Những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua
Sáng 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Đường bộ với 447/454 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 91,98% tổng số đại biểu). Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc Luật Đường bộ được thông qua, tăng cường các quy định về cao tốc Sáng nay ngày 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, với 447/454 đại biểu có mặt tán thành. Luật này có 86 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số điều luật sẽ có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ 1/10/2024. Theo Điều 44 Luật Đường bộ, đường bộ cao tốc (đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho xe cơ giới, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, được bố trí hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình, chỉ cho xe cơ giới ra, vào ở những điểm nhất định. Luật Đường bộ đã dành riêng chương III, từ Điều 44 đến Điều 55 với các quy định liên quan đến đường cao tốc. Cụ thể những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua như sau: Đầu tư xây dựng, phát triển đường cao tốc phải đồng bộ với các công trình Theo Điều 47 Luật Đường bộ, đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch và đồng bộ các công trình sau: - Đường gom hoặc đường bên; Trung tâm quản lý, vận hành giao thông tuyến đường cao tốc; - Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; - Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ; - Công trình kiểm soát tải trọng xe. Căn cứ nhu cầu vận tải và khả năng nguồn lực đầu tư, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy mô làn xe quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đối tượng chịu thu phí đường cao tốc Theo Điều 50 Luật Đường bộ, Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm: - Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; - Đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước. Cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Riêng số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách Nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Phải xác định vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ ngay khi lập dự án Theo Điều 52 Luật Đường bộ quy định về trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe như sau: - Trạm dừng nghỉ trên đường được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố. - Trạm dừng nghỉ có mục đích phục vụ khai thác đồng bộ với công trình đường cao tốc, cung cấp các dịch vụ cho người tham gia giao thông đường bộ, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ, sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Trường hợp dự án đường cao tốc được đầu tư theo hình thức đầu tư công, trạm dừng nghỉ được đầu tư cùng với dự án theo hình thức đầu tư công hoặc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Đối với dự án đường cao tốc được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trạm dừng nghỉ được đầu tư xây dựng cùng với dự án. - Đối với công trình trạm dừng nghỉ sẵn có là tài sản công, Nhà nước lựa chọn nhà đầu tư vận hành, khai thác hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa, vận hành, khai thác theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc kết hợp thực hiện trong dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ nhu cầu sử dụng dịch vụ, tính chất dự án, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe để phục vụ người tham gia giao thông đường bộ trên đường cao tốc. Đồng thời vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng. Như vậy, Luật Đường bộ đã được thông qua và bổ sung một loạt các quy định mới về đường cao tốc - vấn đề được người dân hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc
Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ quan nào có quyền quy định quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ? Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định; + Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. - Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo đó, hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi. Cơ quan nào có quyền quy định quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ trên đường bộ? Thẩm quyền quy định quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ được quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau: Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ - Trong đô thị, khi xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại - dịch vụ, văn hóa và khu dân cư phải xây dựng đủ nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình. - Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. - Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định về tổ chức, hoạt động của trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quy định về quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ trên đường bộ. Tóm tại, hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.
Những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua
Sáng 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Đường bộ với 447/454 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 91,98% tổng số đại biểu). Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc Luật Đường bộ được thông qua, tăng cường các quy định về cao tốc Sáng nay ngày 27/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, với 447/454 đại biểu có mặt tán thành. Luật này có 86 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số điều luật sẽ có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ 1/10/2024. Theo Điều 44 Luật Đường bộ, đường bộ cao tốc (đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho xe cơ giới, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, được bố trí hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình, chỉ cho xe cơ giới ra, vào ở những điểm nhất định. Luật Đường bộ đã dành riêng chương III, từ Điều 44 đến Điều 55 với các quy định liên quan đến đường cao tốc. Cụ thể những điểm mới về đường cao tốc trong Luật Đường bộ vừa được thông qua như sau: Đầu tư xây dựng, phát triển đường cao tốc phải đồng bộ với các công trình Theo Điều 47 Luật Đường bộ, đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch và đồng bộ các công trình sau: - Đường gom hoặc đường bên; Trung tâm quản lý, vận hành giao thông tuyến đường cao tốc; - Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe; - Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ; - Công trình kiểm soát tải trọng xe. Căn cứ nhu cầu vận tải và khả năng nguồn lực đầu tư, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy mô làn xe quy hoạch mạng lưới đường bộ. Đối tượng chịu thu phí đường cao tốc Theo Điều 50 Luật Đường bộ, Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm: - Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; - Đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước. Cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Riêng số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách Nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Phải xác định vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ ngay khi lập dự án Theo Điều 52 Luật Đường bộ quy định về trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe như sau: - Trạm dừng nghỉ trên đường được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố. - Trạm dừng nghỉ có mục đích phục vụ khai thác đồng bộ với công trình đường cao tốc, cung cấp các dịch vụ cho người tham gia giao thông đường bộ, hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ, sửa chữa, cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ. - Trường hợp dự án đường cao tốc được đầu tư theo hình thức đầu tư công, trạm dừng nghỉ được đầu tư cùng với dự án theo hình thức đầu tư công hoặc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Đối với dự án đường cao tốc được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trạm dừng nghỉ được đầu tư xây dựng cùng với dự án. - Đối với công trình trạm dừng nghỉ sẵn có là tài sản công, Nhà nước lựa chọn nhà đầu tư vận hành, khai thác hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa, vận hành, khai thác theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc kết hợp thực hiện trong dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ nhu cầu sử dụng dịch vụ, tính chất dự án, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe để phục vụ người tham gia giao thông đường bộ trên đường cao tốc. Đồng thời vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe được xác định khi lập dự án, thiết kế xây dựng. Như vậy, Luật Đường bộ đã được thông qua và bổ sung một loạt các quy định mới về đường cao tốc - vấn đề được người dân hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. Xem toàn văn Luật Đường bộ: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/luat-duong-bo.doc
Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ quan nào có quyền quy định quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ? Xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: + Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định; + Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. - Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; + Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo đó, hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi. Cơ quan nào có quyền quy định quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ trên đường bộ? Thẩm quyền quy định quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ được quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau: Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ - Trong đô thị, khi xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại - dịch vụ, văn hóa và khu dân cư phải xây dựng đủ nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của công trình. - Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Trạm thu phí là nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hoạt động của trạm thu phí phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. - Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy chuẩn kỹ thuật bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định về tổ chức, hoạt động của trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quy định về quy chuẩn kỹ thuật của trạm dừng nghỉ trên đường bộ. Tóm tại, hành vi xây dựng trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi.