Người trốn truy nã đến hết thời hiệu truy cứu TNHS thì có tiếp tục khởi tố không?
Thông thường thời hiệu truy cứu TNHS là từ 5 năm đến 20 năm, nếu hết thời hạn này thì tội phạm sẽ không bị truy cứu TNHS. Vậy, đối với trường hợp tội phạm trốn truy nã quá thời hiệu thì có bị khởi tố không? Người trốn truy nã đến hết thời hiệu truy cứu TNHS thì có tiếp tục khởi tố không? Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu TNHS như sau: - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: + 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; + 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; + 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; + 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Như vậy, đối với tội phạm đã được phát hiện và đã có quyết định truy nã nhưng trốn truy nã đến hết thời hiệu truy cứu TNHS theo quy định thì thời hiệu mới sẽ được tính lại từ khi người đó bị bắt. Tức là nếu bị bắt lại người đó vẫn sẽ bị tiếp tục khởi tố. Tội phạm được phân thành mấy loại? Thế nào là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định phân loại tội phạm như sau: - Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; + Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; + Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; + Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. - Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, tội phạm sẽ được phân loại theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, theo đó tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là có mức độ nguy hiểm nhất và bị phạt tù mức cao nhất là tử hình. Những tội nào sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS? Theo Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm: - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015; - Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015; - Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, nếu thuộc một trong các tội trên thì sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS. Tức là, bất cứ khi nào tội phạm được phát hiện thì vẫn sẽ bị truy cứu TNHS.
Có truy cứu TNHS đối với người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người?
Việc phụ huynh giao xe cho con chưa đủ tuổi lái xe tham gia giao thông không phải tình trạng hiếm gặp, hầu như địa phương nào cũng có. Và cũng không ít trường hợp các con gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến chết người. Vậy thì vấn đề đặt ra là việc giao xe này thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? 1. Có truy cứu TNHS đối với người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người? Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành tại Điều 264, được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, cụ thể: Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Theo đó, đối với trường hợp giao xe cho người mà mình biết rõ là họ chưa đủ tuổi, họ chưa có giấy phép lái xe hoặc là họ có sử dụng rượu bia,… để họ lái xe tham gia giao thông, sau đó gây tai nạn, gây thiệt hại cho người khác, làm chết người thì người giao xe này phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội này. Cho nên trường hợp các bậc phụ huynh mà giao xe cho con chưa đủ tuổi lái xe mà gây tai nạn chết người thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp, gây tai nạn làm chết 01 người thì người giao xe sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Làm chết 02 người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Làm chết từ 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 2. Căn cứ để khởi tố vụ án người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người là gì? Căn cứ để khởi tố một vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: + Tố giác của cá nhân; + Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; + Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; + Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; + Người phạm tội tự thú. Như vậy thì vụ án người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người chỉ được khởi tố khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm thông qua tin tố giác; tín báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân, của báo đài; kiến nghị của cơ quan nhà nước; cơ quan tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc chính người phạm tội tự thú.
Bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu TNHS
Hành vi bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình có bị xử phạt vi phạm hành chính vfa truy cứu trách nhiệm hình sự không? 1. Các hành vi được xem là bạo lực gia đình Tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; - Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; - Cưỡng ép quan hệ tình dục; - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; - Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; - Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Các hành vi bạo lực quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. 2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; + Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; + Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu có. Đồng thời, Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; + Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi bạo lực gia đình Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015), cụ thể: - Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; + Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình dẫn đến đủ căn cứ cấu thành các tội khác trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Điều 134; Tội hành hạ người khác - Điều 140; trường hợp gây chết người còn có thể bị truy cứu về Tội giết người - Điều 123… thì người phạm tội sẽ bị xử lý tùy theo hành vi, mức độ phạm tội và hậu quả mà mình gây ra.
Mang thai là tình tiết giảm nhẹ TNHS khi nào?
Nhiều thắc mắc xoay quanh việc liệu người phạm tội hay trong giai đoạn xét xử đang mang thai thì có giảm nhẹ hình phạt hay không, nói cách khác, phụ nữ đang mang thai có thuộc tình tiết giảm nhẹ TNHS hay không? Nếu có thì cần các điều kiện gì? Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: - Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; - Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; - Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; - Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; - Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; - Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; - Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; - Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; - Phạm tội do lạc hậu; - Người phạm tội là phụ nữ có thai; - Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; - Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; - Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Người phạm tội tự thú; - Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải - Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án - Người phạm tội đã lập công chuộc tội; - Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; - Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ Theo đó, người phạm tội là phụ nữ có thai là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước, Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó có tình tiết quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 là người phạm tội là phụ nữ có thai. Điều này xuất phát từ chính sách bảo vệ bà mẹ và trẻ em, trên tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa. So về tâm lý, bởi lẽ người có thai lúc nào cũng nhạy cảm hơn bao giờ hết, không những vậy tâm lý của phụ nữ có thai thường không ổn định bởi nhiều tác động do tâm sinh lý. Đối với một số tội như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và một số tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính … thì tình trạng có thai của người phạm tội lúc gây án có ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đặt ra việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này như thế nào cho phù hợp, đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 50 BLHS 2015 quy định Căn cứ quyết định hình phạt: Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, khi phụ nữ mang thai phạm tội căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ cùng với việc cân nhắc vào tính chất, mức độ nguy hiểm, nhân thân người phạm tội mà Tòa án sẽ xem xét giảm nhẹ hình phạt. Mang thai được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS khi đáp ứng điều kiện gì? Người mang thai được coi là tình tiết giảm nhẹ khi: Người phụ nữ đang có thai khi thực hiện tội phạm hoặc trong giai đoạn xét xử. Người phụ nữ phải chứng minh là mình có thai khi phạm tội. Trong trường hợp chưa có đủ căn cứ để kết luận người phụ nữ có thai khi phạm tội thì phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định. Theo đó, mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thời kỳ mang thai, ảnh hưởng của tình trạng thai nhi đến việc thực hiện tội phạm của bị cáo. Phụ nữ có thai có được hoãn chấp hành phạt tù không? Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 61 BLHS 2015 quy định về việc hoãn chấp hành phạt tù thì phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Do đó, khi chấp hành hình phạt, để bảo đảm cho sức khỏe cho người mẹ cũng như đứa con mà phụ nữ đang mang thai được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về hoãn thi hành án phạt tù thì: phụ nữ mang thai được hoãn thi hành án phạt tù khi đã có quyết định cuối cùng của Tòa án về tội phạm, tức là khi đã nhận án phạt tù và quyết định đó chưa được thi hành. Do đó, tùy trường hợp phụ nữ mang thai trong giai đoạn nào sẽ áp dụng các quy định hoãn hay là tình tiết giảm nhiệm trách nhiệm hình sự cho phù hợp. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù: Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi.
