Trình tự, thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
Đây là nội dung tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 1. Hoạt động giáo dục là gì? Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục. Việc quản lý các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 24/2021/NĐ-CP. 2. Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Theo Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì để được hoạt động giáo dục, trường tiểu học cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể: + Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. + Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; + Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học. - Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3 Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được thực hiện như sau: - Nộp hồ sơ: Trường tiểu học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; - Thẩm định hồ sơ thực tế: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường tiểu học được hoạt động giáo dục; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; - Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học và nêu rõ lý do. - Công bố Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục hoặc không cho phép nhưng phải nêu rõ lý do. Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 và thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
Điều kiện, thủ tục thành lập trường tiểu học từ ngày 20/11/2024
Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó đã bổ sung các mẫu trong hồ sơ lập trường tiểu học. Điều kiện thành lập trường tiểu học từ ngày 20/11/2024 Theo Điều 15 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục như sau: - Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở. - Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục tiểu học; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Như vậy, từ ngày 20/11/2024 thì điều kiện thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục sẽ được thực hiện theo quy định trên. Nhìn chung, so với Nghị định 46/2017/NĐ-CP hiện hành thì các điều kiện không có khác biệt quá lớn. Thủ tục thành lập trường tiểu học từ ngày 20/11/2024 Theo Điều 16 Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã quy định thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục như sau: (1) Thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục. (2) Hồ sơ - Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 01 Phụ lục I: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/mau-thanh-lap-truong.pdf); - Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 02 Phụ lục I: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/mau-thanh-lap-truong.pdf. (3) Trình tự, thủ tục thực hiện: - Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị thành lập trường tiểu học công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường tiểu học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học; - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 15 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học và nêu rõ lý do. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. (4) Thời hạn thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập - Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học có hiệu lực, nếu trường tiểu học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường. Như vậy, so với Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì quy định mới đã bỏ thành phần hồ sơ là sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ ban chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng. Tuy nhiên, không phải là không yêu cầu trong thành phần hồ sơ mà quy định mới đã cho thành phần hồ sơ này vào trong Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tại Mẫu số 02 Phụ lục I: . Đặc biệt, điểm thay đổi lớn nhất tại quy định mới là hồ sơ thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học sẽ được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan này sẽ là cơ quan chính trong việc tiếp nhận, xác nhận và xử lý hồ sơ thay vì Phòng Giáo dục và Đào tạo như tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định 125/2024/NĐ-CP cũng quy định các mẫu cần sử dụng tại các Phụ lục, điều mà Nghị định 46/2017/NĐ-CP trước đây không quy định. Xem toàn bộ các mẫu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/mau-thanh-lap-truong.pdf Nghị định 125/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2024
Trình tự thực hiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Đối với trường hợp các trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn quốc gia thì phải thực hiện thủ tục đánh giá công nhận như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Trình tự thực hiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Căn cứ Điều 38 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT thì thủ tục công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như sau: - Nghiên cứu hồ sơ đánh giá. - Khảo sát sơ bộ tại trường tiểu học. - Khảo sát chính thức tại trường tiểu học. - Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. - Lấy ý kiến phản hồi của trường tiểu học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. - Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài. Sau khi thống nhất trong đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho trường tiểu học để lấy ý kiến phản hồi. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học có trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học, đoàn đánh giá ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường tiểu học. Trường hợp quá thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường tiểu học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường tiểu học Trường tiểu học gửi hồ sơ đến Phòng giáo dục và đào tạo. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm: - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; - Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học được chấp nhận về sở giáo dục và đào tạo. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm: - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các phòng giáo dục và đào tạo, thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (hoặc quyết định thành lập nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) đoàn đánh giá ngoài và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo hoặc trường tiểu học biết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài. Thành phần hồ sơ Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Căn cứ Điều 26 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định hồ sơ bao gồm: - Công văn đăng ký đánh giá ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường tiểu học để được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia - Báo cáo tự đánh giá Yêu cầu điều kiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Căn cứ Điều 34 Thông tư 17/2018/TT-BGDDT có quy định điều kiện: Điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 - Có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành Chương trình tiểu học - Trường được đánh giá đạt Mức 2. Điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2 - Có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành Chương trình tiểu học - Trường được đánh giá đạt Mức 3 trở lên. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ cần có để thực hiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Bộ Giáo dục hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng cho cấp tiểu học
