Có phải nộp thêm tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án không?
Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phù hợp với kế hoạch sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất thì có nộp thêm tiền thuê đất? (1) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trong trường hợp nào? Theo điểm g, h, i khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tổ chức kinh tế là đối tượng được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: - Tổ chức kinh tế sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê. - Tổ chức kinh tế thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm theo quy định tại Khoản 2 Điều 161 Luật Đất đai. - Tổ chức kinh tế sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp. Tổ chức kinh tế được cho thuê đất có nghĩa vụ nộp tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Tuy nhiên, nếu tổ chức kinh tế đã trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất để phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của dự án thì có phải nộp thêm tiền thuê đất nữa không? (2) Có phải nộp thêm tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án không? Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính về nộp tiền thuê đất theo quy định sau: Đối với đất nông nghiệp: - Số tiền đã trả để nhận chuyển nhượng được trừ vào tiền thuê đất nếu thuê một lần hoặc quy đổi thành thời gian đã nộp tiền thuê đất nếu thuê hàng năm. - Giá đất để tính tiền thuê đất được xác định theo phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập hoặc thặng dư tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) - Số tiền đã trả để nhận chuyển nhượng được trừ vào tiền thuê đất nếu thuê một lần. - Nếu thuê hàng năm, số tiền được quy đổi thành thời gian đã nộp tiền thuê đất tại thời điểm cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. - Số tiền được xác định bằng số tiền thuê đất nộp một lần cho thời gian sử dụng đất còn lại. Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao không thu tiền nhưng không phải đất nông nghiệp hoặc tài sản trên đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm: - Phải nộp tiền thuê đất theo quy định. Đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài (không phải đất nông nghiệp) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước 01/01/2013 để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: - Không phải nộp tiền thuê đất Như vậy, không phải trường hợp nào tổ chức kinh tế cũng phải nộp thêm tiền thuê đất. Tùy vào trường hợp và loại đất thì tổ chức kinh thế sẽ phải nộp tiền thuê đất hoặc không phải nộp tiền thuê đất hoặc được khấu trừ tiền thuê đất vào số tiền đã dùng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau đây: - Quy định này chỉ áp dụng cho trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp. - Số tiền thuê đất cụ thể được xác định theo quy định tại Nghị định liên quan. Việc có phải nộp thêm tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính.
Dự án do UBND xã làm chủ đầu tư thì thẩm quyền quyết định phê duyệt do ai ký?
Xin hỏi Luật sư: - Uỷ ban nhân dân xã được giao làm Chủ đầu tư một dự án. Vậy các quyết định (phê duyệt báo cáo KTKT; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu...) do Chủ tịch UBND xã ký hay Chủ tịch UBND xã thay mặt UBND xã ký? - Các cơ sở để làm căn cứ xác định người ký là Chủ tịch UBND xã, hay Chủ tịch UBND xã thay mặt UBND xã ký trong trường hợp cụ thể nêu trên? Xin trân trọng cảm ơn!
e xin chào luật sư.e muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em với ạ. nhà em bị nứt do họ bắn mìn lấy mặt bằng để xây bể chứa nước ngay trên đồi.khoảng cách chừng 50_60m.nhà em và 1 số nhà liền kề bị nứt rất nhiều từ chân chim đến nứt dầm.họ đã cho đoàn kiểm định đến đo và sau khi đo xong họ lại bắn.vừa rồi cuối năm họp dân thống nhất đền bù. nhà em thuộc nhà xây 3 tầng. bị hư hỏng hơn 1/2 nhà.e xin tư vấn về mức đền bù với ạ. để sau này e sửa nhà sẽ dễ hơn.e xin cảm ơn !!!!.
Hai vợ chồng đại diện 2 pháp nhân cùng tham gia đấu giá đất để thực hiện dự án được không?
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc xin được hỗ trợ giải đáp như sau: Hai vợ chồng tôi cùng tham gia đấu giá tài sản trên đất và đấu giá tiền thuê đất để thực hiện đầu tư dự án. Dưới tư cách pháp nhân là 2 tổ chức doanh nghiệp khác nhau ( 2 vợ chồng tôi là đứng chức danh giám đốc ở mỗi công ty ). Vậy xin phép được luật sư tư vấn, vợ chồng tôi có đủ điều kiện tham gia đấu giá không.
Quy trình thực hiện dự án đối với vốn nhà nước ngoài ngân sách?
Đầu tiên cần xác định các dự án nào là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách. Theo quy định khoản 22, Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 thì Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Theo quy định nêu trên, dự án có sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước là dự án sử dụng các nguồn vốn không nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,... Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng về cơ bản sẽ thực hiện theo Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP: - Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; - Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; - Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Về từng bước thực hiện cụ thể tham khảo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, đối với thẩm quyền thẩm định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật xây dựng 2014: “3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật này; b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.”
Có phải nộp thêm tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án không?
Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phù hợp với kế hoạch sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất thì có nộp thêm tiền thuê đất? (1) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trong trường hợp nào? Theo điểm g, h, i khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tổ chức kinh tế là đối tượng được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: - Tổ chức kinh tế sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê. - Tổ chức kinh tế thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm theo quy định tại Khoản 2 Điều 161 Luật Đất đai. - Tổ chức kinh tế sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp. Tổ chức kinh tế được cho thuê đất có nghĩa vụ nộp tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Tuy nhiên, nếu tổ chức kinh tế đã trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất để phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của dự án thì có phải nộp thêm tiền thuê đất nữa không? (2) Có phải nộp thêm tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án không? Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính về nộp tiền thuê đất theo quy định sau: Đối với đất nông nghiệp: - Số tiền đã trả để nhận chuyển nhượng được trừ vào tiền thuê đất nếu thuê một lần hoặc quy đổi thành thời gian đã nộp tiền thuê đất nếu thuê hàng năm. - Giá đất để tính tiền thuê đất được xác định theo phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập hoặc thặng dư tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) - Số tiền đã trả để nhận chuyển nhượng được trừ vào tiền thuê đất nếu thuê một lần. - Nếu thuê hàng năm, số tiền được quy đổi thành thời gian đã nộp tiền thuê đất tại thời điểm cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. - Số tiền được xác định bằng số tiền thuê đất nộp một lần cho thời gian sử dụng đất còn lại. Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao không thu tiền nhưng không phải đất nông nghiệp hoặc tài sản trên đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm: - Phải nộp tiền thuê đất theo quy định. Đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài (không phải đất nông nghiệp) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước 01/01/2013 để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: - Không phải nộp tiền thuê đất Như vậy, không phải trường hợp nào tổ chức kinh tế cũng phải nộp thêm tiền thuê đất. Tùy vào trường hợp và loại đất thì tổ chức kinh thế sẽ phải nộp tiền thuê đất hoặc không phải nộp tiền thuê đất hoặc được khấu trừ tiền thuê đất vào số tiền đã dùng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau đây: - Quy định này chỉ áp dụng cho trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp. - Số tiền thuê đất cụ thể được xác định theo quy định tại Nghị định liên quan. Việc có phải nộp thêm tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính.
Dự án do UBND xã làm chủ đầu tư thì thẩm quyền quyết định phê duyệt do ai ký?
Xin hỏi Luật sư: - Uỷ ban nhân dân xã được giao làm Chủ đầu tư một dự án. Vậy các quyết định (phê duyệt báo cáo KTKT; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu...) do Chủ tịch UBND xã ký hay Chủ tịch UBND xã thay mặt UBND xã ký? - Các cơ sở để làm căn cứ xác định người ký là Chủ tịch UBND xã, hay Chủ tịch UBND xã thay mặt UBND xã ký trong trường hợp cụ thể nêu trên? Xin trân trọng cảm ơn!
e xin chào luật sư.e muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em với ạ. nhà em bị nứt do họ bắn mìn lấy mặt bằng để xây bể chứa nước ngay trên đồi.khoảng cách chừng 50_60m.nhà em và 1 số nhà liền kề bị nứt rất nhiều từ chân chim đến nứt dầm.họ đã cho đoàn kiểm định đến đo và sau khi đo xong họ lại bắn.vừa rồi cuối năm họp dân thống nhất đền bù. nhà em thuộc nhà xây 3 tầng. bị hư hỏng hơn 1/2 nhà.e xin tư vấn về mức đền bù với ạ. để sau này e sửa nhà sẽ dễ hơn.e xin cảm ơn !!!!.
Hai vợ chồng đại diện 2 pháp nhân cùng tham gia đấu giá đất để thực hiện dự án được không?
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc xin được hỗ trợ giải đáp như sau: Hai vợ chồng tôi cùng tham gia đấu giá tài sản trên đất và đấu giá tiền thuê đất để thực hiện đầu tư dự án. Dưới tư cách pháp nhân là 2 tổ chức doanh nghiệp khác nhau ( 2 vợ chồng tôi là đứng chức danh giám đốc ở mỗi công ty ). Vậy xin phép được luật sư tư vấn, vợ chồng tôi có đủ điều kiện tham gia đấu giá không.
Quy trình thực hiện dự án đối với vốn nhà nước ngoài ngân sách?
Đầu tiên cần xác định các dự án nào là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách. Theo quy định khoản 22, Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 thì Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Theo quy định nêu trên, dự án có sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước là dự án sử dụng các nguồn vốn không nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,... Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng về cơ bản sẽ thực hiện theo Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP: - Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; - Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; - Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Về từng bước thực hiện cụ thể tham khảo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, đối với thẩm quyền thẩm định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật xây dựng 2014: “3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau: a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật này; b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.”