Người đánh nữ sinh sau va chạm có chịu trách nhiệm hình sự do say xỉn?
Thanh niên đánh nữ sinh sau tai nạn - Ảnh internet Chiều 8-12-2020, đại diện Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho hay Công an phường Tương Bình Hiệp đang khẩn trương lấy lời khai Lê Tấn Thành (29 tuổi) để điều tra hành vi đánh nữ sinh sau tai nạn giao thông. Thành là người đã lên gối, đá, đấm dã man một nữ sinh sau khi xảy ra va chạm giao thông chiều 7-12. Toàn bộ sự việc được camera an ninh của người dân ghi lại và sau đó tung lên mạng gây ra làn sóng phẫn nộ trước hành vi hung hãn trên. Thành đã thừa nhận hành vi đánh nữ sinh đi xe đạp điện. Theo Thành, lúc đó có uống rượu và đã "xỉn rồi". Thanh niên đánh nữ sinh sau tai nạn có bị hạn chế năng lực hành vi do say xỉn? Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 về hạnh chế năng lực hành vi dân sự như sau: "1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện." Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015: "Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự." Rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác khi sử dụng dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi một cách tức thời hoặc không có tính chất như bệnh kinh niên, mãn tính, bệnh hiểm nghèo mà có cơ sở y tế xác định không do các yếu tố nếu trên. Do đó, trong trường hợp người thanh niên sử dụng rượu bia không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà đây là trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi một cách tức thời. Đánh người sau khi sử dụng rượu, bia dẫn đến say xỉn có chịu trách nhiệm hình sự? Tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 quy định: "Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, tức là người phạm tội phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong khi thực hiện tội phạm. Hành vi phạm tội trong tình trạng dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong tình trạng say do rượu, bia người say rượu, bia có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, người say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được cho là đã tự đặt mình vào tình trạng say. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Không giống như việc mắc bệnh tâm thần, bệnh khác, người bệnh không thể phòng tránh được; việc say rượu, bia hoặc do dùng chất kích thích khác có thể phòng tránh trước. Pháp luật hình sự cũng không coi việc “say rượu, bia hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trái lại, đây còn được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số tội phạm. Do đó, thanh niên có sử dụng rượu bia sau khi gây tai nạn còn đánh nữ sinh một cách dã man, gây bức xúc cho dư luận xã hội thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nói xấu bạn gái trên facecbook thì có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống, cụ thể: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, người yêu cũ dùng facebook để nói xấu, vu khống thì còn tùy thuộc vào hành vi và kết luận của cơ quan điều tra để biết người này thể chịu trách nhiệm hình sự tội vu khống hay không. Trong trường hợp nếu người yêu cũ bạn không chịu trách nhiệm hình sự, thì có thể bị xử lý hành chính tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Ngoài ra, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm này.
Người chưa thành niên có bị truy cứu TNHS về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” không?
Hiếp dâm người dưới 16 tuổi-Ảnh minh họa NGUYỄN TÚ - Ngày 24.8, gia đình bé gái L.T.A.T. (12 tuổi, ngụ xã An Thạnh, H.Bến Lức, Long An) phát hiện cháu T có thai 8 tháng, gia đình đã làm đơn tố giác N.T.K (15 tuổi) gửi Công an H.Bến Lức. Theo đó, N.T.K là bạn trai của T. Cả hai đã lén lút quan hệ tình dục dẫn đến bé gái mang thai và khi thai đã 8 tháng gia đình mới biết. Câu chuyện khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình. Vậy, theo quy định của pháp luật, bé trai 15 tuổi trên liệu có thể bị xử lý hình sự không? chúng tôi xin giới thiệu quy định pháp luật về vấn đề dư luận quan tâm. Theo Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Điều 142 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: – Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; – Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Với khung hình phạt đến 15 năm tù, tội phạm này được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng trong quy định tại Điều 142, do đó người phạm tội chỉ cần từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình. Như vậy, trong trường hợp bé trai 15 tuổi có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Đối với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải xác định việc giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân, còn đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Việc luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có đồng ý để người phạm tội giao cấu thì hành vi giao cấu này vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em xuất phát từ luận điểm: ở độ tuổi dưới 13 trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em mà cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với các em. Mở rộng thêm về hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể, người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: – Cảnh cáo; – Phạt tiền; – Cải tạo không giam giữ; – Tù có thời hạn. Với những hình phạt trên, mức cao nhất người chưa thành niên phạm tội phải chịu là án hình phạt tù có thời hạn. Tuy nhiên, cần xem xét nhiều tình tiết của vụ việc cùng với yếu tố về độ tuổi và nhận thức của người phạm tội mà áp dụng hình phạt phù hợp. Theo Tạp chí tòa án
Con cái lừa tiền của cha, mẹ có phải chịu TNHS?
Ảnh minh họa: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Rất nhiều trường hợp vì đồng tiền mà những người con đã lừa đấng sinh thành của mình thông qua nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau nhằm mục đích lấy được tài sản từ bố, mẹ. Vậy với những hành vi như thế thì trách nhiệm pháp lý sẽ như thế nào? Tại Điều 174 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017quy định: “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; …” Phân tích các yếu tố chính cấu thành của tội phạm: Về mặt khách quan: là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác lúc đó người bị hại không biết được là có hành vi gian dối. Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác. Về mặt khách thể: Đây là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm vật, tiền. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản. Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Xem thêm phân tích cấu thành tội phạm: TẠI ĐÂY Ngoài việc căn cứ vào nhiều yếu tố như hậu quả, hành vi, độ tuổi,…thì với từng hành vi nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm cũng sẽ bị truy cứu TNHS về tội danh tương ứng. Như vậy, nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng con có hành vi lừa để lấy tiền của cha mẹ và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố như thường.
Trong những năm gần đây tình trạng sử dụng các loại ma túy nhất là ma túy đá diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ và hệ lụy đó là gây ra các vụ thảm án đặc biệt nghiêm trọng hay tình trạng náo loạn mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặc dù các quy định của Bộ luật hình sự (Sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) là rất nghiêm khắc, song trong thực tiễn vấn đề xử lý trách nhiệm hình sự với các tội phạm này vẫn còn khó khăn do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. 1. Quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy. Theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 2015 Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra và mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, BLHS cũng có các quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đó là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự có nguyên nhân từ việc mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong thực tiễn tồn tại hai dạng mất khả nang nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi tồn tại dưới hai dạng: Dạng thứ nhất: Bệnh tâm thần hoặc bệnh khác hay còn gọi là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đề cập đến một loạt tình trạng sức khỏe tâm thần — các chứng rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bạn. Đặc điểm chung của dạng này có nguyên nhân khách quan, tức là người bệnh hoàn toàn không mong muốn và nó diễn ra một cách tự nhiên có thể do sự tác động từ yếu tố di truyền hoặc do môi trường. BLHS quy định những trường hợp mặc bệnh do các yếu tố này là những người mất năng lực hành vi do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà học gây ra. Dạng thứ hai: Do tác động của yếu tố chủ quan dẫn đến hình thành bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này đó là do sử dụng các chất cấm trong đó có ma túy. Dưới góc độ y học, có thể nhận thấy ma túy và các chất ma túy gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nói chung được xếp vào 2 nhóm là ức chế và kích thích thần kinh trung ương (não bộ). Heroin thuộc nhóm ức chế thần kinh trong khi hầu hết các ma túy còn lại thuộc nhóm kích thích (đá, lắc, cỏ Mỹ, tem giấy, cocain…). Và thực tế đa số người nghiện heroin khi lên cơn thường dùng rượu để khỏa lấp sự khó chịu này bằng cách uống thật say. Và sẽ là rất nguy hiểm khi lái xe mà sử dụng 1 trong 2 chất này, sự nguy hiểm tăng lên gấp bội phần nếu sử dụng đồng thời cả 2 loại. Như vậy, nguyên nhân hình thành “Ảo giác” sau khi sử dụng ma túy hoàn toàn không phải là hình thành một cách tự nhiên mà nhờ sự tác động của một chất bị Nhà nước cấm nhưng người phạm tội vẫn sử dụng đó là hành vi cố ý, vì vậy, xác định việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ảnh hưởng hệ thần kinh không phải là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Việc sử dụng ma túy dẫn đến “Ảo giác” tồn tại hai thời điểm: Thứ nhất: Gây ra mất khả năng nhận thức ngay tức thì, tình trạng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian và sau đó thì người sử dụng trở lại trạng thái bình thường. Ví dụ: Vụ án của bị cáo Nguyễn Việt Cường (SN 1978, tức ca sĩ Châu Việt Cường) bị xét xử về tội giết người. Nội dung vụ án: sáng 5/3/2018, sau khi đi biểu diễn ở khu công nghiệp tại tỉnh Hà Nam về, Châu Việt Cường đón ca sĩ Nam Khang, sau đó cả hai đến nhà của Thế tại Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Tại đây, Cường bỏ ma túy tổng hợp ketamin ra cho cả ba cùng sử dụng. Sau khi bị phê ma túy, Cường và chị Huyền đều có biểu hiện gặp ảo giác, họ quỳ xuống vái lậy nhau. Cường nghĩ chị Huyền bị ma nhập nên đã nhét 30 nhánh tỏi vào miệng cô gái khiến nạn nhân bị tắc đường khí quản và tử vong sau đó. Sau khi gây án xong, Cường mời hai thầy bói đến để "trừ tà" và hai thầy bói đã phát hiện ra sự việc và báo công an. Ngày 13/3/2018, cơ quan Điều tra Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Châu Việt Cường về tội "Vô ý làm chết người" vì liên quan đến cái chết của Trần Mỹ Huyền. Ngày 16/11/2018, công an quận Ba Đình, Hà Nội đã ra quyết định chuyển tội danh và truy tố Châu Việt Cường từ tội "Vô ý làm chết người" thành tội "Giết người" theo điều 123 Bộ Luật hình sự 2015. Chiều 7/3/2019, TAND Hà Nội tuyên án Châu Việt Cường 13 năm tù về tội giết người. Ngày 8/8/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Châu Việt Cường. Sau khi xem xét, HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo và gia đình bị hại, tuyên phạt Châu Việt Cường 11 năm tù. Thứ hai: Người phạm tội sử dụng ma túy trong một thời gian dài sau đó chuyển thành bệnh lý tâm thần hoặc bệnh khác (Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ngoài thời gian sử dụng chất ma túy). Ví dụ: Nguyễn Văn A thường xuyên sử dụng ma túy đá, trong thời gian 04 tháng từ ngày 01/02/2019 đến tháng 01/4/2019 thì không sử dụng nữa, tuy nhiên sau đó A vẫn có các biểu hiện của ảo giác và sau đó A đã thực hiện hành vi giết người nhưng khi A thực hiện hành vi này thì đã không còn sử dụng ma túy nữa. 2. Kiến nghị hoàn thiện. Để xử lý trách nhiệm đối với việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ngày 23/2/2018 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Công văn số 522/C44-P2 hướng dẫn về xử lý trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy, theo đó xác định các nội dung sau đây: + Mọi trường hợp người có hành vi phạm tội trong tình trạng rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng (mất hoặc hạn chế) khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà xác định được nguyên nhân trực tiếp tại thời điểm phạm tội là do sử dụng ma túy gây kích thích “Ảo giác” (tức là khi người thực hiện hành vi phạm tội không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do bệnh lý tự phát từ cơ thể của họ), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật hình sự. + Nếu thời gian sử dụng ma túy gây kích thích “Ảo giác” lâu dài gây ra các rối loạn tâm thần và hành vi ảnh hưởng đến khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra) thì phải xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội gây ra. Tinh thần của hướng dẫn trên của Bộ Công an đó xử lý trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội do rối loạn tâm thần gây ra do ma túy là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, đối với quy định trường hợp các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra thì phải xem xét trách nhiệm hình sự là không phù hợp, bởi theo y học thì thời gian tồn tại trong cơ thể của ma túy như ma túy đá là 90 ngày. Ma túy đá kích thích mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương khi hít trực tiếp vào phổi. Khi mới dùng những lần đầu, người sử dụng sẽ thấy hưng phấn, có cảm giác sung sức. Khi sử dụng lâu ngày, cơ thể đòi hỏi tăng liều dùng. Biểu hiện cụ thể: Gây rối loạn, kích thích ham muốn tình dục, nếu không được thỏa mãn, dễ phát sinh hành vi tấn công tình dục. Không những thế còn bị ảnh hưởng tâm thần phân liệt: bồn chồn, lo lắng, sợ sệt, cảm giác mệt mỏi kéo dài, ảo giác luôn nghi ngờ có những người theo dõi hay hại mình. Khoảng 45 ngày kể từ sau lần sử dụng ma túy đá cuối cùng, người bệnh rơi vào trạng thái “mất khoái cảm” (anhedonia), tức là mất khả năng cảm nhận bất cứ niềm vui bình thường nào của cuộc sống và các biểu hiện của quá trình ảo giác vẫn còn tồn tại nếu không được điều trị. Nếu các cơ quan chuyên môn kết luận các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì thuộc trường hợp theo Điều 21 BLHS là không phải chịu trách nhiệm hình sự, như vậy, hướng dẫn nêu trên là trái với quy định của Điều 21 BLHS đây là một điều bất hợp lý cần được hướng dẫn? Đồng thời trong thực tiễn đối với những hành vi do ảo giác do sử dụng ma túy gây ra đủ yếu tố cấu thành các tội như gây rối trật tự công công, chống người thi hành công vụ…thì có xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi này không? thì vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. Từ những nội dung trên kiến nghị một số nội dung sau đây: Thứ nhất: Theo chúng tôi cần hướng dẫn đối với trường hợp các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra nếu có kết luận của các cơ quan chuyên môn là đã chuyển sang mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác làm người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi do sử dụng ma túy thì không xử lý trách nhiệm hình sự. Vì xét về mặt bản chất trong quy định tại Điều 21BLHS về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình không quy định là nguyên nhân mắc bệnh từ đâu mà điều kiện cần và đủ đó là có kết luận của cơ quan chuyên môn là mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác là đủ điều kiện để xác định người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai: Chỉ xử lý trách nhiệm hình sự khi mà người sử dụng ma túy gây ra ảo giác đối với nhóm tội xâm phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người /. Trần Văn Hùng – Toàn án Quân sự khu vực 1 Quân khu 4 Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
25 hành vi vẫn bị xử lý hình sự dù chưa hoàn thành
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào tội phạm hoàn thành thì mới truy cứu TNHS, mà những trường hợp dưới đây phải đặc biệt lưu ý Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều dưới đây của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự: Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 110. Tội gián điệp Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ Điều 112. Tội bạo loạn Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà ... Điều 118. Tội phá rối an ninh Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 123. Tội giết người Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều 168. Tội cướp tài sản Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả Điều 299. Tội khủng bố Điều 300. Tội tài trợ khủng bố Điều 301. Tội bắt cóc con tin Điều 302. Tội cướp biển Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Điều 324. Tội rửa tiền
Phân tích căn cứ pháp lý để Cơ quan CSĐT đề nghị miễn TNHS cho Phương Nga
Nhân việc hôm nay Cơ quan CSĐT CA TP. HCM có bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án liên quan đến Trương Hồ Phương Nga, theo đó Cơ quan CSĐT đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho Nga và bạn của mình là Nguyễn Đức Thùy Dung. Chúng ta cùng phân tích lại chi tiết, những căn cứ pháp lý liên quan đến sự việc này. 1. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự là gì? Những trường hợp được miễn và có thể được miễn trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể: - Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự: + Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Cơ quan CSĐT C.A TP. HCM cũng căn cứ vào đây để đề nghị miễn TNHS cho Nga và Dung cộng với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP. + Khi có quyết định đại xá. - Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự: + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; + Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. + Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự 2. Tội làm giả con dấu, giấy tờ tại BLHS 1999 và BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có gì khác? BLHS 1999 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 Mặt chủ quan của tội phạm Người thực hiện hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, hoặc công dân. Người thực hiệện hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật Mức phạt tiền cao nhất 10 triệu đồng 100 triệu đồng Mức phạt tù cao nhất 7 năm Tình tiết định khung tăng nặng - 02 đến 05 năm tù: + Có tổ chức; + Phạm tội nhiều lần; + Gây hậu quả nghiêm trọng; + Tái phạm nguy hiểm. - 02 đến 05 năm tù: + Có tổ chức; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; + Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; + Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Từ 04 đến 07 năm tù: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - 03 đến 07 năm tù: + Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; + Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; + Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người trốn truy nã đến hết thời hiệu truy cứu TNHS thì có tiếp tục khởi tố không?