Từ ngày 01/7/2024, các môn học trong chương trình học thuộc cấp tiểu học phải được lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng. Bộ GDĐT ban hành Thông tư 08 để hướng dẫn vấn đề trên (1) Nội dung giáo dục quốc phòng được lồng ghép vào những môn học nào? Ngày 15/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT để hướng dẫn thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào trong các môn học bao gồm: nội dung, phương pháp, hình thức, yêu cầu cần đạt và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc lồng ghép. Theo đó, việc thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, các môn học đó cụ thể là: - Tiếng Việt; - Tự nhiên và Xã hội; - Đạo đức; - Lịch sử và Địa lí; - Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); - Hoạt động trải nghiệm. Các chủ đề được lồng ghép chung vào các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: - Giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; - Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; - Giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; - Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập. (2) Người giảng dạy nội dung giáo dục quốc phòng là ai? Theo Điều 7 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT quy định về giáo viên và báo cáo viên thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng là những người: - Giáo viên có kiến thức về giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với nội dung bài học, môn học. - Báo cáo viên có kiến thức, năng lực giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT khuyến khích các trường tiểu học và trường trung học cơ sở mời những nhân chứng lịch sử, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tấm gương tiêu biểu giới thiệu về lịch sử truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (3) Các trường tiểu học có trách nhiệm gì? Các trường tiểu học là cơ sở trực tiếp thực hiện việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng vào các môn học cho các em học sinh, do đó, các trường tiểu học có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của các trường tiểu học trong việc giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh là: - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh theo chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiến thức, kĩ năng về quốc phòng, an ninh cho cán bộ, giáo viên và học sinh. - Khai thác triệt để cơ sở vật chất hiện có, xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, mô hình, đồ dùng cần thiết được cơ quan có thẩm quyền ban hành, học liệu và tài liệu liên quan đến nội dung, kiến thức, kĩ năng về giáo dục quốc phòng và an ninh. - Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình dạy, học và các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh. - Sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thực hiện; khen thưởng, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh; xử lí, đề xuất xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường tiểu học có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường; tổ chức tuyên truyền pháp luật,kỹ năng quốc phòng, an ninh cho giáo viên và học sinh; tận dụng triệt để cơ sở vật chất hiện có và đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng, an ninh và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình giảng dạy nếu có sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc thiết bị dạy học, mô hình có tính chất nguy hiểm. Cuối cùng, các trường tiểu học phải thực hiện việc tổng kết và báo cáo về việc đã thực hiện kế hoạch theo Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, đề xuất khen thưởng hoặc xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào các môn học cho cấp tiểu học.
Làm giáo viên âm nhạc tiểu học cần có những bằng cấp gì?
Gần đây, xảy ra tranh cãi giữa nam ca sĩ Jack và Viruss có đề cập đến việc Jack từng làm giáo viên âm nhạc tiểu học. Vậy để trở thành giáo viên âm nhạc bậc tiểu học thì cá nhân cần đáp ứng được những điều kiện, bằng cấp gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Làm giáo viên âm nhạc tiểu học cần có những bằng cấp gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học như sau: - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. - Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Như vậy, để có thể trở thành giáo viên âm nhạc tiểu học thì cá nhân cần phải có bằng cử nhân ngành âm nhạc và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm âm nhạc tiểu học. Chứng chỉ này có được sau khi hoàn thành khóa học nghiệp vụ sư phạm tiểu học. (2) Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại Mục IV Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học như sau: Khối lượng chương trình: bao gồm 35 tín chỉ, trong đó có 31 tín chỉ bắt buộc (BB) và 04 tín chỉ tự chọn (TC), cụ thể như sau: Nội dung bắt buộc: Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số tiết dạy trên lớp Lý thuyết Thảo luận, thực hành KHỐI KIẾN THỨC CHUNG BB1 Sinh lý học trẻ em 2 20 20 BB2 Tâm lý học giáo dục 2 20 20 BB3 Giáo dục học 3 30 30 BB4 Giao tiếp sư phạm 3 15 60 BB5 Quản lý hành vi của học sinh 2 15 30 BB6 Quản lý nhà nước về giáo dục 2 15 30 KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH BB7 Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình môn học 2 10 40 BB8 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 3 30 30 BB9 Phương pháp dạy học: (chọn 01 trong các phương pháp dạy học: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ) 3 15 60 BB10 Đánh giá học sinh 3 20 50 BB11 Ứng dụng CNTT trong giáo dục và dạy học 2 10 40 THỰC TẬP SƯ PHẠM BB12 Thực tập sư phạm 1 2 0 60 BB13 Thực tập sư phạm 2 2 0 60 Nội dung tự chọn (chọn 02 trong số 07 học phần): Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số tiết dạy trên lớp Lý thuyết Thảo luận, thực hành TC1 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 15 30 TC2 Xây dựng môi trường giáo dục 2 15 30 TC3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2 15 30 TC4 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học 2 15 30 TC5 Phối hợp với gia đình và cộng đồng 2 15 30 TC6 Công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội 2 15 30 TC7 Tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 15 30 (3) Giáo viên tiểu học có được xăm hình không? Tại Điều 31 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hành vi ứng xử và trang phục của giáo viên bậc