Bộ Công an trả lời người dân về công tác thực hiện quản lý những người nghiện ma túy
Mới đây, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an vừa nhận được câu hỏi đến từ người dân liên quan đến vấn đề ma túy cần giải đáp. Cụ thể, người này hỏi, theo quy định hiện hành, công tác quản lý những người nghiện ma túy được thực hiện như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Ngày 13/6/2023, người dân gửi đến Cổng TTĐT Bộ Công an vướng mắc rằng: “Thực tế cho thấy, hiện nay ngày càng có nhiều loại ma túy, đối tượng nghiện ma túy cũng rất đa dạng như: Nghiện heroin, ma túy đá, thuốc phiện…, đặc biệt là ma túy đá (một loại ma túy gây ảo giác) hiện đang rất phổ biến và gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Bộ Công an cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, công tác quản lý những đối tượng nghiện ma túy được thực hiện như thế nào?” Về vấn đề này, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11 ngày 30/3/2021, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Theo quy định của 02 Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành thì: Người sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện là nghiện ma túy, được đăng ký cai nghiện tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Sau đó, nếu vi phạm các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc tái nghiện sẽ bị lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc. Sau khi hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chịu sự quản lý sau cai nghiện, cụ thể như sau: Về cai nghiện tự nguyện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (quy định tại Điều 28 Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy): Điều 28. Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện công lập. Người được cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả xác định tình trạng nghiện là nghiện phải đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện). Thời gian cai nghiện tự nguyện là từ 6 đến 12 tháng; thời gian điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo liệu trình của bác sĩ đến khi hết nghiện, không ấn định thời gian. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an cho vướng mắc về công tác quản lý những đối tượng nghiện ma túy. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Cảnh báo: Ma túy núp bóng thuốc lá điện tử
Vừa qua, trên các trang báo điện tử cảnh báo người dân phát hiện được chất ma túy trong thuốc lá điện tử. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người dùng. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vừa qua, theo thông tin từ Báo điện tử VTV, một nhóm đối tượng phân phối, bán thuốc lá điện tử có chứa chất ma túy đã bị Công an huyện Thạch Thất, Hà Nội điều tra, phát hiện. Theo đó, được biết nhóm các đối tượng này mua bán các loại thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, theo kết quả giám định còn cho thấy được, chất trong thuốc lá điện tử là chất thuộc nhóm chất cần sa tổng hợp trong danh mục cấm. Hành vi này là hành vi hết sức nguy hiểm, bởi lẽ các chất cấm được ngụy trang trong thuốc lá điện tử khiến người dùng không phân biệt được. Hơn nữa, đối với những trường hợp này có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc, không lường trước được. Được biết, những người sau khi sử dụng xong thuốc lá điện tử có trộn lẫn chất cấm có những biểu hiện bất thường. Tuy nhiên chưa có thiệt hại nào lớn về người. Song, còn nhiều vụ ngụy trang khác từ chất cấm khác, dọa gần đây nhất là đường dây ma túy mới có tên ma túy "nước biển" ở Đà Nẵng và còn nhiều loại ma túy "trá hình" dưới dạng đồ ăn, thức uống đang tấn công môi trường học đường. Cụ thể, tháng 10 năm trước, có rất nhiều cảnh báo về loại ma túy dưới dạng gói hương dâu, hương nho, hương xoài có tên "Crispy Fruit". Kết quả giám định cho thấy đây là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp. Sản phẩm này hòa tan được vào nước như nước giải khát, khi uống sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần và có thể đe dọa tính mạng nếu sử dụng quá nhiều. Chúng còn được gọi dưới tên "nước vui". Hoặc nhiều dạng ma túy "núp bóng" khác như bánh cần, bánh lười "Lazy cakes" chứa chất cần sa; tinh dầu thuốc lá điện tử; nước nho, trà chanh, nước giải khát chứa chất ma túy ketamine… Theo đó, người dân cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng hàng hóa, đồ ăn thức uống tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Hành vi mua bán ma túy trái phép bị xử lý thế nào? Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ bị phạt tù từ 02-07 năm đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Đối với khung phạt nặng nhất, phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau: - Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; - Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên; - Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên; - Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; - Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; - Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; - Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; - Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu trên. Ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung: Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy còn có thể bị phạt tiền từ 05-500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến tử hình.
Trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị xử lý hình sự?
Cần sa - cái tên không còn quá xa lạ, bởi khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến đây là một loại thuốc phiện bất hợp pháp. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ nông nổi tìm đến loại cây này không chỉ để sử dụng mà còn trồng để kiếm lợi nhuận. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, vậy trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị xử lý hình sự? Cây cần sa là gì? Trong giới trẻ thường gọi bằng nhiều cái tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin” được sử dụng dưới dạng hút, vape (kiểu hút của thuốc lá điện tử), hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí. Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Loại ma tuý có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Thành phẩm thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Theo như pháp luật quy định việc sử dụng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe thì đều bị cấm. Chính vì vậy mà bắt nguồn cho những sản phẩm đó chính là hành vi trồng cây cần sa. Trồng cần sa là hành vi vi phạm pháp luật Việc trồng cây cần sa trái phép và sử dụng nó với bất kỳ biện pháp hoặc mục đích nào thì cũng đều bị pháp luật nghiêm cấm. Căn cứ tại Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021 nghiêm cấm hành vi trồng cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định), hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy. Như vậy, việc trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, số lượng cây thuốc phiện, cây cần sa mà việc trồng cây thuốc phiện, cần sa sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trồng cần sa bị xử lý như thế nào? Truy cứu trách nhiệm hình sự Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định mức phạt đối với hành vi trồng cây thuốc phiện như sau: Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa,... hoặc đã bị kết án về tội tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây. Lưu ý: Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Với số lượng 3.000 cây trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng. Như vậy, hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa có thể bị phạt đến 07 năm tù. Xử phạt vi phạm hành chính Người trồng cây thuốc phiện, cây cần sa nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như mục trên thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. - Ngoài ra còn bị tịch thu cây thuốc phiện, cây cần sa,... Nếu người nước ngoài vi phạm còn có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam. Như vậy, nếu có hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa thì cá nhân có thể bị phạt đến 10 triệu đồng, tổ chức có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. (Căn cứ tại khoản 3; điểm a, d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) Trồng bao nhiêu cây cần sa trở lên thì bị xử lý hình sự? Dựa theo các phân tích trên thì, nếu chưa bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì trồng từ 500 cây cần sa sẽ bị xử lý hình sự Nếu đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì từ lần sau chỉ trồng 1 cây cần sa cũng sẽ bị xử lý hình sự.
Bộ Công an trả lời người dân về công tác thực hiện quản lý những người nghiện ma túy
Mới đây, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an vừa nhận được câu hỏi đến từ người dân liên quan đến vấn đề ma túy cần giải đáp. Cụ thể, người này hỏi, theo quy định hiện hành, công tác quản lý những người nghiện ma túy được thực hiện như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Ngày 13/6/2023, người dân gửi đến Cổng TTĐT Bộ Công an vướng mắc rằng: “Thực tế cho thấy, hiện nay ngày càng có nhiều loại ma túy, đối tượng nghiện ma túy cũng rất đa dạng như: Nghiện heroin, ma túy đá, thuốc phiện…, đặc biệt là ma túy đá (một loại ma túy gây ảo giác) hiện đang rất phổ biến và gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Bộ Công an cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, công tác quản lý những đối tượng nghiện ma túy được thực hiện như thế nào?” Về vấn đề này, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 11 ngày 30/3/2021, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Theo quy định của 02 Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành thì: Người sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện là nghiện ma túy, được đăng ký cai nghiện tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Sau đó, nếu vi phạm các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc tái nghiện sẽ bị lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc. Sau khi hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chịu sự quản lý sau cai nghiện, cụ thể như sau: Về cai nghiện tự nguyện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (quy định tại Điều 28 Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy): Điều 28. Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác định nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là người nghiện ma túy) phải đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Người không có nơi cư trú ổn định thì đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và thực hiện việc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện công lập. Người được cơ quan có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả xác định tình trạng nghiện là nghiện phải đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện). Thời gian cai nghiện tự nguyện là từ 6 đến 12 tháng; thời gian điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo liệu trình của bác sĩ đến khi hết nghiện, không ấn định thời gian. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an cho vướng mắc về công tác quản lý những đối tượng nghiện ma túy. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Cảnh báo: Ma túy núp bóng thuốc lá điện tử
Vừa qua, trên các trang báo điện tử cảnh báo người dân phát hiện được chất ma túy trong thuốc lá điện tử. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người dùng. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vừa qua, theo thông tin từ Báo điện tử VTV, một nhóm đối tượng phân phối, bán thuốc lá điện tử có chứa chất ma túy đã bị Công an huyện Thạch Thất, Hà Nội điều tra, phát hiện. Theo đó, được biết nhóm các đối tượng này mua bán các loại thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, theo kết quả giám định còn cho thấy được, chất trong thuốc lá điện tử là chất thuộc nhóm chất cần sa tổng hợp trong danh mục cấm. Hành vi này là hành vi hết sức nguy hiểm, bởi lẽ các chất cấm được ngụy trang trong thuốc lá điện tử khiến người dùng không phân biệt được. Hơn nữa, đối với những trường hợp này có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc, không lường trước được. Được biết, những người sau khi sử dụng xong thuốc lá điện tử có trộn lẫn chất cấm có những biểu hiện bất thường. Tuy nhiên chưa có thiệt hại nào lớn về người. Song, còn nhiều vụ ngụy trang khác từ chất cấm khác, dọa gần đây nhất là đường dây ma túy mới có tên ma túy "nước biển" ở Đà Nẵng và còn nhiều loại ma túy "trá hình" dưới dạng đồ ăn, thức uống đang tấn công môi trường học đường. Cụ thể, tháng 10 năm trước, có rất nhiều cảnh báo về loại ma túy dưới dạng gói hương dâu, hương nho, hương xoài có tên "Crispy Fruit". Kết quả giám định cho thấy đây là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp. Sản phẩm này hòa tan được vào nước như nước giải khát, khi uống sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần và có thể đe dọa tính mạng nếu sử dụng quá nhiều. Chúng còn được gọi dưới tên "nước vui". Hoặc nhiều dạng ma túy "núp bóng" khác như bánh cần, bánh lười "Lazy cakes" chứa chất cần sa; tinh dầu thuốc lá điện tử; nước nho, trà chanh, nước giải khát chứa chất ma túy ketamine… Theo đó, người dân cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng hàng hóa, đồ ăn thức uống tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Hành vi mua bán ma túy trái phép bị xử lý thế nào? Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ bị phạt tù từ 02-07 năm đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Đối với khung phạt nặng nhất, phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau: - Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; - Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên; - Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên; - Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; - Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên; - Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; - Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; - Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu trên. Ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung: Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy còn có thể bị phạt tiền từ 05-500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến tử hình.
Trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị xử lý hình sự?
Cần sa - cái tên không còn quá xa lạ, bởi khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến đây là một loại thuốc phiện bất hợp pháp. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ nông nổi tìm đến loại cây này không chỉ để sử dụng mà còn trồng để kiếm lợi nhuận. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, vậy trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị xử lý hình sự? Cây cần sa là gì? Trong giới trẻ thường gọi bằng nhiều cái tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin” được sử dụng dưới dạng hút, vape (kiểu hút của thuốc lá điện tử), hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí. Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Loại ma tuý có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Thành phẩm thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Theo như pháp luật quy định việc sử dụng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe thì đều bị cấm. Chính vì vậy mà bắt nguồn cho những sản phẩm đó chính là hành vi trồng cây cần sa. Trồng cần sa là hành vi vi phạm pháp luật Việc trồng cây cần sa trái phép và sử dụng nó với bất kỳ biện pháp hoặc mục đích nào thì cũng đều bị pháp luật nghiêm cấm. Căn cứ tại Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021 nghiêm cấm hành vi trồng cây có chứa chất ma túy (cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định), hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy. Như vậy, việc trồng cây thuốc phiện, cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, số lượng cây thuốc phiện, cây cần sa mà việc trồng cây thuốc phiện, cần sa sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trồng cần sa bị xử lý như thế nào? Truy cứu trách nhiệm hình sự Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định mức phạt đối với hành vi trồng cây thuốc phiện như sau: Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa,... hoặc đã bị kết án về tội tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây. Lưu ý: Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Với số lượng 3.000 cây trở lên; - Tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng. Như vậy, hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa có thể bị phạt đến 07 năm tù. Xử phạt vi phạm hành chính Người trồng cây thuốc phiện, cây cần sa nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như mục trên thì bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. - Ngoài ra còn bị tịch thu cây thuốc phiện, cây cần sa,... Nếu người nước ngoài vi phạm còn có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam. Như vậy, nếu có hành vi trồng cây thuốc phiện, cần sa thì cá nhân có thể bị phạt đến 10 triệu đồng, tổ chức có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. (Căn cứ tại khoản 3; điểm a, d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) Trồng bao nhiêu cây cần sa trở lên thì bị xử lý hình sự? Dựa theo các phân tích trên thì, nếu chưa bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì trồng từ 500 cây cần sa sẽ bị xử lý hình sự Nếu đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì từ lần sau chỉ trồng 1 cây cần sa cũng sẽ bị xử lý hình sự.