Bộ GD&ĐT công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2020
Bộ GD&ĐT vừa công bố đáp án chính thức 09 môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, công bố đáp án 08 môn trắc nghiệm và thang điểm môn Văn. Ảnh chụp một phần Thang điểm môn Văn Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thông báo kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ngày 27/8. Việc công bố xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 1/9. Chi tiết đáp án xem tại file đính kèm.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn GDCD bị cho là nhầm
Câu hỏi về quyền bình đẳng trong kinh doanh ở đề môn Giáo dục công dân, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, được nhiều chuyên gia luật cho là không chính xác. Sáng 10/8, thí sinh hoàn thành bài thi Khoa học xã hội với 3 môn Sử, Địa, Giáo dục công dân. Đọc đề Giáo dục công dân, nhiều giảng viên Luật cho rằng câu hỏi 117, mã đề 310, các đáp án đưa ra không thuyết phục, không thể lựa chọn. Câu 117, mã đề 310: Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị X và khách sạn của chị Y đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông B là cán bộ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt chị X mà bỏ qua lỗi của chị Y vì chị Y là em họ của ông. Biết chuyện, em trai chị X là anh C làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị Y giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị Y, chị X và anh C B. Chị Y, ông B và anh C C. Chị X, chị Y và ông B D. Chị X, ông B và anh C Thạc sĩ Lưu Đức Quang (giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, câu hỏi này đã nhầm lẫn nghiêm trọng về quan hệ pháp luật. Cụ thể, khi đề cập đến quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, tức là nói đến mọi chủ thể bình đẳng trước Nhà nước thông qua pháp luật. Nhà nước khi đó tạo ra cơ hội cho mọi người là như nhau. Trong tình huống này, với các dữ kiện đưa ra, bà X và Y vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện kinh doanh khi chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy cho khách sạn của mình. Do đó, nếu có vi phạm về quyền bình đẳng trong kinh doanh ở đây chỉ có thể là ông cán bộ B - bởi người này trực tiếp xâm phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh giữa hai người X, Y khi chỉ xử phạt một người, bỏ qua cho người còn lại. Riêng anh C vi phạm vì có hành vi vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự người khác. "Không có đáp án nào thuyết phục trong 4 đáp án trên. Dữ kiện câu hỏi này lỏng lẻo, nếu buộc phải chọn một trong 4 đáp án trên là một lỗ hổng kiến thức pháp luật", ông Quang nói. Cùng quan điểm trên, TS Bùi Kim Hiếu (Trưởng khoa Luật, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM) cho rằng, với dữ liệu của câu hỏi này, cả 4 đáp án đều không chính xác. Người vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh trong dữ kiện này rõ ràng nhất là ông B. Trong khi đó, theo pháp luật cạnh tranh và kinh doanh, bà X có thể được cho là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh nếu biết được em trai là anh C bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm mà không có hành động ngăn cản; hoặc chính bà X xúi giục anh C làm chuyện này. Khi đó, đáp án "Chị X, ông B và anh C" mới thuyết phục. Một giảng viên luật khác cho rằng, phạm trù bình đẳng trong kinh doanh nên được xét trong cách đối xử của Nhà nước với các chủ thể kinh doanh. Trong tình huống này, bà Y vi phạm hành chính về trật tự quản lý Nhà nước trong an toàn cháy nổ, không liên quan đến bình đẳng trong kinh doanh. Do đó, đáp án A, B, C trong câu hỏi (chứa dữ kiện chị Y) bị loại. Trong đáp án D "Chị X, ông B và anh C" thì anh C không phải là chủ thể kinh doanh, có chăng anh ta vi phạm quyền dân sự về uy tín của một doanh nghiệp. "Quyền bình đẳng trong kinh doanh hiện cũng chưa rõ ràng, đây là một phạm trù rộng nên đưa vào một đề thi cho thí sinh THPT cũng chưa hợp lý. Riêng câu hỏi này thì dữ kiện và các đáp án là không chính xác", ông cho hay. Trong khi đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân và thí sinh thi Khoa học xã hội cho rằng đáp án đúng cho câu trên là C (Chị X, chị Y và ông B). Theo nam giáo viên trường THPT ở TP HCM, nội dung chương trình, bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lưạ chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh đều bình đẳng trước pháp luật. "Ở đây chị X, chị Y đã không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định, ở cùng một địa bàn nên đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh. Ông B là cán bộ nhưng xử lý không công bằng, hai người cùng vi phạm nhưng chỉ xử lý một người", giáo viên này nói. Theo VnExpress Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Những máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi tốt nghiệp 2020