tiểu học như sau: - Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức. - Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh. - Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất. - Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục. - Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự. Đồng thời, tại Điều 19 Luật Viên chức 2020 có quy định về những hành vi mà Viên chức không được làm như sau: - Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. - Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. - Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. - Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo những quy định nêu trên, có thể thấy, luật pháp hiện hành không cấm việc giáo viên tiểu học xăm hình. Tuy nhiên, trên thực tế thì giáo viên bậc tiểu học là những đối tượng sẽ trực tiếp dẫn dắt và dạy dỗ lứa tuổi học sinh khá nhỏ, việc giáo viên xăm hình sẽ tạo nên hình ảnh không tốt trong mắt cả học sinh lẫn phụ huynh. Chính vì thế mà khá nhiều trường sẽ hạn chế việc tuyển dụng đối với giáo viên có hình xăm. Tổng kết lại, để có thể trở thành giáo viên âm nhạc tiểu học thì cá nhân cần phải có bằng cử nhân ngành âm nhạc và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm âm nhạc tiểu học. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ được cấp cho cá nhân sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
Điều kiện thành lập trường tiểu học?
Cho tôi hỏi Điều kiện thành lập trường tiểu học? Thẩm quyền thành lập?
Trình tự, thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024
Đây là nội dung tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. 1. Hoạt động giáo dục là gì? Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục. Việc quản lý các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 24/2021/NĐ-CP. 2. Điều kiện cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Theo Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì để được hoạt động giáo dục, trường tiểu học cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn về địa điểm, quy mô, diện tích và cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn để tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể: + Đối với trường tiểu học tư thục, mức đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. + Đối với trường hợp trường tiểu học tư thục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc sử dụng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động giáo dục thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 4 Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; + Đối với trường tiểu học công lập, nguồn lực tài chính do cơ quan quản lý có thẩm quyền chịu trách nhiệm bảo đảm nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học. - Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. 3 Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục Thủ tục cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được thực hiện như sau: - Nộp hồ sơ: Trường tiểu học gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; - Thẩm định hồ sơ thực tế: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện để trường tiểu học được hoạt động giáo dục; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2024/NĐ-CP; - Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học và nêu rõ lý do. - Công bố Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: Quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục hoặc không cho phép nhưng phải nêu rõ lý do. Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024 và thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
Điều kiện, thủ tục thành lập trường tiểu học từ ngày 20/11/2024
Ngày 05/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó đã bổ sung các mẫu trong hồ sơ lập trường tiểu học. Điều kiện thành lập trường tiểu học từ ngày 20/11/2024 Theo Điều 15 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục như sau: - Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở. - Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục tiểu học; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Như vậy, từ ngày 20/11/2024 thì điều kiện thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục sẽ được thực hiện theo quy định trên. Nhìn chung, so với Nghị định 46/2017/NĐ-CP hiện hành thì các điều kiện không có khác biệt quá lớn. Thủ tục thành lập trường tiểu học từ ngày 20/11/2024 Theo Điều 16 Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã quy định thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục như sau: (1) Thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục. (2) Hồ sơ - Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 01 Phụ lục I: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/mau-thanh-lap-truong.pdf); - Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 02 Phụ lục I: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/mau-thanh-lap-truong.pdf. (3) Trình tự, thủ tục thực hiện: - Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu đề nghị thành lập trường tiểu học công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị cho phép thành lập trường tiểu học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học; - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tại hồ sơ; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 15 Nghị định này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học và nêu rõ lý do. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. (4) Thời hạn thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập - Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học có hiệu lực, nếu trường tiểu học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường. Như vậy, so với Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì quy định mới đã bỏ thành phần hồ sơ là sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ ban chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng. Tuy nhiên, không phải là không yêu cầu trong thành phần hồ sơ mà quy định mới đã cho thành phần hồ sơ này vào trong Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tại Mẫu số 02 Phụ lục I: . Đặc biệt, điểm thay đổi lớn nhất tại quy định mới là hồ sơ thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học sẽ được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan này sẽ là cơ quan chính trong việc tiếp nhận, xác nhận và xử lý hồ sơ thay vì Phòng Giáo dục và Đào tạo như tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định 125/2024/NĐ-CP cũng quy định các mẫu cần sử dụng tại các Phụ lục, điều mà Nghị định 46/2017/NĐ-CP trước đây không quy định. Xem toàn bộ các mẫu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/09/mau-thanh-lap-truong.pdf Nghị định 125/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2024