Thông thường thời hiệu truy cứu TNHS là từ 5 năm đến 20 năm, nếu hết thời hạn này thì tội phạm sẽ không bị truy cứu TNHS. Vậy, đối với trường hợp tội phạm trốn truy nã quá thời hiệu thì có bị khởi tố không? Người trốn truy nã đến hết thời hiệu truy cứu TNHS thì có tiếp tục khởi tố không? Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu TNHS như sau: - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: + 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; + 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; + 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; + 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Như vậy, đối với tội phạm đã được phát hiện và đã có quyết định truy nã nhưng trốn truy nã đến hết thời hiệu truy cứu TNHS theo quy định thì thời hiệu mới sẽ được tính lại từ khi người đó bị bắt. Tức là nếu bị bắt lại người đó vẫn sẽ bị tiếp tục khởi tố. Tội phạm được phân thành mấy loại? Thế nào là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định phân loại tội phạm như sau: - Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; + Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; + Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; + Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. - Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, tội phạm sẽ được phân loại theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, theo đó tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là có mức độ nguy hiểm nhất và bị phạt tù mức cao nhất là tử hình. Những tội nào sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS? Theo Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm: - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015; - Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015; - Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy, nếu thuộc một trong các tội trên thì sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS. Tức là, bất cứ khi nào tội phạm được phát hiện thì vẫn sẽ bị truy cứu TNHS.
Có truy cứu TNHS đối với người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người?
Việc phụ huynh giao xe cho con chưa đủ tuổi lái xe tham gia giao thông không phải tình trạng hiếm gặp, hầu như địa phương nào cũng có. Và cũng không ít trường hợp các con gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến chết người. Vậy thì vấn đề đặt ra là việc giao xe này thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? 1. Có truy cứu TNHS đối với người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người? Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành tại Điều 264, được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, cụ thể: Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Theo đó, đối với trường hợp giao xe cho người mà mình biết rõ là họ chưa đủ tuổi, họ chưa có giấy phép lái xe hoặc là họ có sử dụng rượu bia,… để họ lái xe tham gia giao thông, sau đó gây tai nạn, gây thiệt hại cho người khác, làm chết người thì người giao xe này phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội này. Cho nên trường hợp các bậc phụ huynh mà giao xe cho con chưa đủ tuổi lái xe mà gây tai nạn chết người thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp, gây tai nạn làm chết 01 người thì người giao xe sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Làm chết 02 người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Làm chết từ 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 2. Căn cứ để khởi tố vụ án người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người là gì? Căn cứ để khởi tố một vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: + Tố giác của cá nhân; + Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; + Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; + Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; + Người phạm tội tự thú. Như vậy thì vụ án người mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người chỉ được khởi tố khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm thông qua tin tố giác; tín báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân, của báo đài; kiến nghị của cơ quan nhà nước; cơ quan tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc chính người phạm tội tự thú.
Bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu TNHS
Hành vi bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình có bị xử phạt vi phạm hành chính vfa truy cứu trách nhiệm hình sự không? 1. Các hành vi được xem là bạo lực gia đình Tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; - Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; - Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; - Cưỡng ép quan hệ tình dục; - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; - Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; - Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Các hành vi bạo lực quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. 2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; + Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; + Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu có. Đồng thời, Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; + Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi bạo lực gia đình Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015), cụ thể: - Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; + Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình dẫn đến đủ căn cứ cấu thành các tội khác trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Điều 134; Tội hành hạ người khác - Điều 140; trường hợp gây chết người còn có thể bị truy cứu về Tội giết người - Điều 123… thì người phạm tội sẽ bị xử lý tùy theo hành vi, mức độ phạm tội và hậu quả mà mình gây ra.
Mang thai là tình tiết giảm nhẹ TNHS khi nào?
Nhiều thắc mắc xoay quanh việc liệu người phạm tội hay trong giai đoạn xét xử đang mang thai thì có giảm nhẹ hình phạt hay không, nói cách khác, phụ nữ đang mang thai có thuộc tình tiết giảm nhẹ TNHS hay không? Nếu có thì cần các điều kiện gì? Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: - Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; - Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; - Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; - Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; - Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; - Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; - Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; - Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; - Phạm tội do lạc hậu; - Người phạm tội là phụ nữ có thai; - Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; - Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; - Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Người phạm tội tự thú; - Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải - Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án - Người phạm tội đã lập công chuộc tội; - Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; - Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ Theo đó, người phạm tội là phụ nữ có thai là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước, Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó có tình tiết quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 là người phạm tội là phụ nữ có thai. Điều này xuất phát từ chính sách bảo vệ bà mẹ và trẻ em, trên tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa. So về tâm lý, bởi lẽ người có thai lúc nào cũng nhạy cảm hơn bao giờ hết, không những vậy tâm lý của phụ nữ có thai thường không ổn định bởi nhiều tác động do tâm sinh lý. Đối với một số tội như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và một số tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính … thì tình trạng có thai của người phạm tội lúc gây án có ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đặt ra việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này như thế nào cho phù hợp, đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 50 BLHS 2015 quy định Căn cứ quyết định hình phạt: Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, khi phụ nữ mang thai phạm tội căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ cùng với việc cân nhắc vào tính chất, mức độ nguy hiểm, nhân thân người phạm tội mà Tòa án sẽ xem xét giảm nhẹ hình phạt. Mang thai được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS khi đáp ứng điều kiện gì? Người mang thai được coi là tình tiết giảm nhẹ khi: Người phụ nữ đang có thai khi thực hiện tội phạm hoặc trong giai đoạn xét xử. Người phụ nữ phải chứng minh là mình có thai khi phạm tội. Trong trường hợp chưa có đủ căn cứ để kết luận người phụ nữ có thai khi phạm tội thì phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định. Theo đó, mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thời kỳ mang thai, ảnh hưởng của tình trạng thai nhi đến việc thực hiện tội phạm của bị cáo. Phụ nữ có thai có được hoãn chấp hành phạt tù không? Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 61 BLHS 2015 quy định về việc hoãn chấp hành phạt tù thì phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Do đó, khi chấp hành hình phạt, để bảo đảm cho sức khỏe cho người mẹ cũng như đứa con mà phụ nữ đang mang thai được hoãn chấp hành hình phạt cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về hoãn thi hành án phạt tù thì: phụ nữ mang thai được hoãn thi hành án phạt tù khi đã có quyết định cuối cùng của Tòa án về tội phạm, tức là khi đã nhận án phạt tù và quyết định đó chưa được thi hành. Do đó, tùy trường hợp phụ nữ mang thai trong giai đoạn nào sẽ áp dụng các quy định hoãn hay là tình tiết giảm nhiệm trách nhiệm hình sự cho phù hợp. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù: Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi.
Người đánh nữ sinh sau va chạm có chịu trách nhiệm hình sự do say xỉn?
Thanh niên đánh nữ sinh sau tai nạn - Ảnh internet Chiều 8-12-2020, đại diện Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho hay Công an phường Tương Bình Hiệp đang khẩn trương lấy lời khai Lê Tấn Thành (29 tuổi) để điều tra hành vi đánh nữ sinh sau tai nạn giao thông. Thành là người đã lên gối, đá, đấm dã man một nữ sinh sau khi xảy ra va chạm giao thông chiều 7-12. Toàn bộ sự việc được camera an ninh của người dân ghi lại và sau đó tung lên mạng gây ra làn sóng phẫn nộ trước hành vi hung hãn trên. Thành đã thừa nhận hành vi đánh nữ sinh đi xe đạp điện. Theo Thành, lúc đó có uống rượu và đã "xỉn rồi". Thanh niên đánh nữ sinh sau tai nạn có bị hạn chế năng lực hành vi do say xỉn? Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 về hạnh chế năng lực hành vi dân sự như sau: "1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện." Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015: "Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự." Rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác khi sử dụng dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi một cách tức thời hoặc không có tính chất như bệnh kinh niên, mãn tính, bệnh hiểm nghèo mà có cơ sở y tế xác định không do các yếu tố nếu trên. Do đó, trong trường hợp người thanh niên sử dụng rượu bia không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà đây là trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi một cách tức thời. Đánh người sau khi sử dụng rượu, bia dẫn đến say xỉn có chịu trách nhiệm hình sự? Tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 quy định: "Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, tức là người phạm tội phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong khi thực hiện tội phạm. Hành vi phạm tội trong tình trạng dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong tình trạng say do rượu, bia người say rượu, bia có thể bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn năng lực nhận thức và điều khiển hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, người say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác được cho là đã tự đặt mình vào tình trạng say. Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Không giống như việc mắc bệnh tâm thần, bệnh khác, người bệnh không thể phòng tránh được; việc say rượu, bia hoặc do dùng chất kích thích khác có thể phòng tránh trước. Pháp luật hình sự cũng không coi việc “say rượu, bia hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trái lại, đây còn được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong một số tội phạm. Do đó, thanh niên có sử dụng rượu bia sau khi gây tai nạn còn đánh nữ sinh một cách dã man, gây bức xúc cho dư luận xã hội thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nói xấu bạn gái trên facecbook thì có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống, cụ thể: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, người yêu cũ dùng facebook để nói xấu, vu khống thì còn tùy thuộc vào hành vi và kết luận của cơ quan điều tra để biết người này thể chịu trách nhiệm hình sự tội vu khống hay không. Trong trường hợp nếu người yêu cũ bạn không chịu trách nhiệm hình sự, thì có thể bị xử lý hành chính tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Ngoài ra, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm này.
Người chưa thành niên có bị truy cứu TNHS về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” không?
Hiếp dâm người dưới 16 tuổi-Ảnh minh họa NGUYỄN TÚ - Ngày 24.8, gia đình bé gái L.T.A.T. (12 tuổi, ngụ xã An Thạnh, H.Bến Lức, Long An) phát hiện cháu T có thai 8 tháng, gia đình đã làm đơn tố giác N.T.K (15 tuổi) gửi Công an H.Bến Lức. Theo đó, N.T.K là bạn trai của T. Cả hai đã lén lút quan hệ tình dục dẫn đến bé gái mang thai và khi thai đã 8 tháng gia đình mới biết. Câu chuyện khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình. Vậy, theo quy định của pháp luật, bé trai 15 tuổi trên liệu có thể bị xử lý hình sự không? chúng tôi xin giới thiệu quy định pháp luật về vấn đề dư luận quan tâm. Theo Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Điều 142 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: – Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; – Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. Với khung hình phạt đến 15 năm tù, tội phạm này được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng trong quy định tại Điều 142, do đó người phạm tội chỉ cần từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình. Như vậy, trong trường hợp bé trai 15 tuổi có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Đối với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải xác định việc giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân, còn đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Việc luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có đồng ý để người phạm tội giao cấu thì hành vi giao cấu này vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em xuất phát từ luận điểm: ở độ tuổi dưới 13 trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em mà cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với các em. Mở rộng thêm về hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể, người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: – Cảnh cáo; – Phạt tiền; – Cải tạo không giam giữ; – Tù có thời hạn. Với những hình phạt trên, mức cao nhất người chưa thành niên phạm tội phải chịu là án hình phạt tù có thời hạn. Tuy nhiên, cần xem xét nhiều tình tiết của vụ việc cùng với yếu tố về độ tuổi và nhận thức của người phạm tội mà áp dụng hình phạt phù hợp. Theo Tạp chí tòa án
Con cái lừa tiền của cha, mẹ có phải chịu TNHS?
