Nhiệm vụ tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban mặt trận tổ dân phố
Hiện nay quyền hạn tổ trưởng tổ dân phố được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố gồm gì? Nhiệm vụ trưởng ban mặt trận tổ dân phố được quy định như thế nào? Quyền hạn, nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố Tổ trưởng tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao. Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV) quy định về nhiệm vụ quyền hạn Tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2012/TT-BNV; - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố; - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động; - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. Quyền hạn tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp. - Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Nhiệm vụ trưởng ban mặt trận tổ dân phố Theo quy định tại Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Nhiệm vụ của trưởng ban được quy đinh trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ban công tác mặt trận. Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ: - Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; - Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; - Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; - Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư. => Như vậy, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ liên quan khác. Nhiệm vụ trưởng ban mặt trận tổ dân phố có nhiệm vụ trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Tiêu chuẩn xét "Gia đình văn hoá" mới nhất 2024
“Gia đình văn hoá” là một danh hiệu được Nhà nước xét tặng cho những gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân và đoàn kết với xóm giềng. Vậy năm 2024 tiêu chuẩn xét “Gia đình văn hoá” là gì? Tiêu chuẩn xét "Gia đình văn hoá" mới nhất 2024 Theo Điều 6 Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu, trong đó khung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP. Theo đó, khung tiêu chuẩn xét tặng “Gia đình văn hoá” mới nhất năm 2024 được quy định như sau: Tên tiêu chuẩn Khung tiêu chuẩn I. Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 1. Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật 2. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định 3. Bảo đảm thực hiện an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy 4. Bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng theo quy định của pháp luật về môi trường II. Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương 1. Tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và môi trường của địa phương 2. Tham gia các phong trào từ thiện, nhân đạo; đền ơn đáp nghĩa; khuyến học khuyến tài và xây dựng gia đình học tập 3. Tham gia sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú 4. Tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức 5. Người trong độ tuổi có khả năng lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng 6. Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường III. Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng 1. Thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình 2. Thực hiện tốt chính sách dân số, hôn nhân và gia đình 3. Thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở giới 4. Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước/các loại hình tương tự hợp vệ sinh 5. Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/khung-tieu-chuan-gia-dinh-van-hoa.doc Phụ lục I Nghị định 86/2023/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục xét tặng “Gia đình văn hoá” mới nhất Trình tự, thủ tục xét tặng “Gia đình văn hoá” được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 86/2023/NĐ-CP như sau: Bước 1: Tổ chức họp, lập danh sách Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý. Bước 2: Tổng hợp danh lấy, lấy ý kiến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày. Bước 3: Lập hồ sơ Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2023/NĐ-CP, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-1.doc); - Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân (Mẫu số 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-2.doc); - Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 03 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-3-gdvh.doc). Bước 4: Trao tặng danh hiệu Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 10 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-10-gdvh.doc). Những trường hợp nào không xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”? Theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định nếu các thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”: - Bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế; - Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; - Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, để được xét tặng “Gia đình văn hoá” thì trước hết gia đình phải không thuộc các trường hợp không được xét tặng, đáp ứng khung tiêu chuẩn và thực hiện các thủ tục theo quy định.
Mức phụ cấp đối với tổ trưởng tổ dân phố năm 2024 là bao nhiêu?
