy định trong trường hợp này thì UBND xã căn cứ vào quy hoạch có hiệu lực tại thời điểm xác nhận. - Trường hợp quy định Khoản 1 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng. Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng, xác nhận thêm sự phù hợp quy hoạch theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 26 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Lưu ý: Khi UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch quy định trong trường hợp này thì UBND xã căn cứ vào quy hoạch có hiệu lực tại thời điểm xác nhận (3) Trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thì UBND xã xác nhận các nội dung quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. (4) Niêm yết công khai các nội dung xác nhận quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 06/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP tại trụ sở UBND xã, khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời gian 15 ngày, đồng thời thực hiện xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung đã công khai (nếu có). (5) Hoàn thiện hồ sơ và lập tờ trình theo Mẫu số 08/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP trình cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện. Căn cứ để xác nhận các nội dung cần xác nhận tại mục (1), (2) và (3) được quy định tại Điều 34 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Trên đây là trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu
Thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng được quy định chi tiết tại Nghị định 95/2024/NĐ-CP (1) Thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về cơ quan nào? Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh. Cụ thể: Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được quy định như sau: - Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc nhà ở trong dự án do Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. - UBND cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án còn lại không thuộc diện thẩm quyền của Bộ Xây dựng. Đối với nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng được quy định như sau: - Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở công vụ được bố trí cho các đối tượng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác (sau đây gọi chung là cơ quan trung ương) quản lý và nhà ở thuộc tài sản công quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 (sau đây gọi là nhà ở cũ thuộc tài sản công) do các cơ quan trung ương đang quản lý - UBND cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng đối với nhà ở công vụ và nhà ở cũ thuộc tài sản công do địa phương đang quản lý Theo đó, chủ đầu tư có nhu cầu muốn chuyển công năng nhà ở thì căn cứ vào trường hợp của mình để nộp hồ sơ đúng nơi có thẩm quyền chấp nhận. (2) Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng bao gồm: - Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được lập theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP - Đề án chuyển đổi công năng nhà ở Theo đó, đề án chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm các nội dung chính như: - Địa chỉ, số lượng nhà ở cần chuyển đổi - Nguyên nhân, sự cần thiết phải chuyển đổi công năng nhà ở, thời gian thực hiện việc chuyển đổi, loại nhà ở sau khi chuyển đổi - Phương án quản lý sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi (cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định pháp luật về nhà ở), trách nhiệm thực hiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các nội dung khác có liên quan; Lưu ý: Trường hợp chuyển đổi nhà ở trong dự án thì phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ nghiệm thu đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp chuyển đổi nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì phải có hồ sơ quản lý, sử dụng nhà ở đó. (3) Trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng Do thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về 02 cơ quan là Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh nên thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở cũng có 02 trường hợp. Cụ thể, trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau: Đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Bộ Xây dựng: Bước 1: Nộp hồ sơ Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - UBND cấp tỉnh thực hiện tổ chức kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ lúc nhận hồ sơ: + Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng được quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi công năng nhà ở thì phải có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ lý do - Bộ Xây dựng thực hiện việc xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi công năng nhà ở trong thời hạn 30 ngày, kể từ lúc nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh kèm theo hồ sơ của chủ đầu tư - Trường hợp phải bổ sung, làm rõ các nội dung của đề án thì Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND cấp tỉnh đề nghị làm rõ các nội dung theo yêu cầu - Trường hợp cần lấy ý kiến các cơ quan liên quan thì Bộ Xây dựng gửi lấy ý kiến góp ý và các cơ quan được gửi lấy ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Xây dựng - Trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi công năng thì Bộ Xây dựng phải có văn bản gửi UBND cấp tỉnh nêu rõ lý do để trả lời chủ đầu tư Lưu ý: Thời gian bổ sung, làm rõ các nội dung không tính vào thời gian giải quyết thủ tục Bước 3: Thực hiện theo văn bản chấp thuận Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở theo văn bản và đề án đã được chấp thuận. Đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh: Bước 1: Nộp hồ sơ Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ: + Nếu hồ sơ hợp lệ, tuân thủ theo quy định và đáp ứng quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì báo cáo UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở chấp thuận chuyển đổi công năng + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi công năng nhà ở thì phải có văn bản trả lời chủ đầu tư nêu rõ lý do - UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi công năng nhà ở trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh - Trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi công năng thì UBND cấp tỉnh phải có văn bản gửi cơ quan quản lý nhà ở nêu rõ lý do để trả lời cho chủ đầu tư biết Bước 3: Thực hiện theo văn bản chấp thuận Sau khi có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở theo văn bản và đề án đã được chấp thuận. Trên đây là hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP. Nghị định 95/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
Thủ tục cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xây dựng được Bộ Xây dựng công bố tại Quyết định 808/QĐ-BXD năm 2020 công bố thủ tục hành chính "Cung cấp thông tin về Quy hoạch xây dựng" thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Trình tự thực hiện cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin quy hoạch bằng văn bản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp tỉnh. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp tỉnh tiếp nhận và kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đầy đủ một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng, các thông tin khác liên quan đến quy hoạch và cung cấp thông tin quy hoạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cách thức thực hiện cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: Gửi hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp tỉnh. Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: - Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch (trong đó ghi rõ thông tin về vị trí, địa điểm lô đất cần cung cấp thông tin). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: Văn bản cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch. Phí, Lệ phí cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: - Lệ phí và phí: Không quy định - Chi phí thực tế (tài liệu, in ấn, trích lục...). Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; - Luật số 35/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Trên đây là thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
4 điểm mới về Giấy phép xây dựng từ năm 2021
Điểm mới về Giấy phép xây dựng năm 2021 Năm 2021, nhiều luật, bộ luật mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó có Luật xây dựng sửa đổi 2020. Dưới đây là tổng hợp 4 điểm mới về Giấy phép xây dựng theo quy định của văn bản này. 1. Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng Theo quy định cũ tại Luật Xây dựng 2014, thời gian cấp giấy phép xây dựng là không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. (Điểm e Khoản 2 Điều 102) Hiện nay, Điểm b Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 quy định: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.” Như vậy thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ vẫn giữ nguyên nhưng thời hạn cấp phép xây dựng các công trình khác đã giảm 10 ngày. 2. Thay đổi một số công trình được miễn phép xây dựng Nội dung này đã được đề cập tại bài viết dưới đây >>> Infographic: Các trường hợp xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng theo Luật mới 3. Thay đổi về thẩm quyền cấp GPXD Thẩm quyền cấp GPXD được quy định tại Điều 103 LXD 2014, theo đó: - Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt. - UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II và một số hạng mục khác - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ và UBND cấp tỉnh. Khoản 37 Điều 1 LXH 2020 đã bãi bỏ quy định về việc cấp GPXD của Bộ, cụ thể hiện nay chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện được cấp phép xây dựng với nội dung như sau: - UBND cấp huyện: cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý. - UBND cấp tỉnh: những hạng mục còn lại. 4. Quy định mới về cấp giấy phép xây dựng có thời hạn Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Theo quy định cũ (Điều 94 LXD 2014), có 3 điều kiện cấp phép xây dựng có thời hạn, nội dung chi tiết được sử đổi tại Khoản 33 Điều 1 LXD 2014 như sau: Quy định cũ Quy định mới Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Tỉnh Cà Mau thông báo Kế hoạch tuyển dụng công chức
Quyết định tuyển dụng công chức tỉnh Cà Mau Ngày 28/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ra Quyết định 2472/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh này. Việc tuyển dụng căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cụ thể một số yêu cầu tuyển dụng như sau: Đối tượng: Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển Phiếu đăng ký dự tuyển: Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP Thời hạn tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: 30 ngày kể tự ngày thông báo tuyển dụng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau và Trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ. Địa chỉ tiếp nhận: Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (Tầng 1, tòa nhà VIETTEL, số 298, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Lệ phí tuyển dụng: - Dưới 100 thí sinh: 500.000 đồng/thí sinh - Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: 400.000 đồng/thí sinh - Từ 500 thí sinh trở lên: 300.000 đồng/thí sinh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định 2473/QĐ-UBND tại file đính kèm dưới đây.
Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? UBND cấp xã có trách nhiệm gì trong đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu? 1/ Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định đối với từng trường cụ thể như sau: - Đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được phê duyệt (theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 219 Luật Đất đai 2024) thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCN là: + UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại các Khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 Luật Đất đai 2024. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với 02 trường nêu trên. + UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 Luật Đất đai 2024. - Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động được quy định như sau: + Tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; + Chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai hoặc tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Tổ chức đăng ký đất đai, chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp. 2/ Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu Căn cứ quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì UBND cấp xã không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên tại Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu. Trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu như sau: (1) Xác nhận hiện trạng sử dụng đất có hay không có nhà ở, công trình xây dựng; tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất. (2) Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải xác nhận các nội dung sau: - Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 7 Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã phải xác nhận đất sử dụng ổn định theo quy định tại Khoản 38 Điều 3 Luật Đất đai 2024 và Khoản 3 Điều 34 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận nguồn gốc sử dụng đất; xác nhận việc sử dụng đất ổn định theo quy định tại Khoản 38 Điều 3 Luật Đất đai 2024 và Khoản 4, Khoản 5 Điều 34 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Trường hợp đề nghị công nhận vào mục đích đất phi nông nghiệp quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai 2024, Khoản 3 Điều 25, Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 26 Nghị định 101/2024/NĐ-CP và trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024 mà không thuộc Khoản 5 Điều 25 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 140 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn; trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 140 Luật Đất đai 2024 thì xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Lưu ý: Khi UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch quy định trong trường hợp này thì UBND xã căn cứ vào quy hoạch có hiệu lực tại thời điểm xác nhận. - Trường hợp quy định Khoản 1 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng. Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024 thì UBND xã xác nhận sự phù hợp quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng, xác nhận thêm sự phù hợp quy hoạch theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 26 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Lưu ý: Khi UBND xã xác nhận sự phù hợp với quy hoạch quy định trong trường hợp này thì UBND xã căn cứ vào quy hoạch có hiệu lực tại thời điểm xác nhận (3) Trường hợp người sử dụng đất không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thì UBND xã xác nhận các nội dung quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. (4) Niêm yết công khai các nội dung xác nhận quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 33 Nghị định 101/2024/NĐ-CP đối với trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 06/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP tại trụ sở UBND xã, khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời gian 15 ngày, đồng thời thực hiện xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung đã công khai (nếu có). (5) Hoàn thiện hồ sơ và lập tờ trình theo Mẫu số 08/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP trình cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện. Căn cứ để xác nhận các nội dung cần xác nhận tại mục (1), (2) và (3) được quy định tại Điều 34 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Trên đây là trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu
Thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng được quy định chi tiết tại Nghị định 95/2024/NĐ-CP (1) Thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về cơ quan nào? Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh. Cụ thể: Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được quy định như sau: - Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc nhà ở trong dự án do Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. - UBND cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở trong dự án còn lại không thuộc diện thẩm quyền của Bộ Xây dựng. Đối với nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng được quy định như sau: - Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở công vụ được bố trí cho các đối tượng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác (sau đây gọi chung là cơ quan trung ương) quản lý và nhà ở thuộc tài sản công quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 (sau đây gọi là nhà ở cũ thuộc tài sản công) do các cơ quan trung ương đang quản lý - UBND cấp tỉnh chấp thuận chuyển đổi công năng đối với nhà ở công vụ và nhà ở cũ thuộc tài sản công do địa phương đang quản lý Theo đó, chủ đầu tư có nhu cầu muốn chuyển công năng nhà ở thì căn cứ vào trường hợp của mình để nộp hồ sơ đúng nơi có thẩm quyền chấp nhận. (2) Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng bao gồm: - Văn bản đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được lập theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP - Đề án chuyển đổi công năng nhà ở Theo đó, đề án chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm các nội dung chính như: - Địa chỉ, số lượng nhà ở cần chuyển đổi - Nguyên nhân, sự cần thiết phải chuyển đổi công năng nhà ở, thời gian thực hiện việc chuyển đổi, loại nhà ở sau khi chuyển đổi - Phương án quản lý sử dụng nhà ở sau khi chuyển đổi (cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo quy định pháp luật về nhà ở), trách nhiệm thực hiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và các nội dung khác có liên quan; Lưu ý: Trường hợp chuyển đổi nhà ở trong dự án thì phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ nghiệm thu đưa nhà ở vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; trường hợp chuyển đổi nhà ở không được đầu tư xây dựng theo dự án thì phải có hồ sơ quản lý, sử dụng nhà ở đó. (3) Trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng Do thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở thuộc về 02 cơ quan là Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh nên thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở cũng có 02 trường hợp. Cụ thể, trình tự, thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau: Đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Bộ Xây dựng: Bước 1: Nộp hồ sơ Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - UBND cấp tỉnh thực hiện tổ chức kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ lúc nhận hồ sơ: + Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng được quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng chấp thuận chuyển đổi công năng nhà ở + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi công năng nhà ở thì phải có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ lý do - Bộ Xây dựng thực hiện việc xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi công năng nhà ở trong thời hạn 30 ngày, kể từ lúc nhận được văn bản của UBND cấp tỉnh kèm theo hồ sơ của chủ đầu tư - Trường hợp phải bổ sung, làm rõ các nội dung của đề án thì Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND cấp tỉnh đề nghị làm rõ các nội dung theo yêu cầu - Trường hợp cần lấy ý kiến các cơ quan liên quan thì Bộ Xây dựng gửi lấy ý kiến góp ý và các cơ quan được gửi lấy ý kiến phải có văn bản trả lời trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Xây dựng - Trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi công năng thì Bộ Xây dựng phải có văn bản gửi UBND cấp tỉnh nêu rõ lý do để trả lời chủ đầu tư Lưu ý: Thời gian bổ sung, làm rõ các nội dung không tính vào thời gian giải quyết thủ tục Bước 3: Thực hiện theo văn bản chấp thuận Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở theo văn bản và đề án đã được chấp thuận. Đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh: Bước 1: Nộp hồ sơ Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ: + Nếu hồ sơ hợp lệ, tuân thủ theo quy định và đáp ứng quy định tại Điều 49 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì báo cáo UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở chấp thuận chuyển đổi công năng + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi công năng nhà ở thì phải có văn bản trả lời chủ đầu tư nêu rõ lý do - UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi công năng nhà ở trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh - Trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi công năng thì UBND cấp tỉnh phải có văn bản gửi cơ quan quản lý nhà ở nêu rõ lý do để trả lời cho chủ đầu tư biết Bước 3: Thực hiện theo văn bản chấp thuận Sau khi có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà ở theo văn bản và đề án đã được chấp thuận. Trên đây là hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở đã nghiệm thu đưa vào sử dụng theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP. Nghị định 95/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
Thủ tục cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xây dựng được Bộ Xây dựng công bố tại Quyết định 808/QĐ-BXD năm 2020 công bố thủ tục hành chính "Cung cấp thông tin về Quy hoạch xây dựng" thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Trình tự thực hiện cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin quy hoạch bằng văn bản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp tỉnh. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp tỉnh tiếp nhận và kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đầy đủ một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng, các thông tin khác liên quan đến quy hoạch và cung cấp thông tin quy hoạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cách thức thực hiện cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: Gửi hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp tỉnh. Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: - Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch (trong đó ghi rõ thông tin về vị trí, địa điểm lô đất cần cung cấp thông tin). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: Văn bản cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch. Phí, Lệ phí cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh: - Lệ phí và phí: Không quy định - Chi phí thực tế (tài liệu, in ấn, trích lục...). Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; - Luật số 35/2018/QH14 ngày 19/11/2018 sửa đổi một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Trên đây là thủ tục hành chính cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
4 điểm mới về Giấy phép xây dựng từ năm 2021
Điểm mới về Giấy phép xây dựng năm 2021 Năm 2021, nhiều luật, bộ luật mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó có Luật xây dựng sửa đổi 2020. Dưới đây là tổng hợp 4 điểm mới về Giấy phép xây dựng theo quy định của văn bản này. 1. Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng Theo quy định cũ tại Luật Xây dựng 2014, thời gian cấp giấy phép xây dựng là không quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. (Điểm e Khoản 2 Điều 102) Hiện nay, Điểm b Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 quy định: “Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.” Như vậy thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ vẫn giữ nguyên nhưng thời hạn cấp phép xây dựng các công trình khác đã giảm 10 ngày. 2. Thay đổi một số công trình được miễn phép xây dựng Nội dung này đã được đề cập tại bài viết dưới đây >>> Infographic: Các trường hợp xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng theo Luật mới 3. Thay đổi về thẩm quyền cấp GPXD Thẩm quyền cấp GPXD được quy định tại Điều 103 LXD 2014, theo đó: - Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt. - UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II và một số hạng mục khác - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ và UBND cấp tỉnh. Khoản 37 Điều 1 LXH 2020 đã bãi bỏ quy định về việc cấp GPXD của Bộ, cụ thể hiện nay chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện được cấp phép xây dựng với nội dung như sau: - UBND cấp huyện: cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý. - UBND cấp tỉnh: những hạng mục còn lại. 4. Quy định mới về cấp giấy phép xây dựng có thời hạn Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Theo quy định cũ (Điều 94 LXD 2014), có 3 điều kiện cấp phép xây dựng có thời hạn, nội dung chi tiết được sử đổi tại Khoản 33 Điều 1 LXD 2014 như sau: Quy định cũ Quy định mới Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
Tỉnh Cà Mau thông báo Kế hoạch tuyển dụng công chức
Quyết định tuyển dụng công chức tỉnh Cà Mau Ngày 28/12/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ra Quyết định 2472/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh này. Việc tuyển dụng căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cụ thể một số yêu cầu tuyển dụng như sau: Đối tượng: Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam - Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng - Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt - Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ - Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển Phiếu đăng ký dự tuyển: Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP Thời hạn tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: 30 ngày kể tự ngày thông báo tuyển dụng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau và Trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ. Địa chỉ tiếp nhận: Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (Tầng 1, tòa nhà VIETTEL, số 298, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Lệ phí tuyển dụng: - Dưới 100 thí sinh: 500.000 đồng/thí sinh - Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: 400.000 đồng/thí sinh - Từ 500 thí sinh trở lên: 300.000 đồng/thí sinh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Xem chi tiết Quyết định 2473/QĐ-UBND tại file đính kèm dưới đây.