Cuối cùng cũng có Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Rượu, bia không biết từ khi nào đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người dân Việt Nam. Vui cũng uống, buồn cũng uống, không vui không buồn cũng uống. Đám cưới cũng uống, đám ma cũng uống, sinh nhật, tiệc tùng cũng uống. Nhưng đằng sau những lần uống bia đó là cả một đống hậu quả xảy ra cho những người uống. Đầu tiên chắc chắn là ảnh hưởng tới sức khỏe vì đây toàn là đồ uống có cồn, không hề tốt cho sức khỏe. Nếu uống nhiều và liên tục trong thời gian dài thì sức khỏe bị suy yếu nghiêm trọng. Chưa kể khi uống bia, rượu với một số lượng nhất định thì con người dễ rơi và tình trạng say sỉn, không tỉnh táo, mất kiểm soát và dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trong có có tai nạn giao thông. Đã uống rượu, bia, đã say rồi mà còn điều khiển các phương tiện giao thông thì chắc chắn là việc đảm bảo an toàn giao thông là điều rất khó. Và hiện nay, kể từ ngày 01/01/2020 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực thì mọi chuyện đã khác. “Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia 1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. 2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông…” Hiện nay đã có những quy định cụ thể như ví dụ trên nên đây là một bước tiến mới, hy vọng kể từ đây có thể kiểm soát được việc mua bán và sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe mọi người nói chung và giảm thiểu tai nạn giao thông do uống rượu bia gây ra.
Cuối cùng cũng có Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Rượu, bia không biết từ khi nào đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người dân Việt Nam. Vui cũng uống, buồn cũng uống, không vui không buồn cũng uống. Đám cưới cũng uống, đám ma cũng uống, sinh nhật, tiệc tùng cũng uống. Nhưng đằng sau những lần uống bia đó là cả một đống hậu quả xảy ra cho những người uống. Đầu tiên chắc chắn là ảnh hưởng tới sức khỏe vì đây toàn là đồ uống có cồn, không hề tốt cho sức khỏe. Nếu uống nhiều và liên tục trong thời gian dài thì sức khỏe bị suy yếu nghiêm trọng. Chưa kể khi uống bia, rượu với một số lượng nhất định thì con người dễ rơi và tình trạng say sỉn, không tỉnh táo, mất kiểm soát và dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trong có có tai nạn giao thông. Đã uống rượu, bia, đã say rồi mà còn điều khiển các phương tiện giao thông thì chắc chắn là việc đảm bảo an toàn giao thông là điều rất khó. Và hiện nay, kể từ ngày 01/01/2020 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực thì mọi chuyện đã khác. “Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia 1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. 2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông…” Hiện nay đã có những quy định cụ thể như ví dụ trên nên đây là một bước tiến mới, hy vọng kể từ đây có thể kiểm soát được việc mua bán và sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe mọi người nói chung và giảm thiểu tai nạn giao thông do uống rượu bia gây ra.