Mức phụ cấp của Tổ trưởng tổ dân phố do ai quyết định? Mức phụ cấp đối với tổ trưởng tổ dân phố năm 2024 là bao nhiêu? Năm 2024, muốn làm Tổ trưởng tổ dân phố cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. Xem cập nhật mới nhất: Mức trợ cấp của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn có thể lên đến 14 triệu 01/7 (1) Mức phụ cấp của Tổ trưởng tổ dân phố do ai quyết định? Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định về chế độ, chính sách đối với Tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Tổ trưởng tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. - Tổ trưởng tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng. Trường hợp không hoàn thành, có vi phạm, khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì sẽ tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, người đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ dân phố sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng và Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh sẽ quyết định mức phụ cấp này. (2) Mức phụ cấp đối với tổ trưởng tổ dân phố năm 2024 là bao nhiêu? Như đã có nêu tại mục (1) tổ trưởng tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố. Theo đó, mức phụ cấp của người đảm nhiệm vị trí này được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau: Đối với trường hợp dưới đây thì sẽ được hưởng mức khoán quỹ phụ cấp 6,0 lần mức lương cơ sở, cụ thể: - Tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên. - Tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo. - Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã. Mà tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng. Theo đó, mức phụ cấp hàng tháng của người đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ dân phố thuộc một trong những trường hợp nêu trên sẽ là 10.800.000 đồng/tháng. Đối với những trường hợp tổ dân phố còn lại thì mức khoán quỹ phụ cấp 4,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức phụ cấp hàng tháng đối với trường hợp này sẽ là 8.100.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, theo đó mức lương cơ sở hiện hành sẽ được loại bỏ. Chính vì thế mà mức phụ cấp của tổ trưởng tổ dân phố cũng sẽ có sự thay đổi. Bên cạnh đó, Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP cũng quy định khi kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, thôn, tổ dân phố thì tổ trưởng tổ dân phố sẽ được hưởng 100% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. (3) Năm 2024, muốn làm Tổ trưởng tổ dân phố cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định về những tiêu chuẩn đối với Tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố. - Đủ 21 tuổi trở lên. - Có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác. - Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm. - Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. - Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao. Như vậy, để trở thành tổ trưởng tổ dân phố thì cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn như đã nêu trên.
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố từ 15/8/2023
Từ ngày 15/8/2023, Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực, quy định về quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới được quy định tại Điều 9 của Nghị định này quy định như sau: 1. Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau: Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp: - Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi. - Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị. 2. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố - Người chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký cuộc họp. Thư ký cuộc họp được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý. Căn cứ nội dung cụ thể của từng cuộc họp, người chủ trì hoặc người được phân công công bố các quyết định, văn bản liên quan theo chương trình cuộc họp. - Người tham dự cuộc họp thảo luận về những nội dung được người chủ trì hoặc người được phân công trình bày. Đối với cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thì đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách người ứng cử do Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đã thống nhất với cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố và đề nghị đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp tự ứng cử hoặc đề cử người có đủ tiêu chuẩn điều kiện để tham gia bầu. Kết thúc thảo luận, người chủ trì cuộc họp tổng hợp các ý kiến thảo luận, đề xuất những nội dung cần được biểu quyết và phương án biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín để người tham dự biểu quyết lựa chọn. Phương án được lựa chọn khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý. - Biểu quyết đối với những nội dung đã được thảo luận Đối với hình thức biểu quyết giơ tay, kết quả biểu quyết được kiểm đếm ngay tại thời điểm biểu quyết và được ghi vào biên bản cuộc họp. Đối với hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, người chủ trì cuộc họp đề xuất số lượng và danh sách Ban kiểm phiếu từ 03 đến 05 người (gồm Trưởng ban và các thành viên) để đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Ban kiểm phiếu được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý. Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát phiếu. Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu (Trong quá trình kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu mời 02 đại hộ gia đình tham dự cuộc họp chứng kiến việc kiểm phiếu) và lập biên bản kiểm phiếu theo mẫu số 02 kèm theo Nghị định này. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp. Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản và gửi kèm theo Quyết định của cộng đồng dân cư đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và lưu tại thôn, tổ dân phố. - Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung biểu quyết và kết luận cuộc họp. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng các hình thức văn bản: nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư trong đó thể hiện rõ nội dung quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Trường hợp cuộc họp bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì người trúng cử ra mắt cuộc họp. Nếu không xác định được người trúng cử thì nêu rõ lý do không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong biên bản cuộc họp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc tổ chức bầu lại. Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua (theo Mẫu số 03 kèm theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP) phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. (Khoản 5 Điều 3, Khoản 2 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP) 3. Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp cuộc họp không thống nhất được việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Trong thời gian khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. (Căn cứ tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP) Theo đó, từ ngày 15/8/2023, việc cho thôi làm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện theo quy trình nêu trên.
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quy định thế nào?
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đòi hỏi người đảm nhận có trách nhiệm, năng lực để quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và văn hóa trong thôn, tổ dân phố. Vậy trường hợp nào thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được cho thôi giữ chức vụ, quy trình cho thôi chức vụ được quy định thế nào? 1. Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Theo Điều 6 Nghị định 59/2023/NĐ-CP công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm + Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. + Ban hành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Tổ bầu cử gồm: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng; thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố). Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử. - Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người). Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 kèm theo Nghị định này và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư. 2. Công nhận kết quả bầu cử Theo Điều 8 Nghị định 59/2023/NĐ-CP việc công nhận kết quả bầu cử được quy định cụ thể như sau: Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại; trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. 3. Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 59/2023/NĐ-CP như sau: - Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp: + Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi. + Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị. - Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này. - Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp cuộc họp không thống nhất được việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Trong thời gian khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Như vậy, quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 59/2023/NĐ-CP. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người sát sao với người dân, tuy nhiên khi bị cho thôi chức Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì vẫn phải thực hiện đúng quy trình mà pháp luật quy định.
Quy trình công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Theo đó, công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 được thực hiện như sau: Xây dựng kế hoạch bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chậm nhất 20 ngày (1) Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm: - Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN cấp xã xây dựng kế hoạch. Hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. - Ban hành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với UBMTTQVN cấp xã. Tổ bầu cử gồm: + Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng. + Thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố). Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử. (2) Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố: - Dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. - Báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. - Tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người). - Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 Nghị định 59/2023/NĐ-CP và gửi tới UBND cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư. Trong 05 ngày kể từ khi nhận kết quả biểu quyết thì UBND sẽ xem xét công nhận - Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua. - UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại. - Trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND cấp xã. 02 trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố - Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp: + Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch UBND cấp xã nêu rõ lí do xin thôi. + Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của UBND cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị. - Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này. - Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, UBND cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chi tiết Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/8/2023.
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?
Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố là những người nhận được tín nhiệm cao từ người dân trong thôn, khu phố. Qua đó, thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người dân khu vực đó. Vậy trường hợp cần phải kiểm tạm trú và các thông tin khác về cư trú nhằm thực hiện nhiệm vụ, thì Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có quyền kiểm tra không? 1. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố là ai? Cụ thể tại Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời được nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những quyền hạn gì? Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng được phân quyền hạn để quản lý công việc qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động của khu phố, khu dân cư mình được phân công. Theo Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có những quyền hạn sau: Thứ nhất là được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp. Thứ hai là được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Bên cạnh đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng có những nhiệm vụ sau: - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố. - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố. - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết. - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động. - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có được kiểm tra cư trú? Theo Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú cá nhân, hộ gia đình là hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Về nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới. Như vậy, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không có quyền kiểm tra và lấy số liệu cư trú dân cư mà chỉ được quyền vận động người dân trong phạm vi được phân quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Miễn nhiệm và bầu trưởng xóm mới
Mình cần mọi người hỗ trợ trường hợp tại xóm của mình có người xin từ chức là Trưởng xóm, thường thủ tục phê duyệt mình cũng biết là phức tạp nhưng mình cho hỏi là người đó chỉ làm đơn xin từ chức lên mặt trận cơ sở miễn nhiệm thôi được không? Còn việc bầu lại Trưởng xóm mới thì mình làm luôn được không hay là tới đợt bầu cử tới đây mới làm? Và thủ tục làm sao?
Mức khoán quỹ phụ cấp đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Đây là một nội dung mới Nghị định 34/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố Theo đó, Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng và chỉ áp dụng với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng Ban công tác mặt trận. Ngân sách Nhà nước sẽ thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 03 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng với các đối tượng nêu trên. Như vậy, mức khoán quỹ phụ cấp cụ thể như sau: - Từ nay đến 30/6/2019: Mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng x 3 = 4,17 triệu đồng - Từ 1/7/2019: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng x 3 = 4,47 triệu đồng. Nghị định cũng nói rõ thêm, trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5 lần mức lương cơ sở. Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách
Nhiệm vụ tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban mặt trận tổ dân phố
Hiện nay quyền hạn tổ trưởng tổ dân phố được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố gồm gì? Nhiệm vụ trưởng ban mặt trận tổ dân phố được quy định như thế nào? Quyền hạn, nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố Tổ trưởng tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao. Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV) quy định về nhiệm vụ quyền hạn Tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2012/TT-BNV; - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố; - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động; - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. Quyền hạn tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp. - Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Nhiệm vụ trưởng ban mặt trận tổ dân phố Theo quy định tại Điều 27 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Nhiệm vụ của trưởng ban được quy đinh trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ban công tác mặt trận. Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ: - Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; - Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; - Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; - Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư. => Như vậy, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ liên quan khác. Nhiệm vụ trưởng ban mặt trận tổ dân phố có nhiệm vụ trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Tiêu chuẩn xét "Gia đình văn hoá" mới nhất 2024
“Gia đình văn hoá” là một danh hiệu được Nhà nước xét tặng cho những gia đình hạnh phúc, hòa thuận, tiến bộ, làm tốt nghĩa vụ công dân và đoàn kết với xóm giềng. Vậy năm 2024 tiêu chuẩn xét “Gia đình văn hoá” là gì? Tiêu chuẩn xét "Gia đình văn hoá" mới nhất 2024 Theo Điều 6 Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu, trong đó khung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP. Theo đó, khung tiêu chuẩn xét tặng “Gia đình văn hoá” mới nhất năm 2024 được quy định như sau: Tên tiêu chuẩn Khung tiêu chuẩn I. Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 1. Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật 2. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định 3. Bảo đảm thực hiện an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy 4. Bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng theo quy định của pháp luật về môi trường II. Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương 1. Tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và môi trường của địa phương 2. Tham gia các phong trào từ thiện, nhân đạo; đền ơn đáp nghĩa; khuyến học khuyến tài và xây dựng gia đình học tập 3. Tham gia sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú 4. Tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức 5. Người trong độ tuổi có khả năng lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng 6. Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường III. Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng 1. Thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình 2. Thực hiện tốt chính sách dân số, hôn nhân và gia đình 3. Thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở giới 4. Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước/các loại hình tương tự hợp vệ sinh 5. Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/khung-tieu-chuan-gia-dinh-van-hoa.doc Phụ lục I Nghị định 86/2023/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục xét tặng “Gia đình văn hoá” mới nhất Trình tự, thủ tục xét tặng “Gia đình văn hoá” được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 86/2023/NĐ-CP như sau: Bước 1: Tổ chức họp, lập danh sách Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý. Bước 2: Tổng hợp danh lấy, lấy ý kiến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày. Bước 3: Lập hồ sơ Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2023/NĐ-CP, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-1.doc); - Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân (Mẫu số 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-2.doc); - Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 03 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-3-gdvh.doc). Bước 4: Trao tặng danh hiệu Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” (Mẫu số 10 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/mau-so-10-gdvh.doc). Những trường hợp nào không xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”? Theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định nếu các thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”: - Bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế; - Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; - Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình. Như vậy, để được xét tặng “Gia đình văn hoá” thì trước hết gia đình phải không thuộc các trường hợp không được xét tặng, đáp ứng khung tiêu chuẩn và thực hiện các thủ tục theo quy định.
Mức phụ cấp đối với tổ trưởng tổ dân phố năm 2024 là bao nhiêu?
Mức phụ cấp của Tổ trưởng tổ dân phố do ai quyết định? Mức phụ cấp đối với tổ trưởng tổ dân phố năm 2024 là bao nhiêu? Năm 2024, muốn làm Tổ trưởng tổ dân phố cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. Xem cập nhật mới nhất: Mức trợ cấp của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn có thể lên đến 14 triệu 01/7 (1) Mức phụ cấp của Tổ trưởng tổ dân phố do ai quyết định? Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định về chế độ, chính sách đối với Tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Tổ trưởng tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. - Tổ trưởng tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng. Trường hợp không hoàn thành, có vi phạm, khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì sẽ tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, người đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ dân phố sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng và Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh sẽ quyết định mức phụ cấp này. (2) Mức phụ cấp đối với tổ trưởng tổ dân phố năm 2024 là bao nhiêu? Như đã có nêu tại mục (1) tổ trưởng tổ dân phố là người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố. Theo đó, mức phụ cấp của người đảm nhiệm vị trí này được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau: Đối với trường hợp dưới đây thì sẽ được hưởng mức khoán quỹ phụ cấp 6,0 lần mức lương cơ sở, cụ thể: - Tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên. - Tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo. - Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã. Mà tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng. Theo đó, mức phụ cấp hàng tháng của người đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ dân phố thuộc một trong những trường hợp nêu trên sẽ là 10.800.000 đồng/tháng. Đối với những trường hợp tổ dân phố còn lại thì mức khoán quỹ phụ cấp 4,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức phụ cấp hàng tháng đối với trường hợp này sẽ là 8.100.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, theo đó mức lương cơ sở hiện hành sẽ được loại bỏ. Chính vì thế mà mức phụ cấp của tổ trưởng tổ dân phố cũng sẽ có sự thay đổi. Bên cạnh đó, Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP cũng quy định khi kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, thôn, tổ dân phố thì tổ trưởng tổ dân phố sẽ được hưởng 100% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. (3) Năm 2024, muốn làm Tổ trưởng tổ dân phố cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định về những tiêu chuẩn đối với Tổ trưởng tổ dân phố như sau: - Có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố. - Đủ 21 tuổi trở lên. - Có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác. - Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm. - Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. - Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao. Như vậy, để trở thành tổ trưởng tổ dân phố thì cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn như đã nêu trên.
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố từ 15/8/2023
Từ ngày 15/8/2023, Nghị định 59/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực, quy định về quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới được quy định tại Điều 9 của Nghị định này quy định như sau: 1. Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau: Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp: - Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi. - Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị. 2. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố - Người chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; thông qua chương trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký cuộc họp. Thư ký cuộc họp được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý. Căn cứ nội dung cụ thể của từng cuộc họp, người chủ trì hoặc người được phân công công bố các quyết định, văn bản liên quan theo chương trình cuộc họp. - Người tham dự cuộc họp thảo luận về những nội dung được người chủ trì hoặc người được phân công trình bày. Đối với cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn thì đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố giới thiệu danh sách người ứng cử do Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đã thống nhất với cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố và đề nghị đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp tự ứng cử hoặc đề cử người có đủ tiêu chuẩn điều kiện để tham gia bầu. Kết thúc thảo luận, người chủ trì cuộc họp tổng hợp các ý kiến thảo luận, đề xuất những nội dung cần được biểu quyết và phương án biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín để người tham dự biểu quyết lựa chọn. Phương án được lựa chọn khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý. - Biểu quyết đối với những nội dung đã được thảo luận Đối với hình thức biểu quyết giơ tay, kết quả biểu quyết được kiểm đếm ngay tại thời điểm biểu quyết và được ghi vào biên bản cuộc họp. Đối với hình thức biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, người chủ trì cuộc họp đề xuất số lượng và danh sách Ban kiểm phiếu từ 03 đến 05 người (gồm Trưởng ban và các thành viên) để đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Ban kiểm phiếu được quyết định khi có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự cuộc họp giơ tay biểu quyết đồng ý. Ban kiểm phiếu hướng dẫn thể lệ, cách ghi phiếu, bỏ phiếu và tiến hành phát phiếu. Sau khi kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu (Trong quá trình kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu mời 02 đại hộ gia đình tham dự cuộc họp chứng kiến việc kiểm phiếu) và lập biên bản kiểm phiếu theo mẫu số 02 kèm theo Nghị định này. Trưởng ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp. Biên bản kiểm phiếu được lập thành 03 bản và gửi kèm theo Quyết định của cộng đồng dân cư đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và lưu tại thôn, tổ dân phố. - Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết đối với từng nội dung biểu quyết và kết luận cuộc họp. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng các hình thức văn bản: nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư trong đó thể hiện rõ nội dung quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Trường hợp cuộc họp bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì người trúng cử ra mắt cuộc họp. Nếu không xác định được người trúng cử thì nêu rõ lý do không bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong biên bản cuộc họp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc tổ chức bầu lại. Ngay sau khi cuộc họp kết thúc, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cuộc họp, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua (theo Mẫu số 03 kèm theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP) phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. (Khoản 5 Điều 3, Khoản 2 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP) 3. Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp cuộc họp không thống nhất được việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Trong thời gian khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. (Căn cứ tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP) Theo đó, từ ngày 15/8/2023, việc cho thôi làm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố được thực hiện theo quy trình nêu trên.
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quy định thế nào?
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đòi hỏi người đảm nhận có trách nhiệm, năng lực để quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và văn hóa trong thôn, tổ dân phố. Vậy trường hợp nào thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được cho thôi giữ chức vụ, quy trình cho thôi chức vụ được quy định thế nào? 1. Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Theo Điều 6 Nghị định 59/2023/NĐ-CP công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm + Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. + Ban hành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Tổ bầu cử gồm: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng; thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố). Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử. - Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người). Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 kèm theo Nghị định này và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư. 2. Công nhận kết quả bầu cử Theo Điều 8 Nghị định 59/2023/NĐ-CP việc công nhận kết quả bầu cử được quy định cụ thể như sau: Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại; trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. 3. Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 59/2023/NĐ-CP như sau: - Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp: + Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi. + Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị. - Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này. - Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp cuộc họp không thống nhất được việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Trong thời gian khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Như vậy, quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 59/2023/NĐ-CP. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người sát sao với người dân, tuy nhiên khi bị cho thôi chức Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì vẫn phải thực hiện đúng quy trình mà pháp luật quy định.
Quy trình công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Theo đó, công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 được thực hiện như sau: Xây dựng kế hoạch bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chậm nhất 20 ngày (1) Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm: - Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN cấp xã xây dựng kế hoạch. Hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. - Ban hành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với UBMTTQVN cấp xã. Tổ bầu cử gồm: + Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng. + Thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố). Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử. (2) Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố: - Dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. - Báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. - Tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người). - Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 Nghị định 59/2023/NĐ-CP và gửi tới UBND cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư. Trong 05 ngày kể từ khi nhận kết quả biểu quyết thì UBND sẽ xem xét công nhận - Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua. - UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại. - Trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND cấp xã. 02 trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố - Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp: + Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch UBND cấp xã nêu rõ lí do xin thôi. + Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của UBND cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị. - Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này. - Công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, UBND cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận kết quả cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chi tiết Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/8/2023.
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?
Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố là những người nhận được tín nhiệm cao từ người dân trong thôn, khu phố. Qua đó, thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người dân khu vực đó. Vậy trường hợp cần phải kiểm tạm trú và các thông tin khác về cư trú nhằm thực hiện nhiệm vụ, thì Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có quyền kiểm tra không? 1. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố là ai? Cụ thể tại Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời được nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những quyền hạn gì? Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng được phân quyền hạn để quản lý công việc qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động của khu phố, khu dân cư mình được phân công. Theo Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có những quyền hạn sau: Thứ nhất là được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp. Thứ hai là được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Bên cạnh đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng có những nhiệm vụ sau: - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố. - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố. - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết. - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động. - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có được kiểm tra cư trú? Theo Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú cá nhân, hộ gia đình là hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Về nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới. Như vậy, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không có quyền kiểm tra và lấy số liệu cư trú dân cư mà chỉ được quyền vận động người dân trong phạm vi được phân quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Miễn nhiệm và bầu trưởng xóm mới
Mình cần mọi người hỗ trợ trường hợp tại xóm của mình có người xin từ chức là Trưởng xóm, thường thủ tục phê duyệt mình cũng biết là phức tạp nhưng mình cho hỏi là người đó chỉ làm đơn xin từ chức lên mặt trận cơ sở miễn nhiệm thôi được không? Còn việc bầu lại Trưởng xóm mới thì mình làm luôn được không hay là tới đợt bầu cử tới đây mới làm? Và thủ tục làm sao?
Mức khoán quỹ phụ cấp đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Đây là một nội dung mới Nghị định 34/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố Theo đó, Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng và chỉ áp dụng với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng Ban công tác mặt trận. Ngân sách Nhà nước sẽ thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 03 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng với các đối tượng nêu trên. Như vậy, mức khoán quỹ phụ cấp cụ thể như sau: - Từ nay đến 30/6/2019: Mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng x 3 = 4,17 triệu đồng - Từ 1/7/2019: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng x 3 = 4,47 triệu đồng. Nghị định cũng nói rõ thêm, trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5 lần mức lương cơ sở. Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách