Có phải đăng ký người phụ thuộc lại khi thay đổi nơi làm việc?
Tôi chuyển đổi công ty làm việc và muốn giữ nguyên việc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh...vậy thủ tục như thế nào hay là phải đăng ký lại từ đầu?
Xác định mức đóng, nơi đóng BHXH, thuế TNCN khi thay đổi nơi làm việc
Người lao động đang có HĐLĐ vô thời hạn với công ty A là 7.500.000 đồng/ tháng và đang tham gia Bảo hiểm theo quy định tại công ty A. Tháng 9/2017, NLĐ chưa hoàn thiện thủ tục thanh lý hợp đồng với cty A đã nghỉ và chuyển sang công ty B thử việc 1 tháng, giá trị hợp đồng là 6 triệu, thực nhận là 5 triệu đồng. Tháng 10/2017, NLĐ vẫn chưa hoàn thiện thủ tục thanh lý Hợp đồng với công ty A, ký HĐLĐ vô thời hạn với công ty B, mức lương 7 triệu đồng. Trong tháng 9,10 người lao động không phát sinh thu nhập tại công ty A. Vậy thì các khoản bảo hiểm và thuế TNCN của người lao động trong tháng 9,10 sẽ do cơ quan nào đóng và mức đóng cụ thể như thế nào? Theo quy định xác định việc đóng bảo hiểm và thuế như sau: - Về bảo hiểm xã hội: Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: "Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động ...2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội." Trong tháng 9 và tháng 10, người lao động này không phát sinh thu nhập tại Công ty A, thì công ty A không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người này. Trong tháng 9, người lao động này thử việc tại công ty B nên không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Trong tháng 10, người lao động đã ký hợp đồng và phát sinh thu nhập ở công ty B, vì thế công ty B có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này. Mức đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 2.1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: "2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động." Như vậy, trường hợp này phải dựa vào hợp đồng người lao động ký với công ty B để xác định mức đóng bảo hiểm. - Về vấn đề thuế TNCN: theo điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC: "Điều 9. Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau: 1. Giảm trừ gia cảnh Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau: ... b) Mức giảm trừ gia cảnh b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm." Như vậy, người lao động này có thu nhập dưới 9 triệu/tháng nên không phải nộp thuế TNCN.
Có phải đăng ký người phụ thuộc lại khi thay đổi nơi làm việc?
Tôi chuyển đổi công ty làm việc và muốn giữ nguyên việc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh...vậy thủ tục như thế nào hay là phải đăng ký lại từ đầu?
Xác định mức đóng, nơi đóng BHXH, thuế TNCN khi thay đổi nơi làm việc
Người lao động đang có HĐLĐ vô thời hạn với công ty A là 7.500.000 đồng/ tháng và đang tham gia Bảo hiểm theo quy định tại công ty A. Tháng 9/2017, NLĐ chưa hoàn thiện thủ tục thanh lý hợp đồng với cty A đã nghỉ và chuyển sang công ty B thử việc 1 tháng, giá trị hợp đồng là 6 triệu, thực nhận là 5 triệu đồng. Tháng 10/2017, NLĐ vẫn chưa hoàn thiện thủ tục thanh lý Hợp đồng với công ty A, ký HĐLĐ vô thời hạn với công ty B, mức lương 7 triệu đồng. Trong tháng 9,10 người lao động không phát sinh thu nhập tại công ty A. Vậy thì các khoản bảo hiểm và thuế TNCN của người lao động trong tháng 9,10 sẽ do cơ quan nào đóng và mức đóng cụ thể như thế nào? Theo quy định xác định việc đóng bảo hiểm và thuế như sau: - Về bảo hiểm xã hội: Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: "Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động ...2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội." Trong tháng 9 và tháng 10, người lao động này không phát sinh thu nhập tại Công ty A, thì công ty A không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người này. Trong tháng 9, người lao động này thử việc tại công ty B nên không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Trong tháng 10, người lao động đã ký hợp đồng và phát sinh thu nhập ở công ty B, vì thế công ty B có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này. Mức đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 2.1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: "2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động." Như vậy, trường hợp này phải dựa vào hợp đồng người lao động ký với công ty B để xác định mức đóng bảo hiểm. - Về vấn đề thuế TNCN: theo điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC: "Điều 9. Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau: 1. Giảm trừ gia cảnh Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau: ... b) Mức giảm trừ gia cảnh b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm." Như vậy, người lao động này có thu nhập dưới 9 triệu/tháng nên không phải nộp thuế TNCN.