GDVN- Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn về danh sách máy tính bỏ túi thí sinh được phép mang vào phòng thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo quy định, về nguyên tắc chung, máy tính bỏ túi được phép đem vào phòng thi là các máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra danh sách máy tính bỏ túi thông dụng được phép đem vào phòng thi kỳ thi THPT năm 2020 như sau: Casio FX-500 MS, Casio FX-570 MS, FX 570 ES Plus, FX-570VN Plus, FX-580VN X. VinaCal 500 MS, 570 MS, 570 ES Plus, 570 ES Plus II, 570 EX Plus, 680EX Plus; Catel NT CAVIET NT-570ES Plus II, NT-570 ES Plus, NT-500MS, NT-570VN Plus, NT-580EX, NT-570NS. Thiên Long FX590VN Flexio, FX680VN Flexio; Deli 1710, D991ES; Eras E370, E371; Vinaplus FX-580VNX Plus II, FX-580 X. Hình minh họa: máy tính bỏ túi được mang vào phòng thi (bên trái) và không được mang vào phòng thi (bên phải) (ảnh: moet.gov.vn) Thí sinh có thể mang các máy tính bỏ túi tương đương các loại như trên, không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng gửi - nhận thông tin và ghi âm - ghi hình, đáp ứng quy định của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thông tin về danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi phải được các Sở Giáo dục và Đào tạo phổ biến tới giáo viên, học sinh tham gia kỳ thi để thực hiện. Theo Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam
Khi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh phải có Căn cước công dân
Đây là nội dung tại Công văn 2115/BGDĐT-QLCL ngày 12/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, các sở GDĐT chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng ĐKDT theo quy định tại điều 12, 13 quy chế thi lưu ý: - Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có Căn cước công dân. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Căn cước công dân trước khi nộp phiếu đăng ký dự thi. - Trong trường hợp không có Căn cước công dân thì hệ thống quản lý thi sẽ gán cho thí sinh 01 mã số gồm 12 ký tự để quản lý. - Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi. Lưu ý: Thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng Căn cước công dân thống nhất khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển. Đơn vị đăng ký dự thi chịu trách nhiệm bảo quản Phiếu ĐKĐT số 1, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo, Danh sách thí sinh ĐKDT đề xuất trình kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT và yêu cầu sửa chữa (nếu có) Xem: Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Bộ Giáo dục công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
TPO - Bộ GD&ĐT vừa công bố lịch thi chi tiết kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra từ ngày 9-10/8/2020. Sáng 9/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho các cơ sở giáo dục. Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm nay. Theo đó, kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8, rút ngắn nửa ngày so với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019. Cụ thể, ngày 9/8, buổi sáng thí sinh dự thi môn Ngữ văn (120 phút) và buổi chiều thi môn Toán (90 phút). Ngày 10/8: Buổi sáng thí sinh sẽ làm bài thi tổ hợp KHTN và tổ hợp KHXH song song. Mỗi bài thi kéo dài trong 90 phút. Trong đó, bài thi KHTN sẽ diễn ra tuần tự 3 môn thành phần gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học (mỗi môn 50 phút) và bài thi KHXH gồm Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân (mỗi môn 50 phút). Khác với năm ngoái, thí sinh có thể đăng ký dự thi 2 bài thi tổ hợp là năm nay mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự một bài thi. Do đó, có thể tổ chức đồng thời 2 bài thi trong cùng 1 buổi sáng. Buổi chiều 10/8, thí sinh làm bài thi Ngoại ngữ trong thời gian 60 phút. Để dự thi trong 2 ngày trên, từ chiều 8/6, thí sinh có mặt tại các phòng thi để làm thủ tục dự thi, đính chính các thông tin sai sót (nếu có). Đây được coi là việc rất quan trọng thí sinh cần lưu ý để tránh những sai sót thông tin sát ngày thi và phòng trừ trường hợp thí sinh đi nhầm phòng thi, điểm thi. Trước đó, ngày 5/6, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới cơ bản như: Giao trách nhiệm cho các địa phương; Không có cán bộ, giảng viên các trường ĐH về địa phương coi thi thay vào đó từ coi thi, chấm thi năm nay đều giao cho cán bộ, giáo viên địa phương thực hiện; Lần đầu tiên có thêm lực lượng thanh tra của UBND tỉnh/ TP… Theo Tiền phong
“Chốt” lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
(PLVN) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8. Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD&ĐT, Chính phủ đã thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ trình. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8. Về cơ bản, kỳ thi vẫn giữ ổn định như năm 2019. Thí sinh sẽ làm ba bài thi bắt buộc gồm Toán (90 phút), Ngữ văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút) và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (mỗi môn Vật lý, Hóa học, Sinh học 50 phút) hoặc Khoa học xã hội (mỗi môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân 50 phút). Chính phủ đã giao chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc. Bộ GD&ĐT cũng công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh yên tâm, đề thi bám sát nội dung chương trình được tinh giản, đồng thời có sự phân hoá để đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và bảo đảm cơ hội cho các thí sinh khi có nguyện vọng tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo sự tham gia của “ba cấp” thanh tra, kiểm tra gồm Thanh tra của Bộ GD&ĐT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc Sở GD&ĐT. Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục đại học sẽ tiếp tục được huy động để tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo sự phân công, uỷ nhiệm của Bộ GD&ĐT. Kỳ thi năm 2020, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả khâu, đặc biệt là giám sát bảo đảm an toàn, bảo mật trong công tác đề thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả. Căn cứ cơ sở dữ liệu người học, các địa phương sẽ thực hiện việc đối sánh kết quả thi của thí sinh với kết quả học tập lớp 12. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng chống gian lận, đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi. Trước đó, ngày 7/5, Bộ GD&ĐT công bố các đề tham khảo của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đề thi bám sát nội dung chương trình tinh giản, được đánh giá dễ hơn đề những năm trước nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa. Theo Báo Pháp luật Việt Nam
Bộ giáo dục và đạo tạo đang dự thảo Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, nội dung được kế thừa trong quy định hiện hành là công chức, viên chức không tham gia tổ chức thi tốt nghiệp THPT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị buộc thôi việc khi có các hành động như: + Thi hộ, + Tổ chức lấy đề thi ra và đưa bài giải vào cho thí sinh, + Đưa thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến kỳ thi, + Gây rối làm mất trật tự tại khu vực thi. Ngoài ra, tại dự thảo cần chú ý những nội dung sau: - Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận). - Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH. Dự thảo nêu rõ: Cán bộ coi thi là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi và công an, kiểm soát viên quân sự; Dự thảo Thông tư thay thế các Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT, Thông tư 08/2020/TT-BGDĐT Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Bộ GD&ĐT công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2020
Bộ GD&ĐT vừa công bố đáp án chính thức 09 môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, công bố đáp án 08 môn trắc nghiệm và thang điểm môn Văn. Ảnh chụp một phần Thang điểm môn Văn Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thông báo kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ngày 27/8. Việc công bố xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 1/9. Chi tiết đáp án xem tại file đính kèm.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn GDCD bị cho là nhầm
Câu hỏi về quyền bình đẳng trong kinh doanh ở đề môn Giáo dục công dân, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, được nhiều chuyên gia luật cho là không chính xác. Sáng 10/8, thí sinh hoàn thành bài thi Khoa học xã hội với 3 môn Sử, Địa, Giáo dục công dân. Đọc đề Giáo dục công dân, nhiều giảng viên Luật cho rằng câu hỏi 117, mã đề 310, các đáp án đưa ra không thuyết phục, không thể lựa chọn. Câu 117, mã đề 310: Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị X và khách sạn của chị Y đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông B là cán bộ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt chị X mà bỏ qua lỗi của chị Y vì chị Y là em họ của ông. Biết chuyện, em trai chị X là anh C làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị Y giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị Y, chị X và anh C B. Chị Y, ông B và anh C C. Chị X, chị Y và ông B D. Chị X, ông B và anh C Thạc sĩ Lưu Đức Quang (giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, câu hỏi này đã nhầm lẫn nghiêm trọng về quan hệ pháp luật. Cụ thể, khi đề cập đến quyền bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, tức là nói đến mọi chủ thể bình đẳng trước Nhà nước thông qua pháp luật. Nhà nước khi đó tạo ra cơ hội cho mọi người là như nhau. Trong tình huống này, với các dữ kiện đưa ra, bà X và Y vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo điều kiện kinh doanh khi chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy cho khách sạn của mình. Do đó, nếu có vi phạm về quyền bình đẳng trong kinh doanh ở đây chỉ có thể là ông cán bộ B - bởi người này trực tiếp xâm phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh giữa hai người X, Y khi chỉ xử phạt một người, bỏ qua cho người còn lại. Riêng anh C vi phạm vì có hành vi vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự người khác. "Không có đáp án nào thuyết phục trong 4 đáp án trên. Dữ kiện câu hỏi này lỏng lẻo, nếu buộc phải chọn một trong 4 đáp án trên là một lỗ hổng kiến thức pháp luật", ông Quang nói. Cùng quan điểm trên, TS Bùi Kim Hiếu (Trưởng khoa Luật, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM) cho rằng, với dữ liệu của câu hỏi này, cả 4 đáp án đều không chính xác. Người vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh trong dữ kiện này rõ ràng nhất là ông B. Trong khi đó, theo pháp luật cạnh tranh và kinh doanh, bà X có thể được cho là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh nếu biết được em trai là anh C bịa đặt việc chị Y sử dụng chất cấm mà không có hành động ngăn cản; hoặc chính bà X xúi giục anh C làm chuyện này. Khi đó, đáp án "Chị X, ông B và anh C" mới thuyết phục. Một giảng viên luật khác cho rằng, phạm trù bình đẳng trong kinh doanh nên được xét trong cách đối xử của Nhà nước với các chủ thể kinh doanh. Trong tình huống này, bà Y vi phạm hành chính về trật tự quản lý Nhà nước trong an toàn cháy nổ, không liên quan đến bình đẳng trong kinh doanh. Do đó, đáp án A, B, C trong câu hỏi (chứa dữ kiện chị Y) bị loại. Trong đáp án D "Chị X, ông B và anh C" thì anh C không phải là chủ thể kinh doanh, có chăng anh ta vi phạm quyền dân sự về uy tín của một doanh nghiệp. "Quyền bình đẳng trong kinh doanh hiện cũng chưa rõ ràng, đây là một phạm trù rộng nên đưa vào một đề thi cho thí sinh THPT cũng chưa hợp lý. Riêng câu hỏi này thì dữ kiện và các đáp án là không chính xác", ông cho hay. Trong khi đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân và thí sinh thi Khoa học xã hội cho rằng đáp án đúng cho câu trên là C (Chị X, chị Y và ông B). Theo nam giáo viên trường THPT ở TP HCM, nội dung chương trình, bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lưạ chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh đều bình đẳng trước pháp luật. "Ở đây chị X, chị Y đã không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định, ở cùng một địa bàn nên đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh. Ông B là cán bộ nhưng xử lý không công bằng, hai người cùng vi phạm nhưng chỉ xử lý một người", giáo viên này nói. Theo VnExpress Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Những máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi tốt nghiệp 2020
GDVN- Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn về danh sách máy tính bỏ túi thí sinh được phép mang vào phòng thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo quy định, về nguyên tắc chung, máy tính bỏ túi được phép đem vào phòng thi là các máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra danh sách máy tính bỏ túi thông dụng được phép đem vào phòng thi kỳ thi THPT năm 2020 như sau: Casio FX-500 MS, Casio FX-570 MS, FX 570 ES Plus, FX-570VN Plus, FX-580VN X. VinaCal 500 MS, 570 MS, 570 ES Plus, 570 ES Plus II, 570 EX Plus, 680EX Plus; Catel NT CAVIET NT-570ES Plus II, NT-570 ES Plus, NT-500MS, NT-570VN Plus, NT-580EX, NT-570NS. Thiên Long FX590VN Flexio, FX680VN Flexio; Deli 1710, D991ES; Eras E370, E371; Vinaplus FX-580VNX Plus II, FX-580 X. Hình minh họa: máy tính bỏ túi được mang vào phòng thi (bên trái) và không được mang vào phòng thi (bên phải) (ảnh: moet.gov.vn) Thí sinh có thể mang các máy tính bỏ túi tương đương các loại như trên, không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng gửi - nhận thông tin và ghi âm - ghi hình, đáp ứng quy định của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thông tin về danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi phải được các Sở Giáo dục và Đào tạo phổ biến tới giáo viên, học sinh tham gia kỳ thi để thực hiện. Theo Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam
Khi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh phải có Căn cước công dân
Đây là nội dung tại Công văn 2115/BGDĐT-QLCL ngày 12/6/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, các sở GDĐT chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng ĐKDT theo quy định tại điều 12, 13 quy chế thi lưu ý: - Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có Căn cước công dân. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có Căn cước công dân trước khi nộp phiếu đăng ký dự thi. - Trong trường hợp không có Căn cước công dân thì hệ thống quản lý thi sẽ gán cho thí sinh 01 mã số gồm 12 ký tự để quản lý. - Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi. Lưu ý: Thí sinh đã đăng ký sơ tuyển phải dùng Căn cước công dân thống nhất khi đăng ký dự thi và đăng ký sơ tuyển. Đơn vị đăng ký dự thi chịu trách nhiệm bảo quản Phiếu ĐKĐT số 1, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo, Danh sách thí sinh ĐKDT đề xuất trình kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT và yêu cầu sửa chữa (nếu có) Xem: Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Bộ Giáo dục công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
TPO - Bộ GD&ĐT vừa công bố lịch thi chi tiết kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra từ ngày 9-10/8/2020. Sáng 9/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho các cơ sở giáo dục. Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm nay. Theo đó, kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8, rút ngắn nửa ngày so với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019. Cụ thể, ngày 9/8, buổi sáng thí sinh dự thi môn Ngữ văn (120 phút) và buổi chiều thi môn Toán (90 phút). Ngày 10/8: Buổi sáng thí sinh sẽ làm bài thi tổ hợp KHTN và tổ hợp KHXH song song. Mỗi bài thi kéo dài trong 90 phút. Trong đó, bài thi KHTN sẽ diễn ra tuần tự 3 môn thành phần gồm Vật lý, Hóa học và Sinh học (mỗi môn 50 phút) và bài thi KHXH gồm Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân (mỗi môn 50 phút). Khác với năm ngoái, thí sinh có thể đăng ký dự thi 2 bài thi tổ hợp là năm nay mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự một bài thi. Do đó, có thể tổ chức đồng thời 2 bài thi trong cùng 1 buổi sáng. Buổi chiều 10/8, thí sinh làm bài thi Ngoại ngữ trong thời gian 60 phút. Để dự thi trong 2 ngày trên, từ chiều 8/6, thí sinh có mặt tại các phòng thi để làm thủ tục dự thi, đính chính các thông tin sai sót (nếu có). Đây được coi là việc rất quan trọng thí sinh cần lưu ý để tránh những sai sót thông tin sát ngày thi và phòng trừ trường hợp thí sinh đi nhầm phòng thi, điểm thi. Trước đó, ngày 5/6, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới cơ bản như: Giao trách nhiệm cho các địa phương; Không có cán bộ, giảng viên các trường ĐH về địa phương coi thi thay vào đó từ coi thi, chấm thi năm nay đều giao cho cán bộ, giáo viên địa phương thực hiện; Lần đầu tiên có thêm lực lượng thanh tra của UBND tỉnh/ TP… Theo Tiền phong
“Chốt” lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
(PLVN) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8. Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD&ĐT, Chính phủ đã thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ trình. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8. Về cơ bản, kỳ thi vẫn giữ ổn định như năm 2019. Thí sinh sẽ làm ba bài thi bắt buộc gồm Toán (90 phút), Ngữ văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút) và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (mỗi môn Vật lý, Hóa học, Sinh học 50 phút) hoặc Khoa học xã hội (mỗi môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân 50 phút). Chính phủ đã giao chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc. Bộ GD&ĐT cũng công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh yên tâm, đề thi bám sát nội dung chương trình được tinh giản, đồng thời có sự phân hoá để đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và bảo đảm cơ hội cho các thí sinh khi có nguyện vọng tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo sự tham gia của “ba cấp” thanh tra, kiểm tra gồm Thanh tra của Bộ GD&ĐT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc Sở GD&ĐT. Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục đại học sẽ tiếp tục được huy động để tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo sự phân công, uỷ nhiệm của Bộ GD&ĐT. Kỳ thi năm 2020, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả khâu, đặc biệt là giám sát bảo đảm an toàn, bảo mật trong công tác đề thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả. Căn cứ cơ sở dữ liệu người học, các địa phương sẽ thực hiện việc đối sánh kết quả thi của thí sinh với kết quả học tập lớp 12. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng chống gian lận, đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi. Trước đó, ngày 7/5, Bộ GD&ĐT công bố các đề tham khảo của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đề thi bám sát nội dung chương trình tinh giản, được đánh giá dễ hơn đề những năm trước nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa. Theo Báo Pháp luật Việt Nam
Bộ giáo dục và đạo tạo đang dự thảo Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, nội dung được kế thừa trong quy định hiện hành là công chức, viên chức không tham gia tổ chức thi tốt nghiệp THPT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị buộc thôi việc khi có các hành động như: + Thi hộ, + Tổ chức lấy đề thi ra và đưa bài giải vào cho thí sinh, + Đưa thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến kỳ thi, + Gây rối làm mất trật tự tại khu vực thi. Ngoài ra, tại dự thảo cần chú ý những nội dung sau: - Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận). - Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH. Dự thảo nêu rõ: Cán bộ coi thi là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi và công an, kiểm soát viên quân sự; Dự thảo Thông tư thay thế các Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT, Thông tư 08/2020/TT-BGDĐT Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm: