Chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không?
Có lẽ câu hỏi nhiều người thắc mắc nhất từ khi có Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT chính là chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé (1) Chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không? Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, từ ngày 01/01/2026, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải tham dự thi để được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp theo quy định của Luật Đấu thầu số 2005, Luật Đấu thầu 2013 đến trước ngày 01/01/2024 có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp, cấp lại còn hiệu lực ghi trên chứng chỉ có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi tại chứng chỉ. Sau thời hạn ghi tại chứng chỉ, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp nhưng hết hiệu lực trong năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024. Từ ngày 01/01/2025, cá nhân có nhu cầu gia hạn hiệu lực chứng chỉ thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Như vậy, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp trước ngày 01/01/2024 vẫn còn được sử dụng và có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025. (2) Người có chứng chỉ đào tạo đấu thầu được làm thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm sau đây: - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP - Tốt nghiệp đại học trở lên - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý. Theo quy định tại muc (1), chứng chỉ đào tạo đấu thầu có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, do đó có thể khẳng định người có chứng chỉ đấu thầu thì được làm thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia. Tuy nhiên, việc có chứng chỉ đào tạo nghề là chỉ đáp ứng được một điều kiện, để được trở thành thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia thì còn phải đáp ứng được các điều kiện khác như có bằng cử nhân, có năng lực hành vi dân sự, có 03 năm công tác…. Ngoài ra, có hai trường hợp thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia không cần phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định như sau: - Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. - Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không?”, hy vọng sau bài viết này bạn sẽ nắm rõ được quy định mới về các loại chứng chỉ trong hoạt động đấu thầu.
Yêu cầu về chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo Luật Đấu thầu mới năm 2024
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là một trong những yêu cầu đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định thực hiện lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có liệt kê các điều kiện mà thành viên, tổ thẩm định phải đáp ứng: - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; - Tốt nghiệp đại học trở lên; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý. Đối với cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. - Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu không có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, tốt nghiệp đại học trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có đề cập Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm: - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu; - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực; - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Như vậy các đối tượng tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu sẽ được cấp chứng chỉ chuyên môn về đấu thầu.
Chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không?
Có lẽ câu hỏi nhiều người thắc mắc nhất từ khi có Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT chính là chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé (1) Chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không? Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT, từ ngày 01/01/2026, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phải tham dự thi để được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp theo quy định của Luật Đấu thầu số 2005, Luật Đấu thầu 2013 đến trước ngày 01/01/2024 có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp, cấp lại còn hiệu lực ghi trên chứng chỉ có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi tại chứng chỉ. Sau thời hạn ghi tại chứng chỉ, cá nhân có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đã được cấp nhưng hết hiệu lực trong năm 2024 có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024. Từ ngày 01/01/2025, cá nhân có nhu cầu gia hạn hiệu lực chứng chỉ thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 và khoản 5 Điều 17 của Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2005, Luật Đấu thầu 2013, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT. Như vậy, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu được cấp trước ngày 01/01/2024 vẫn còn được sử dụng và có giá trị như Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT và tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025. (2) Người có chứng chỉ đào tạo đấu thầu được làm thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm sau đây: - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP - Tốt nghiệp đại học trở lên - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý. Theo quy định tại muc (1), chứng chỉ đào tạo đấu thầu có giá trị như chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, do đó có thể khẳng định người có chứng chỉ đấu thầu thì được làm thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia. Tuy nhiên, việc có chứng chỉ đào tạo nghề là chỉ đáp ứng được một điều kiện, để được trở thành thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia thì còn phải đáp ứng được các điều kiện khác như có bằng cử nhân, có năng lực hành vi dân sự, có 03 năm công tác…. Ngoài ra, có hai trường hợp thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia không cần phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định như sau: - Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. - Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Chứng chỉ đào tạo đấu thầu còn sử dụng được không?”, hy vọng sau bài viết này bạn sẽ nắm rõ được quy định mới về các loại chứng chỉ trong hoạt động đấu thầu.
Yêu cầu về chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo Luật Đấu thầu mới năm 2024
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là một trong những yêu cầu đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định thực hiện lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có liệt kê các điều kiện mà thành viên, tổ thẩm định phải đáp ứng: - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; - Tốt nghiệp đại học trở lên; - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý. Đối với cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. - Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu không có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, tốt nghiệp đại học trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có đề cập Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp cho cá nhân bao gồm: - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu thầu và quy định tại Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu; - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực; - Cá nhân tham gia tổ chuyên gia trong đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Như vậy các đối tượng tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong đấu thầu sẽ được cấp chứng chỉ chuyên môn về đấu thầu.