Trình tự thực hiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Đối với trường hợp các trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn quốc gia thì phải thực hiện thủ tục đánh giá công nhận như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Trình tự thực hiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Căn cứ Điều 38 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT thì thủ tục công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như sau: - Nghiên cứu hồ sơ đánh giá. - Khảo sát sơ bộ tại trường tiểu học. - Khảo sát chính thức tại trường tiểu học. - Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. - Lấy ý kiến phản hồi của trường tiểu học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. - Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài. Sau khi thống nhất trong đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho trường tiểu học để lấy ý kiến phản hồi. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học có trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học, đoàn đánh giá ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường tiểu học. Trường hợp quá thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến sở giáo dục và đào tạo và trường tiểu học. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường tiểu học Trường tiểu học gửi hồ sơ đến Phòng giáo dục và đào tạo. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm: - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; - Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học được chấp nhận về sở giáo dục và đào tạo. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm: - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các phòng giáo dục và đào tạo, thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài từ các trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập (hoặc quyết định thành lập nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) đoàn đánh giá ngoài và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho phòng giáo dục và đào tạo hoặc trường tiểu học biết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài. Thành phần hồ sơ Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Căn cứ Điều 26 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định hồ sơ bao gồm: - Công văn đăng ký đánh giá ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường tiểu học để được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia - Báo cáo tự đánh giá Yêu cầu điều kiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia Căn cứ Điều 34 Thông tư 17/2018/TT-BGDDT có quy định điều kiện: Điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 - Có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành Chương trình tiểu học - Trường được đánh giá đạt Mức 2. Điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2 - Có ít nhất một khoá học sinh đã hoàn thành Chương trình tiểu học - Trường được đánh giá đạt Mức 3 trở lên. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ cần có để thực hiện công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Bộ Giáo dục hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng cho cấp tiểu học
Từ ngày 01/7/2024, các môn học trong chương trình học thuộc cấp tiểu học phải được lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng. Bộ GDĐT ban hành Thông tư 08 để hướng dẫn vấn đề trên (1) Nội dung giáo dục quốc phòng được lồng ghép vào những môn học nào? Ngày 15/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT để hướng dẫn thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào trong các môn học bao gồm: nội dung, phương pháp, hình thức, yêu cầu cần đạt và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc lồng ghép. Theo đó, việc thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, các môn học đó cụ thể là: - Tiếng Việt; - Tự nhiên và Xã hội; - Đạo đức; - Lịch sử và Địa lí; - Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); - Hoạt động trải nghiệm. Các chủ đề được lồng ghép chung vào các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: - Giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; - Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; - Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; - Giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; - Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập. (2) Người giảng dạy nội dung giáo dục quốc phòng là ai? Theo Điều 7 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT quy định về giáo viên và báo cáo viên thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng là những người: - Giáo viên có kiến thức về giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với nội dung bài học, môn học. - Báo cáo viên có kiến thức, năng lực giảng dạy giáo dục quốc phòng và an ninh. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT khuyến khích các trường tiểu học và trường trung học cơ sở mời những nhân chứng lịch sử, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tấm gương tiêu biểu giới thiệu về lịch sử truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (3) Các trường tiểu học có trách nhiệm gì? Các trường tiểu học là cơ sở trực tiếp thực hiện việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng vào các môn học cho các em học sinh, do đó, các trường tiểu học có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của các trường tiểu học trong việc giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh là: - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh theo chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhà trường. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiến thức, kĩ năng về quốc phòng, an ninh cho cán bộ, giáo viên và học sinh. - Khai thác triệt để cơ sở vật chất hiện có, xây dựng kế hoạch đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, mô hình, đồ dùng cần thiết được cơ quan có thẩm quyền ban hành, học liệu và tài liệu liên quan đến nội dung, kiến thức, kĩ năng về giáo dục quốc phòng và an ninh. - Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình dạy, học và các hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh. - Sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thực hiện; khen thưởng, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh; xử lí, đề xuất xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường tiểu học có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường; tổ chức tuyên truyền pháp luật,kỹ năng quốc phòng, an ninh cho giáo viên và học sinh; tận dụng triệt để cơ sở vật chất hiện có và đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy lồng ghép nội dung quốc phòng, an ninh và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình giảng dạy nếu có sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc thiết bị dạy học, mô hình có tính chất nguy hiểm. Cuối cùng, các trường tiểu học phải thực hiện việc tổng kết và báo cáo về việc đã thực hiện kế hoạch theo Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, đề xuất khen thưởng hoặc xử lí kỉ luật đối với tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng vào các môn học cho cấp tiểu học.
Làm giáo viên âm nhạc tiểu học cần có những bằng cấp gì?
Gần đây, xảy ra tranh cãi giữa nam ca sĩ Jack và Viruss có đề cập đến việc Jack từng làm giáo viên âm nhạc tiểu học. Vậy để trở thành giáo viên âm nhạc bậc tiểu học thì cá nhân cần đáp ứng được những điều kiện, bằng cấp gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Làm giáo viên âm nhạc tiểu học cần có những bằng cấp gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học như sau: - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. - Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Như vậy, để có thể trở thành giáo viên âm nhạc tiểu học thì cá nhân cần phải có bằng cử nhân ngành âm nhạc và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm âm nhạc tiểu học. Chứng chỉ này có được sau khi hoàn thành khóa học nghiệp vụ sư phạm tiểu học. (2) Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm gồm những gì? Căn cứ theo quy định tại Mục IV Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học như sau: Khối lượng chương trình: bao gồm 35 tín chỉ, trong đó có 31 tín chỉ bắt buộc (BB) và 04 tín chỉ tự chọn (TC), cụ thể như sau: Nội dung bắt buộc: Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số tiết dạy trên lớp Lý thuyết Thảo luận, thực hành KHỐI KIẾN THỨC CHUNG BB1 Sinh lý học trẻ em 2 20 20 BB2 Tâm lý học giáo dục 2 20 20 BB3 Giáo dục học 3 30 30 BB4 Giao tiếp sư phạm 3 15 60 BB5 Quản lý hành vi của học sinh 2 15 30 BB6 Quản lý nhà nước về giáo dục 2 15 30 KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH BB7 Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình môn học 2 10 40 BB8 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 3 30 30 BB9 Phương pháp dạy học: (chọn 01 trong các phương pháp dạy học: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ) 3 15 60 BB10 Đánh giá học sinh 3 20 50 BB11 Ứng dụng CNTT trong giáo dục và dạy học 2 10 40 THỰC TẬP SƯ PHẠM BB12 Thực tập sư phạm 1 2 0 60 BB13 Thực tập sư phạm 2 2 0 60 Nội dung tự chọn (chọn 02 trong số 07 học phần): Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số tiết dạy trên lớp Lý thuyết Thảo luận, thực hành TC1 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 15 30 TC2 Xây dựng môi trường giáo dục 2 15 30 TC3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2 15 30 TC4 Thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học 2 15 30 TC5 Phối hợp với gia đình và cộng đồng 2 15 30 TC6 Công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội 2 15 30 TC7 Tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 15 30 (3) Giáo viên tiểu học có được xăm hình không? Tại Điều 31 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hành vi ứng xử và trang phục của giáo viên bậc tiểu học như sau: - Không xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức. - Không gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh. - Không ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất. - Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục. - Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; không hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự. Đồng thời, tại Điều 19 Luật Viên chức 2020 có quy định về những hành vi mà Viên chức không được làm như sau: - Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. - Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. - Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. - Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. - Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo những quy định nêu trên, có thể thấy, luật pháp hiện hành không cấm việc giáo viên tiểu học xăm hình. Tuy nhiên, trên thực tế thì giáo viên bậc tiểu học là những đối tượng sẽ trực tiếp dẫn dắt và dạy dỗ lứa tuổi học sinh khá nhỏ, việc giáo viên xăm hình sẽ tạo nên hình ảnh không tốt trong mắt cả học sinh lẫn phụ huynh. Chính vì thế mà khá nhiều trường sẽ hạn chế việc tuyển dụng đối với giáo viên có hình xăm. Tổng kết lại, để có thể trở thành giáo viên âm nhạc tiểu học thì cá nhân cần phải có bằng cử nhân ngành âm nhạc và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm âm nhạc tiểu học. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sẽ được cấp cho cá nhân sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
Điều kiện thành lập trường tiểu học?
Cho tôi hỏi Điều kiện thành lập trường tiểu học? Thẩm quyền thành lập?