Ảnh minh họa: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Rất nhiều trường hợp vì đồng tiền mà những người con đã lừa đấng sinh thành của mình thông qua nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau nhằm mục đích lấy được tài sản từ bố, mẹ. Vậy với những hành vi như thế thì trách nhiệm pháp lý sẽ như thế nào? Tại Điều 174 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017quy định: “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; …” Phân tích các yếu tố chính cấu thành của tội phạm: Về mặt khách quan: là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác lúc đó người bị hại không biết được là có hành vi gian dối. Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác. Về mặt khách thể: Đây là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm vật, tiền. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản. Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Xem thêm phân tích cấu thành tội phạm: TẠI ĐÂY Ngoài việc căn cứ vào nhiều yếu tố như hậu quả, hành vi, độ tuổi,…thì với từng hành vi nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm cũng sẽ bị truy cứu TNHS về tội danh tương ứng. Như vậy, nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng con có hành vi lừa để lấy tiền của cha mẹ và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố như thường.
Trong những năm gần đây tình trạng sử dụng các loại ma túy nhất là ma túy đá diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ và hệ lụy đó là gây ra các vụ thảm án đặc biệt nghiêm trọng hay tình trạng náo loạn mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặc dù các quy định của Bộ luật hình sự (Sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) là rất nghiêm khắc, song trong thực tiễn vấn đề xử lý trách nhiệm hình sự với các tội phạm này vẫn còn khó khăn do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. 1. Quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy. Theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 2015 Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra và mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, BLHS cũng có các quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đó là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự có nguyên nhân từ việc mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong thực tiễn tồn tại hai dạng mất khả nang nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi tồn tại dưới hai dạng: Dạng thứ nhất: Bệnh tâm thần hoặc bệnh khác hay còn gọi là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đề cập đến một loạt tình trạng sức khỏe tâm thần — các chứng rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bạn. Đặc điểm chung của dạng này có nguyên nhân khách quan, tức là người bệnh hoàn toàn không mong muốn và nó diễn ra một cách tự nhiên có thể do sự tác động từ yếu tố di truyền hoặc do môi trường. BLHS quy định những trường hợp mặc bệnh do các yếu tố này là những người mất năng lực hành vi do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà học gây ra. Dạng thứ hai: Do tác động của yếu tố chủ quan dẫn đến hình thành bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này đó là do sử dụng các chất cấm trong đó có ma túy. Dưới góc độ y học, có thể nhận thấy ma túy và các chất ma túy gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nói chung được xếp vào 2 nhóm là ức chế và kích thích thần kinh trung ương (não bộ). Heroin thuộc nhóm ức chế thần kinh trong khi hầu hết các ma túy còn lại thuộc nhóm kích thích (đá, lắc, cỏ Mỹ, tem giấy, cocain…). Và thực tế đa số người nghiện heroin khi lên cơn thường dùng rượu để khỏa lấp sự khó chịu này bằng cách uống thật say. Và sẽ là rất nguy hiểm khi lái xe mà sử dụng 1 trong 2 chất này, sự nguy hiểm tăng lên gấp bội phần nếu sử dụng đồng thời cả 2 loại. Như vậy, nguyên nhân hình thành “Ảo giác” sau khi sử dụng ma túy hoàn toàn không phải là hình thành một cách tự nhiên mà nhờ sự tác động của một chất bị Nhà nước cấm nhưng người phạm tội vẫn sử dụng đó là hành vi cố ý, vì vậy, xác định việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ảnh hưởng hệ thần kinh không phải là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Việc sử dụng ma túy dẫn đến “Ảo giác” tồn tại hai thời điểm: Thứ nhất: Gây ra mất khả năng nhận thức ngay tức thì, tình trạng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian và sau đó thì người sử dụng trở lại trạng thái bình thường. Ví dụ: Vụ án của bị cáo Nguyễn Việt Cường (SN 1978, tức ca sĩ Châu Việt Cường) bị xét xử về tội giết người. Nội dung vụ án: sáng 5/3/2018, sau khi đi biểu diễn ở khu công nghiệp tại tỉnh Hà Nam về, Châu Việt Cường đón ca sĩ Nam Khang, sau đó cả hai đến nhà của Thế tại Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Tại đây, Cường bỏ ma túy tổng hợp ketamin ra cho cả ba cùng sử dụng. Sau khi bị phê ma túy, Cường và chị Huyền đều có biểu hiện gặp ảo giác, họ quỳ xuống vái lậy nhau. Cường nghĩ chị Huyền bị ma nhập nên đã nhét 30 nhánh tỏi vào miệng cô gái khiến nạn nhân bị tắc đường khí quản và tử vong sau đó. Sau khi gây án xong, Cường mời hai thầy bói đến để "trừ tà" và hai thầy bói đã phát hiện ra sự việc và báo công an. Ngày 13/3/2018, cơ quan Điều tra Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Châu Việt Cường về tội "Vô ý làm chết người" vì liên quan đến cái chết của Trần Mỹ Huyền. Ngày 16/11/2018, công an quận Ba Đình, Hà Nội đã ra quyết định chuyển tội danh và truy tố Châu Việt Cường từ tội "Vô ý làm chết người" thành tội "Giết người" theo điều 123 Bộ Luật hình sự 2015. Chiều 7/3/2019, TAND Hà Nội tuyên án Châu Việt Cường 13 năm tù về tội giết người. Ngày 8/8/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án Châu Việt Cường. Sau khi xem xét, HĐXX cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo và gia đình bị hại, tuyên phạt Châu Việt Cường 11 năm tù. Thứ hai: Người phạm tội sử dụng ma túy trong một thời gian dài sau đó chuyển thành bệnh lý tâm thần hoặc bệnh khác (Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ngoài thời gian sử dụng chất ma túy). Ví dụ: Nguyễn Văn A thường xuyên sử dụng ma túy đá, trong thời gian 04 tháng từ ngày 01/02/2019 đến tháng 01/4/2019 thì không sử dụng nữa, tuy nhiên sau đó A vẫn có các biểu hiện của ảo giác và sau đó A đã thực hiện hành vi giết người nhưng khi A thực hiện hành vi này thì đã không còn sử dụng ma túy nữa. 2. Kiến nghị hoàn thiện. Để xử lý trách nhiệm đối với việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ngày 23/2/2018 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Công văn số 522/C44-P2 hướng dẫn về xử lý trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi do sử dụng chất ma túy, theo đó xác định các nội dung sau đây: + Mọi trường hợp người có hành vi phạm tội trong tình trạng rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng (mất hoặc hạn chế) khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà xác định được nguyên nhân trực tiếp tại thời điểm phạm tội là do sử dụng ma túy gây kích thích “Ảo giác” (tức là khi người thực hiện hành vi phạm tội không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do bệnh lý tự phát từ cơ thể của họ), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật hình sự. + Nếu thời gian sử dụng ma túy gây kích thích “Ảo giác” lâu dài gây ra các rối loạn tâm thần và hành vi ảnh hưởng đến khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra) thì phải xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội gây ra. Tinh thần của hướng dẫn trên của Bộ Công an đó xử lý trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội do rối loạn tâm thần gây ra do ma túy là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, đối với quy định trường hợp các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra thì phải xem xét trách nhiệm hình sự là không phù hợp, bởi theo y học thì thời gian tồn tại trong cơ thể của ma túy như ma túy đá là 90 ngày. Ma túy đá kích thích mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương khi hít trực tiếp vào phổi. Khi mới dùng những lần đầu, người sử dụng sẽ thấy hưng phấn, có cảm giác sung sức. Khi sử dụng lâu ngày, cơ thể đòi hỏi tăng liều dùng. Biểu hiện cụ thể: Gây rối loạn, kích thích ham muốn tình dục, nếu không được thỏa mãn, dễ phát sinh hành vi tấn công tình dục. Không những thế còn bị ảnh hưởng tâm thần phân liệt: bồn chồn, lo lắng, sợ sệt, cảm giác mệt mỏi kéo dài, ảo giác luôn nghi ngờ có những người theo dõi hay hại mình. Khoảng 45 ngày kể từ sau lần sử dụng ma túy đá cuối cùng, người bệnh rơi vào trạng thái “mất khoái cảm” (anhedonia), tức là mất khả năng cảm nhận bất cứ niềm vui bình thường nào của cuộc sống và các biểu hiện của quá trình ảo giác vẫn còn tồn tại nếu không được điều trị. Nếu các cơ quan chuyên môn kết luận các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra là bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì thuộc trường hợp theo Điều 21 BLHS là không phải chịu trách nhiệm hình sự, như vậy, hướng dẫn nêu trên là trái với quy định của Điều 21 BLHS đây là một điều bất hợp lý cần được hướng dẫn? Đồng thời trong thực tiễn đối với những hành vi do ảo giác do sử dụng ma túy gây ra đủ yếu tố cấu thành các tội như gây rối trật tự công công, chống người thi hành công vụ…thì có xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi này không? thì vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành. Từ những nội dung trên kiến nghị một số nội dung sau đây: Thứ nhất: Theo chúng tôi cần hướng dẫn đối với trường hợp các rối loạn tâm thần này tồn tại ngoài thời gian do tác động trực tiếp của chất ma túy gây kích thích ảo giác gây ra nếu có kết luận của các cơ quan chuyên môn là đã chuyển sang mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác làm người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi do sử dụng ma túy thì không xử lý trách nhiệm hình sự. Vì xét về mặt bản chất trong quy định tại Điều 21BLHS về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình không quy định là nguyên nhân mắc bệnh từ đâu mà điều kiện cần và đủ đó là có kết luận của cơ quan chuyên môn là mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác là đủ điều kiện để xác định người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai: Chỉ xử lý trách nhiệm hình sự khi mà người sử dụng ma túy gây ra ảo giác đối với nhóm tội xâm phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người /. Trần Văn Hùng – Toàn án Quân sự khu vực 1 Quân khu 4 Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
25 hành vi vẫn bị xử lý hình sự dù chưa hoàn thành
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào tội phạm hoàn thành thì mới truy cứu TNHS, mà những trường hợp dưới đây phải đặc biệt lưu ý Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều dưới đây của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự: Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 110. Tội gián điệp Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ Điều 112. Tội bạo loạn Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà ... Điều 118. Tội phá rối an ninh Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 123. Tội giết người Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều 168. Tội cướp tài sản Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả Điều 299. Tội khủng bố Điều 300. Tội tài trợ khủng bố Điều 301. Tội bắt cóc con tin Điều 302. Tội cướp biển Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Điều 324. Tội rửa tiền
Phân tích căn cứ pháp lý để Cơ quan CSĐT đề nghị miễn TNHS cho Phương Nga
Nhân việc hôm nay Cơ quan CSĐT CA TP. HCM có bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án liên quan đến Trương Hồ Phương Nga, theo đó Cơ quan CSĐT đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho Nga và bạn của mình là Nguyễn Đức Thùy Dung. Chúng ta cùng phân tích lại chi tiết, những căn cứ pháp lý liên quan đến sự việc này. 1. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự là gì? Những trường hợp được miễn và có thể được miễn trách nhiệm hình sự hiện nay được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể: - Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự: + Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Cơ quan CSĐT C.A TP. HCM cũng căn cứ vào đây để đề nghị miễn TNHS cho Nga và Dung cộng với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP. + Khi có quyết định đại xá. - Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự: + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; + Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; + Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. + Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự 2. Tội làm giả con dấu, giấy tờ tại BLHS 1999 và BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có gì khác? BLHS 1999 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 Mặt chủ quan của tội phạm Người thực hiện hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, hoặc công dân. Người thực hiệện hành vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật Mức phạt tiền cao nhất 10 triệu đồng 100 triệu đồng Mức phạt tù cao nhất 7 năm Tình tiết định khung tăng nặng - 02 đến 05 năm tù: + Có tổ chức; + Phạm tội nhiều lần; + Gây hậu quả nghiêm trọng; + Tái phạm nguy hiểm. - 02 đến 05 năm tù: + Có tổ chức; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; + Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; + Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Từ 04 đến 07 năm tù: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - 03 đến 07 năm tù: + Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; + Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; + Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.