Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tiếng ồn
Hầu hết mọi hoạt động của con người đều tạo ra tiếng ồn. Vậy quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn và nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn có thể sẽ bị xử phạt như thế nào? 1. Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn, được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Và giải thích về các khu vực đặc biệt và khu vực thông thường đối với tiêu chuẩn tiếng ồn, như: - Khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. - Khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 2. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn Căn cứ Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn như sau: - Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. - Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên. Ngoài hình phạt tiền, còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP; + Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP gây ra; + Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Như vậy, mỗi người cần có ý thức về ô nhiễm tiếng ồn, bởi tiếng ồn không chỉ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh mà nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị xử phạt hành chính.
Tết năm 2024 hát karaoke gây tiếng ồn lớn bị phạt bao nhiêu tiền?
Dịp Tết Nguyên Đán 2024 là một kỳ nghỉ lễ dài ngày, một trong những phiền toái vào dịp Tết là việc hát karaoke gây tiếng ồn lớn và kéo dài đến khuya. Vậy, hiện nay khi hát karaoke mà gây tiếng ồn thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? 1. Được hát karaoke đến mấy giờ? Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định rõ các trường vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung sẽ bị phạt hành chính như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người bị xử phạt còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, ở đây là thiết bị phát thanh, micro và loa phát thanh gây ồn khi karaoke. Từ quy định trên nghiêm cấm các cá nhân, hộ gia đình hát karaoke trong dịp Tết Nguyên đán 2024 hát karaoke từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt đến 01 triệu đồng. 2. Khi hát karaoke vào buổi tối thì tiếng ồn cho phép là bao nhiêu? Trường hợp mà cá nhân, hộ gia đình muốn hát karaoke vào buổi tối trong dịp Tết Nguyên đán thì phải điều chỉnh âm lượng tiếng ồn xuống mức cho phép theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT như sau: - Từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA; - Từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA. Theo đó, mức giới hạn tối đa tiếng ồn tại khu vực đặc biệt trong 2 khung giờ tương đương là 70 dBA và 45 dBA. Việc đo lượng tiếng ồn đáp ứng quy định nêu trên người hát karaoke có thể cài đặt các ứng dụng đo âm lượng để làm đúng quy định. 3. Có thể báo cơ quan nào khi hàng xóm hát karaoke gây ồn? Căn cứ khoản 1 Điều 68, khoản 1 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người dân có thể đến trình báo cho Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan công an nơi cư trú về sự việc. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 04 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. - Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Qua đó, người dân có thể báo cơ quan công an hoặc Chủ tịch UBND xã về các trường hợp vi phạm tiếng ồn, trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt thì có thể trình lên cơ quan địa phương cấp trên giải quyết, xử phạt theo quy định.
Đám cưới bật nhạc quá to có bị xử phạt không?
Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt. Tuy nhiên nên lưu ý rằng không được bật nhạc quá to, nếu không có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 1. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL, tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan. - Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình. - Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng. - Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. - Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang. 2. Quy định về việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới được quy định như sau: - Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; - Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật; - Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí; - Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc; - Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. 3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi bật nhạc to trong đám cưới Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP việc vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, nếu có hành vi bật nhạc quá lớn trong đám cưới có thể coi là hành vi gây ồn ào tại khu dân cư và hành vi này thực hiện trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau có thể sẽ bị phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm.
Mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Hiện nay, việc mở loa để hát, nhảy,... tại công viên khá phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Hành vi này diễn ra khá thường xuyên. Vậy việc mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên có vị xử phả vi phạm hành chính không? 1. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử lý thế nào Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử lý như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Căn cứ Điều 79 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định như sau: - Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này. - Người có thẩm quyền, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý. 3. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Theo theo Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Như vậy, nếu mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Nhà văn hóa thường xuyên gây ồn nửa đêm có bị xử phạt không? Nếu có thì báo với cơ quan nào?
Nhiều người dân sinh sống quanh khu vực Nhà văn hóa thường hay than phiền về việc tiếng ồn lúc nửa đêm khi chạy chương trình của Nhà văn hóa hay test âm thanh liên tục ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường người dân. Vậy Nhà văn hóa làm ồn thì liệu có bị xử phạt hay không? Nếu có phải báo với cơ quan nào? Căn cứ tại Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn thì: Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở của cả nước; do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng thôn trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp trên. Chức năng của Nhà văn hóa: - Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn. - Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. - Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn. Nhà văn hóa gây ồn có bị xử phạt theo quy định pháp luật? Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định về đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định này bao gồm: - Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài... Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân. - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm: (1) Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; (3) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam; (4) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; (5) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; (6) Các đơn vị sự nghiệp; (7) Tổ hợp tác; (8) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Từ những quy định trên, nhà văn hoá quận nơi người dân sinh sống là đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý của UBND quận (mục 6). Nếu có vi phạm quy định tiếng ồn sẽ bị xử phạt theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Nhà văn hóa gây ồn sẽ chịu mức xử phạt như thế nào? Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo đối với các hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. Phạt tiền từ 01-05 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. ….. Theo đó, tùy thể mức tiếng ồn mà Nhà văn hóa sẽ bị xử phạt vi phạm tương ứng. Cụ thể, mức nhẹ nhất là bị cảnh cáo với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2 dBA. Mức nặng nhất là bị phạt tiền đến 160 triệu đồng với cá nhân, có hành vi gây tiếng ồn từ 40 dBA trở lên. Lưu ý: Mức phạt trên là đối với vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức cùng vi phạm thì mức phạt tiền cao gấp 02 lần cá nhân. Do đó, mức phạt tối đa với đơn vị, tổ chức gây ồn 40 dBA trở lên, là 320 triệu đồng. Cơ quan nào có thẩm quyền? Về thẩm quyền xử phạt, khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định, Chủ tịch UBND các cấp hoặc thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao du lịch có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quy định tiếng ồn. Để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như bảo vệ môi trường chung, người dân có thể làm đơn gửi UBND quận nơi đặt trung tâm văn hoá này, hoặc thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao du lịch của Sở Văn hoá và Thể thao.
Xử phạt ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng được không?
Tình huống xảy ra là hiện nay tại các công viên có các nhóm tập thể dục sử dụng loa công suất lớn gây ồn ào, ô nhiễm tiếng ồn. Vậy có quy định nào về việc xử lý tình trạng này hay không? Liên quan đến vấn đề này thì hành vi ô nhiễm tiếng ồn tại công viên (nơi công cộng) thì quy định về xử phạt hành chính có nêu tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau: "Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;" Theo đó, việc phát loa gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau có thể bị xử phạt theo quy định trên. Còn nếu mở loa to sau 6 giờ sáng hoặc trước 22 giờ tối thì không có căn cứ cụ thể nào xử lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức âm thanh bao nhiêu là quá giới hạn tại khu vực công viên (nơi công cộng) thì hiện không tìm thấy thông tin văn bản cụ thể nào quy định mà chỉ có đối với các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác hay khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mà thôi. Kéo theo việc xử lý cũng rất khó khăn trong thực tế đối với trường hợp mở loa lớn tại nơi công cộng.
Công văn 797: 3 biện pháp trước mắt nhằm “dẹp” nạn karaoke gây ồn của UBND TP. HCM
3 biện pháp trước mắt dẹp nạn karaoke ở TP. HCM - Minh họa Ngày 19/3/2021, UBND TP. HCM ban hành Công văn khẩn 797/UBND-NCPC V/v tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm tiếng ồn trên địa bàn TP. HCM, trong đó nêu 3 phương án trước mắt nhằm đối phó, xử lý vấn đề này. Cụ thể, UBND Thành phố chỉ đạo như sau: 1. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đồng, nhắc nhở, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và người dân ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan. Thời gian thực hiện tập trung: Từ ngày 25/3 đến ngày 30/6 với chủ đề: Vấn nạn tiếng ồn và hành động của chúng ta. 2. Tăng cường thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tiếng ồn. Để tổ chức thực hiện biện pháp này, UBND yêu cầu Công an Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, Sở ngành liên quan phối hợp nghiên cứu, tham mưu, xử lý các hành vi vi phạm tiếng ồn theo quy định của Nghị định 155/2016/NĐ-CP. 3. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện pháp luật. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Công văn 560/UBND-NCPC: 3 giải pháp trước mắt đối phó với ô nhiễm tiếng ồn của UBND TP.HCM
TP. HCM mạnh tay giải quyết Ô nhiễm tiếng ồn do Karaoke Ngày 26/2/2020, Chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành Công văn 560/UBND-NCPC V/v tăng cường phòng, chống vi phạm về tiếng ồn sau khi nhận được phản ánh từ báo chí, người dân liên quan đến “vấn nạn” ô nhiễm tiếng ồn của các hộ dân thường xuyên hát karaoke với cường độ âm thanh lớn. 3 giải pháp trước mắt của UBND thành phố như sau: (1) Thủ trưởng các đơn vị thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện kết hợp, đồng bộ nhiều biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm về tiếng ồn. (2) Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục quán triệt, chỉ đạo Công an thành phố Thủ Đức và Công an các quận, huyện giao trách nhiệm cho Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện kịp thời, ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả các vi phạm về tiếng ồn tại địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm về mâu thuẫn, tranh chấp liên quan ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo chuyên đề về công tác này'. (3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp tục quán triệt, chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tiếng ồn và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tiếng ồn sâu rộng đến từng người dân và cộng đồng dân cư; đa dạng hóa, kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân; tăng cường rà soát, kiểm tra các khu vực thường xuyên có tiếng ồn bị phản ánh để kịp thời xử lý khi có tình huống phát sinh; tiếp tục quán triệt, giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở là Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo về nội dung này và chịu trách nhiệm về mâu thuẫn, tranh chấp liên quan vi phạm quy định về tiếng ồn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự tại địa bàn mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo chuyên đề về công tác này. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Ô nhiếm tiếng ồn và quy định cần biết !
Có nhiều loại ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn của phương tiện giao thông, tiếng ồn của công trình, nhà máy…Trong đó, ô nhiễm tiếng ồn có thể nói là ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Sự ô nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên ô nhiễm của tiếng ồn vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến con người. Thứ nhất, sinh sống tại khu vực có nhiều tiếng ồn, sáng chưa dậy đã nghe tiếng của những máy móc, thiết bị phát ra tiếng vừa mất ngủ vào buổi sáng sớm, vừa ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, minh mẫn của con người. Thứ hai, làm việc tại khu vực có tiếng ồn như xây các công trình, nhà máy, xây nhà, vừa đi làm đã nghe tiếng khoan tường, đập tường của những ngôi nhà hay công trình ở một bên.Sự ảnh hưởng của nó rất lớn: Gây mất tập trung, giảm chất lượng công việc, cùng với việc làm áp lực tại cơ quan dẫn đến đầu óc của con người bị căng thẳng. Theo thống kê của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm thần ở Hà Nội và Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là chịu sự ảnh hưởng quá lâu của tiếng ồn. Tai của con người có giới hạn nghe nhất định, đặc biệt khi tiếp xúc quá lâu với tiếng ồn, khi đạt ngưỡng nhất định sẽ có dẫn đến giảm thính lực, lâu dần có sẽ không còn nghe được. Tiếng ồn chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn nơi có đông dân cư sinh sống đặc biệt như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh…Mặc dù nhu cầu của người dân cao hơn, đồng thời với sự phát triển của đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay. Theo quy định của pháp luật tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. 7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. 8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. 9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. 10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. 11. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này. Mặc dù đã có quy định xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn, tuy nhiên nhiều cơ sở, công trình vẫn còn tiếp diễn các hành vi trên. Hình thức xử lý chưa có tín răn đe mạnh, nghiêm minh… Vì vậy các công trình, cơ sở cần có hướng xử lý nhằm đảm bảo sức khỏe của con người đồng thời đảm bảo được nhu cầu sự phát triển đô thị. Bên cạnh đó quy định của pháp luật cần mang tính chất mạnh bạo hơn, xử lý nghiêm minh hơn…
Tiếng chó sủa, ngựa hí, mèo kêu,... phải đáp ứng quy chuẩn tiếng ồn quốc gia
Luật Chăn nuôi vừa được thông qua với nhiều điểm mới lạ như không được đánh đập vật nuôi, phải gây mê rồi mới giết mổ,... gây chú trong dư luận. Bên cạnh đó, luật cũng dành hẳn 01 điều luật về xử lý tiếng ồn trong chăn nuôi. Cụ thể: Điều 61. Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi 1. Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi. 2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng tiếng chó sủa, ngựa hí, mèo kêu,... như thế nào để đáp ứng quy chuẩn tiếng ồn quốc gia, sẽ rất khó xác định. Thậm chí, với quy định này thì tiếng chim hót líu lo, tiếng gà gáy báo thức không đáp ứng tiêu chuẩn tiếng ồn cũng sẽ bị xử lý. Đặc biệt, đối với vật nuôi như chim yến sẽ không thể xử lý được tiếng ồn. Bởi chim yến là chim trời, bay trên không trung con người không thể bắt xuống để rọ mõm như chó được! Ý kiến của mọi người về vấn đề này như thế nào?
Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tiếng ồn
Hầu hết mọi hoạt động của con người đều tạo ra tiếng ồn. Vậy quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn và nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn có thể sẽ bị xử phạt như thế nào? 1. Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn, được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Và giải thích về các khu vực đặc biệt và khu vực thông thường đối với tiêu chuẩn tiếng ồn, như: - Khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. - Khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 2. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn Căn cứ Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm quy định về tiếng ồn như sau: - Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. - Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. - Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên. Ngoài hình phạt tiền, còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP; + Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP gây ra; + Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Như vậy, mỗi người cần có ý thức về ô nhiễm tiếng ồn, bởi tiếng ồn không chỉ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh mà nếu tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị xử phạt hành chính.
Tết năm 2024 hát karaoke gây tiếng ồn lớn bị phạt bao nhiêu tiền?
Dịp Tết Nguyên Đán 2024 là một kỳ nghỉ lễ dài ngày, một trong những phiền toái vào dịp Tết là việc hát karaoke gây tiếng ồn lớn và kéo dài đến khuya. Vậy, hiện nay khi hát karaoke mà gây tiếng ồn thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? 1. Được hát karaoke đến mấy giờ? Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định rõ các trường vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung sẽ bị phạt hành chính như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người bị xử phạt còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, ở đây là thiết bị phát thanh, micro và loa phát thanh gây ồn khi karaoke. Từ quy định trên nghiêm cấm các cá nhân, hộ gia đình hát karaoke trong dịp Tết Nguyên đán 2024 hát karaoke từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau, trường hợp vi phạm sẽ bị phạt đến 01 triệu đồng. 2. Khi hát karaoke vào buổi tối thì tiếng ồn cho phép là bao nhiêu? Trường hợp mà cá nhân, hộ gia đình muốn hát karaoke vào buổi tối trong dịp Tết Nguyên đán thì phải điều chỉnh âm lượng tiếng ồn xuống mức cho phép theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT như sau: - Từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA; - Từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA. Theo đó, mức giới hạn tối đa tiếng ồn tại khu vực đặc biệt trong 2 khung giờ tương đương là 70 dBA và 45 dBA. Việc đo lượng tiếng ồn đáp ứng quy định nêu trên người hát karaoke có thể cài đặt các ứng dụng đo âm lượng để làm đúng quy định. 3. Có thể báo cơ quan nào khi hàng xóm hát karaoke gây ồn? Căn cứ khoản 1 Điều 68, khoản 1 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người dân có thể đến trình báo cho Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan công an nơi cư trú về sự việc. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 04 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. - Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Qua đó, người dân có thể báo cơ quan công an hoặc Chủ tịch UBND xã về các trường hợp vi phạm tiếng ồn, trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt thì có thể trình lên cơ quan địa phương cấp trên giải quyết, xử phạt theo quy định.
Đám cưới bật nhạc quá to có bị xử phạt không?
Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt. Tuy nhiên nên lưu ý rằng không được bật nhạc quá to, nếu không có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 1. Những nguyên tắc trong tổ chức việc cưới Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL, tổ chức, cá nhân khi tổ chức việc cưới phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan. - Không lợi dụng việc cưới, việc tang và lễ hội để hoạt động nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong cộng đồng, dòng họ và gia đình. - Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự, an toàn công cộng. - Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. - Không được sử dụng thời gian làm việc và phương tiện của cơ quan đi đám cưới, lễ hội (trừ cơ quan làm nhiệm vụ); không sử dụng công quỹ của cơ quan làm quà mừng, quà tặng trong đám cưới và viếng đám tang. 2. Quy định về việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL việc tổ chức lễ cưới tại gia đình, địa điểm cưới được quy định như sau: - Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; - Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật; - Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí; - Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc; - Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. 3. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi bật nhạc to trong đám cưới Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP việc vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, nếu có hành vi bật nhạc quá lớn trong đám cưới có thể coi là hành vi gây ồn ào tại khu dân cư và hành vi này thực hiện trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau có thể sẽ bị phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm.
Mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Hiện nay, việc mở loa để hát, nhảy,... tại công viên khá phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Hành vi này diễn ra khá thường xuyên. Vậy việc mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên có vị xử phả vi phạm hành chính không? 1. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử lý thế nào Căn cứ Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung bị xử lý như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; + Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; + Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính Căn cứ Điều 79 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định như sau: - Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này. - Người có thẩm quyền, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý. 3. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Theo theo Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Như vậy, nếu mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Nhà văn hóa thường xuyên gây ồn nửa đêm có bị xử phạt không? Nếu có thì báo với cơ quan nào?
Nhiều người dân sinh sống quanh khu vực Nhà văn hóa thường hay than phiền về việc tiếng ồn lúc nửa đêm khi chạy chương trình của Nhà văn hóa hay test âm thanh liên tục ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường người dân. Vậy Nhà văn hóa làm ồn thì liệu có bị xử phạt hay không? Nếu có phải báo với cơ quan nào? Căn cứ tại Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn thì: Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở của cả nước; do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng thôn trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp trên. Chức năng của Nhà văn hóa: - Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn. - Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. - Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn. Nhà văn hóa gây ồn có bị xử phạt theo quy định pháp luật? Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định về đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định này bao gồm: - Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài... Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân. - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm: (1) Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; (2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; (3) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam; (4) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; (5) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; (6) Các đơn vị sự nghiệp; (7) Tổ hợp tác; (8) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Từ những quy định trên, nhà văn hoá quận nơi người dân sinh sống là đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý của UBND quận (mục 6). Nếu có vi phạm quy định tiếng ồn sẽ bị xử phạt theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Nhà văn hóa gây ồn sẽ chịu mức xử phạt như thế nào? Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo đối với các hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. Phạt tiền từ 01-05 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. ….. Theo đó, tùy thể mức tiếng ồn mà Nhà văn hóa sẽ bị xử phạt vi phạm tương ứng. Cụ thể, mức nhẹ nhất là bị cảnh cáo với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2 dBA. Mức nặng nhất là bị phạt tiền đến 160 triệu đồng với cá nhân, có hành vi gây tiếng ồn từ 40 dBA trở lên. Lưu ý: Mức phạt trên là đối với vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức cùng vi phạm thì mức phạt tiền cao gấp 02 lần cá nhân. Do đó, mức phạt tối đa với đơn vị, tổ chức gây ồn 40 dBA trở lên, là 320 triệu đồng. Cơ quan nào có thẩm quyền? Về thẩm quyền xử phạt, khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định, Chủ tịch UBND các cấp hoặc thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao du lịch có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về quy định tiếng ồn. Để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như bảo vệ môi trường chung, người dân có thể làm đơn gửi UBND quận nơi đặt trung tâm văn hoá này, hoặc thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao du lịch của Sở Văn hoá và Thể thao.
Xử phạt ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng được không?
Tình huống xảy ra là hiện nay tại các công viên có các nhóm tập thể dục sử dụng loa công suất lớn gây ồn ào, ô nhiễm tiếng ồn. Vậy có quy định nào về việc xử lý tình trạng này hay không? Liên quan đến vấn đề này thì hành vi ô nhiễm tiếng ồn tại công viên (nơi công cộng) thì quy định về xử phạt hành chính có nêu tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau: "Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;" Theo đó, việc phát loa gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau có thể bị xử phạt theo quy định trên. Còn nếu mở loa to sau 6 giờ sáng hoặc trước 22 giờ tối thì không có căn cứ cụ thể nào xử lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức âm thanh bao nhiêu là quá giới hạn tại khu vực công viên (nơi công cộng) thì hiện không tìm thấy thông tin văn bản cụ thể nào quy định mà chỉ có đối với các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác hay khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mà thôi. Kéo theo việc xử lý cũng rất khó khăn trong thực tế đối với trường hợp mở loa lớn tại nơi công cộng.
Công văn 797: 3 biện pháp trước mắt nhằm “dẹp” nạn karaoke gây ồn của UBND TP. HCM
3 biện pháp trước mắt dẹp nạn karaoke ở TP. HCM - Minh họa Ngày 19/3/2021, UBND TP. HCM ban hành Công văn khẩn 797/UBND-NCPC V/v tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm tiếng ồn trên địa bàn TP. HCM, trong đó nêu 3 phương án trước mắt nhằm đối phó, xử lý vấn đề này. Cụ thể, UBND Thành phố chỉ đạo như sau: 1. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đồng, nhắc nhở, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và người dân ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan. Thời gian thực hiện tập trung: Từ ngày 25/3 đến ngày 30/6 với chủ đề: Vấn nạn tiếng ồn và hành động của chúng ta. 2. Tăng cường thực hiện việc kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tiếng ồn. Để tổ chức thực hiện biện pháp này, UBND yêu cầu Công an Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, Sở ngành liên quan phối hợp nghiên cứu, tham mưu, xử lý các hành vi vi phạm tiếng ồn theo quy định của Nghị định 155/2016/NĐ-CP. 3. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện pháp luật. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Công văn 560/UBND-NCPC: 3 giải pháp trước mắt đối phó với ô nhiễm tiếng ồn của UBND TP.HCM
TP. HCM mạnh tay giải quyết Ô nhiễm tiếng ồn do Karaoke Ngày 26/2/2020, Chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành Công văn 560/UBND-NCPC V/v tăng cường phòng, chống vi phạm về tiếng ồn sau khi nhận được phản ánh từ báo chí, người dân liên quan đến “vấn nạn” ô nhiễm tiếng ồn của các hộ dân thường xuyên hát karaoke với cường độ âm thanh lớn. 3 giải pháp trước mắt của UBND thành phố như sau: (1) Thủ trưởng các đơn vị thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, thực hiện kết hợp, đồng bộ nhiều biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm về tiếng ồn. (2) Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục quán triệt, chỉ đạo Công an thành phố Thủ Đức và Công an các quận, huyện giao trách nhiệm cho Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện kịp thời, ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả các vi phạm về tiếng ồn tại địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm về mâu thuẫn, tranh chấp liên quan ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo chuyên đề về công tác này'. (3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp tục quán triệt, chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tiếng ồn và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tiếng ồn sâu rộng đến từng người dân và cộng đồng dân cư; đa dạng hóa, kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân; tăng cường rà soát, kiểm tra các khu vực thường xuyên có tiếng ồn bị phản ánh để kịp thời xử lý khi có tình huống phát sinh; tiếp tục quán triệt, giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở là Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo về nội dung này và chịu trách nhiệm về mâu thuẫn, tranh chấp liên quan vi phạm quy định về tiếng ồn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự tại địa bàn mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo chuyên đề về công tác này. Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm dưới đây.
Ô nhiếm tiếng ồn và quy định cần biết !
Có nhiều loại ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn của phương tiện giao thông, tiếng ồn của công trình, nhà máy…Trong đó, ô nhiễm tiếng ồn có thể nói là ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Sự ô nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, tuy nhiên ô nhiễm của tiếng ồn vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến con người. Thứ nhất, sinh sống tại khu vực có nhiều tiếng ồn, sáng chưa dậy đã nghe tiếng của những máy móc, thiết bị phát ra tiếng vừa mất ngủ vào buổi sáng sớm, vừa ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, minh mẫn của con người. Thứ hai, làm việc tại khu vực có tiếng ồn như xây các công trình, nhà máy, xây nhà, vừa đi làm đã nghe tiếng khoan tường, đập tường của những ngôi nhà hay công trình ở một bên.Sự ảnh hưởng của nó rất lớn: Gây mất tập trung, giảm chất lượng công việc, cùng với việc làm áp lực tại cơ quan dẫn đến đầu óc của con người bị căng thẳng. Theo thống kê của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm thần ở Hà Nội và Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là chịu sự ảnh hưởng quá lâu của tiếng ồn. Tai của con người có giới hạn nghe nhất định, đặc biệt khi tiếp xúc quá lâu với tiếng ồn, khi đạt ngưỡng nhất định sẽ có dẫn đến giảm thính lực, lâu dần có sẽ không còn nghe được. Tiếng ồn chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn nơi có đông dân cư sinh sống đặc biệt như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh…Mặc dù nhu cầu của người dân cao hơn, đồng thời với sự phát triển của đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay. Theo quy định của pháp luật tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. 7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. 8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. 9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. 10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. 11. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này. Mặc dù đã có quy định xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn, tuy nhiên nhiều cơ sở, công trình vẫn còn tiếp diễn các hành vi trên. Hình thức xử lý chưa có tín răn đe mạnh, nghiêm minh… Vì vậy các công trình, cơ sở cần có hướng xử lý nhằm đảm bảo sức khỏe của con người đồng thời đảm bảo được nhu cầu sự phát triển đô thị. Bên cạnh đó quy định của pháp luật cần mang tính chất mạnh bạo hơn, xử lý nghiêm minh hơn…
Tiếng chó sủa, ngựa hí, mèo kêu,... phải đáp ứng quy chuẩn tiếng ồn quốc gia
Luật Chăn nuôi vừa được thông qua với nhiều điểm mới lạ như không được đánh đập vật nuôi, phải gây mê rồi mới giết mổ,... gây chú trong dư luận. Bên cạnh đó, luật cũng dành hẳn 01 điều luật về xử lý tiếng ồn trong chăn nuôi. Cụ thể: Điều 61. Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi 1. Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi. 2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng tiếng chó sủa, ngựa hí, mèo kêu,... như thế nào để đáp ứng quy chuẩn tiếng ồn quốc gia, sẽ rất khó xác định. Thậm chí, với quy định này thì tiếng chim hót líu lo, tiếng gà gáy báo thức không đáp ứng tiêu chuẩn tiếng ồn cũng sẽ bị xử lý. Đặc biệt, đối với vật nuôi như chim yến sẽ không thể xử lý được tiếng ồn. Bởi chim yến là chim trời, bay trên không trung con người không thể bắt xuống để rọ mõm như chó được! Ý kiến của mọi người về vấn đề này như thế nào?