Thủ tục bổ sung ngành nghề cho đơn vị sự nghiệp công lập
Việc bổ sung ngành nghề hoạt động là một nhu cầu thường gặp của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, mở rộng quy mô hoạt động hoặc tận dụng cơ hội phát triển. (1) Điều kiện được bổ sung ngành nghề đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khi muốn bổ sung ngành nghề, đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện thủ tục tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP; - Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; - Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài, ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện trên, khi tổ chức lại thì cần phải bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, việc bổ sung ngành nghề đối với đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đơn thuần là một quy trình hành chính mà còn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều kiện được tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp và sự phù hợp đối với quy hoạch ngành của quốc gia. (2) Hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; - Tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; - Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; Theo đó, Điều 16 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định Đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải có các nội dung sau: - Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; - Mục tiêu, phạm vi hoạt động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp; - Loại hình và tên gọi của đơn vị sự nghiệp công lập; - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; - Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính; - Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập; - Dự kiến về nhân sự (trong đó xác định rõ số lượng cấp phó của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết của bộ quản lý ngành, lĩnh vực); vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết; - Phương án tổ chức thực hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; - Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có); - Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực. - Thực trạng tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại; - Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan; - Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có); - Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý. Đối với nội dung tại Tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như đối với Tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 9 Nghị định 120/2020/NĐ-CP. (3) Trình tự, thủ tục tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, khi chuẩn bị đủ các thành phần hồ sơ, đơn vị sự nghiệp công lập tiến hành thủ tục tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập theo các bước sau: Bước 1: Lấy ý kiến tham gia Đơn vị sự nghiệp đề nghị tổ chức lại gửi Dự thảo Đề án, Tờ trình và Dự thảo văn bản đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản trước khi gửi đến cơ quan thẩm quyền thẩm định. Bước 2: Gửi hồ sơ thẩm định Đơn vị sự nghiệp đề nghị tổ chức lại gửi 01 bộ hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (bản chính) đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP để thẩm định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ tổ chức lại của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong trường hợp có vấn đề chưa rõ hoặc ý kiến khác nhau, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan đề nghị tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải cung cấp văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền, cơ quan thẩm định tổ chức họp với các cơ quan liên quan để làm rõ và báo cáo cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định. - Thời hạn thẩm định: + 15 ngày làm việc: đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, + 10 ngày làm việc: đối với đơn vị sự nghiệp không thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bước 4: Xử lý hồ sơ - Đơn vị đề nghị tổ chức lại hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định và trình theo quy định thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập - Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định không đồng ý cho tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thì phải có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do gửi cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập. - Thời hạn thực hiện: 25 ngày làm việc, kể từ khi đơn vị đề nghị tổ chức lại hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về thời hạn thẩm định và quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 tải ngày 12/6/2023 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Theo đó, Thủ tướng ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng như sau: (1) Chức năng của Ban chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, triển khai thực hiện các giải pháp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo tại các văn bản liên quan để thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng ban là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước. Các thành viên sử dụng con dấu của Bộ, ngành, cơ quan, địa phương mà mình đại diện. (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống ,các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung. - Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689 và các vấn đề vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành. - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi Quyết định 689 thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương. - Giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. (3) Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu toàn diện cho Ban Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và hoạt động của Ban Chỉ đạo. - Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao và việc tham gia các hoạt động của Ban Chỉ đạo; tập hợp, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; kịp thời đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo. - Phối hợp, điều phối hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; đảm bảo duy trì chế độ thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo. - Đề xuất họp Ban Chỉ đạo; giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và trình ký các các văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo; theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo; gửi chương trình, kế hoạch, quyết định hoặc văn bản của Ban Chỉ đạo đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để tổ chức thực hiện; chuẩn bị tài liệu, dự thảo thông báo, phục vụ các cuộc họp và các hoạt động của Ban Chỉ đạo. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. (4) Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng - Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần hoặc họp đột xuất khi có yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo. - Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà mình đại diện và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo. - Thành viên Ban Chỉ đạo là cấp thứ trưởng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân, phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị trở lên, có vai trò là đại diện của bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Y kiên tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo đồng thời cũng là ý kiến chính thức của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà mình đại diện. - Thành viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp không thể dự họp được, thành viên Ban Chỉ đạo phải có văn bản nêu rõ lý do và bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị của thành viên đó phải cử đại diện lãnh đạo tham gia cuộc họp thay thành viên Ban Chỉ đạo không thể dự họp. Ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo hoặc người tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà mình đại diện. - Ban Chỉ đạo thông qua các nội dung bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Ban Chỉ đạo phải được quá nửa tổng số thành viên Ban Chỉ đạo biểu quyết tán thành. Nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban thường trực (khi được Trưởng Ban chỉ đạo ủy quyền) đã biểu quyết. Xem thêm Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày 12/6/2023 thay thế Quyết định 118/QĐ-BCĐCCLHTCTCTD năm 2019.
Thẩm quyền xử phạt hành chính và giải quyết chế độ chính sách
Ngày 17/02/2023 Chính phủ ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và bố trí cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách như sau: (1) Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính * Tổng cục tổ chức lại cơ cấu thì thẩm quyền xử lý theo tổ chức lại Tổng cục tổ chức lại thành các cục, vụ và cục thuộc bộ tổ chức lại thành vụ thì việc thực hiện chức năng xử phạt vi phạm hành chính của tổng cục, cục: Do Thanh tra bộ, cục thuộc bộ, UBND các cấp đang có thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật cho đến khi có quy định mới thay thế. * Bộ, cơ quan ngang bộ rà soát các chức danh có thẩm quyền xử phạt Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quản lý có trách nhiệm rà soát, xác định các chức danh đang có thẩm quyền xử phạt nhưng có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính: - Trường hợp các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, sau khi được sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn nhưng vẫn tiếp tục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Thì các chức danh thuộc các tổ chức này do Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt theo Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. - Trường hợp các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không phải là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sau khi được sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn hoặc là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng sau khi được sắp xếp lại không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Thì các chức danh thuộc các tổ chức này do Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo khoản 2 Điều 53 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất cụ thể nội dung sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý. Kết quả rà soát và nội dung đề xuất gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/3/2023. * Cơ quan xử phạt có sự thay đổi về tên gọi nhưng không đổi về nhiệm vụ, quyền hạn Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó được giữ nguyên. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp để đề xuất sửa đổi tên các chức danh cho phù hợp với chức danh mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh. Bộ Tư pháp tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (nếu có). Thời hạn hoàn thành: Quý II năm 2023. * Bộ Tư pháp Nghị định Chính phủ sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có), Bộ Tư pháp xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ ban hành trước ngày 01/7/2023. (2) Bố trí cán bộ, công chức và giải quyết chế độ, chính sách Theo đó, tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới được hình thành sau khi sắp xếp, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc mới. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với thực hiện tinh giản biên chế tại tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới hình thành. Giải quyết chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, giải quyết chế độ thôi việc, chính sách tinh giản biên chế và các chính sách khác theo pháp luật hiện hành; thực hiện sắp xếp lại số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sau khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Rà soát, xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế phù hợp tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp lại. Xem thêm Nghị quyết 20/NQ-CP ban hành ngày 17/02/2023.
Thủ tục bổ sung ngành nghề cho đơn vị sự nghiệp công lập
Việc bổ sung ngành nghề hoạt động là một nhu cầu thường gặp của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, mở rộng quy mô hoạt động hoặc tận dụng cơ hội phát triển. (1) Điều kiện được bổ sung ngành nghề đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khi muốn bổ sung ngành nghề, đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện thủ tục tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP; - Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; - Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài, ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện trên, khi tổ chức lại thì cần phải bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, việc bổ sung ngành nghề đối với đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đơn thuần là một quy trình hành chính mà còn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều kiện được tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp và sự phù hợp đối với quy hoạch ngành của quốc gia. (2) Hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; - Tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; - Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; Theo đó, Điều 16 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định Đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải có các nội dung sau: - Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; - Mục tiêu, phạm vi hoạt động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp; - Loại hình và tên gọi của đơn vị sự nghiệp công lập; - Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; - Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính; - Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập; - Dự kiến về nhân sự (trong đó xác định rõ số lượng cấp phó của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết của bộ quản lý ngành, lĩnh vực); vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết; - Phương án tổ chức thực hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; - Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có); - Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực. - Thực trạng tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại; - Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan; - Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có); - Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý. Đối với nội dung tại Tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như đối với Tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 9 Nghị định 120/2020/NĐ-CP. (3) Trình tự, thủ tục tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, khi chuẩn bị đủ các thành phần hồ sơ, đơn vị sự nghiệp công lập tiến hành thủ tục tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập theo các bước sau: Bước 1: Lấy ý kiến tham gia Đơn vị sự nghiệp đề nghị tổ chức lại gửi Dự thảo Đề án, Tờ trình và Dự thảo văn bản đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản trước khi gửi đến cơ quan thẩm quyền thẩm định. Bước 2: Gửi hồ sơ thẩm định Đơn vị sự nghiệp đề nghị tổ chức lại gửi 01 bộ hồ sơ tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (bản chính) đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP để thẩm định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ tổ chức lại của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong trường hợp có vấn đề chưa rõ hoặc ý kiến khác nhau, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan đề nghị tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập phải cung cấp văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền, cơ quan thẩm định tổ chức họp với các cơ quan liên quan để làm rõ và báo cáo cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định. - Thời hạn thẩm định: + 15 ngày làm việc: đối với đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, + 10 ngày làm việc: đối với đơn vị sự nghiệp không thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bước 4: Xử lý hồ sơ - Đơn vị đề nghị tổ chức lại hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định và trình theo quy định thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập - Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định không đồng ý cho tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thì phải có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do gửi cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập. - Thời hạn thực hiện: 25 ngày làm việc, kể từ khi đơn vị đề nghị tổ chức lại hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về thời hạn thẩm định và quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 tải ngày 12/6/2023 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Theo đó, Thủ tướng ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng như sau: (1) Chức năng của Ban chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, triển khai thực hiện các giải pháp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ đạo tại các văn bản liên quan để thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng ban là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước. Các thành viên sử dụng con dấu của Bộ, ngành, cơ quan, địa phương mà mình đại diện. (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống ,các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung. - Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689 và các vấn đề vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành. - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi Quyết định 689 thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương. - Giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. (3) Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu toàn diện cho Ban Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và hoạt động của Ban Chỉ đạo. - Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao và việc tham gia các hoạt động của Ban Chỉ đạo; tập hợp, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; kịp thời đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo. - Phối hợp, điều phối hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; đảm bảo duy trì chế độ thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo. - Đề xuất họp Ban Chỉ đạo; giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và trình ký các các văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo; theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo; gửi chương trình, kế hoạch, quyết định hoặc văn bản của Ban Chỉ đạo đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để tổ chức thực hiện; chuẩn bị tài liệu, dự thảo thông báo, phục vụ các cuộc họp và các hoạt động của Ban Chỉ đạo. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. - Lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. (4) Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức tín dụng - Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần hoặc họp đột xuất khi có yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo. - Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà mình đại diện và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo. - Thành viên Ban Chỉ đạo là cấp thứ trưởng, phó chủ tịch ủy ban nhân dân, phó thủ trưởng cơ quan, đơn vị trở lên, có vai trò là đại diện của bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đó. Y kiên tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo đồng thời cũng là ý kiến chính thức của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà mình đại diện. - Thành viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp không thể dự họp được, thành viên Ban Chỉ đạo phải có văn bản nêu rõ lý do và bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị của thành viên đó phải cử đại diện lãnh đạo tham gia cuộc họp thay thành viên Ban Chỉ đạo không thể dự họp. Ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo hoặc người tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mà mình đại diện. - Ban Chỉ đạo thông qua các nội dung bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Ban Chỉ đạo phải được quá nửa tổng số thành viên Ban Chỉ đạo biểu quyết tán thành. Nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban thường trực (khi được Trưởng Ban chỉ đạo ủy quyền) đã biểu quyết. Xem thêm Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày 12/6/2023 thay thế Quyết định 118/QĐ-BCĐCCLHTCTCTD năm 2019.
Thẩm quyền xử phạt hành chính và giải quyết chế độ chính sách
Ngày 17/02/2023 Chính phủ ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP năm 2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và bố trí cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ, chính sách như sau: (1) Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính * Tổng cục tổ chức lại cơ cấu thì thẩm quyền xử lý theo tổ chức lại Tổng cục tổ chức lại thành các cục, vụ và cục thuộc bộ tổ chức lại thành vụ thì việc thực hiện chức năng xử phạt vi phạm hành chính của tổng cục, cục: Do Thanh tra bộ, cục thuộc bộ, UBND các cấp đang có thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật cho đến khi có quy định mới thay thế. * Bộ, cơ quan ngang bộ rà soát các chức danh có thẩm quyền xử phạt Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quản lý có trách nhiệm rà soát, xác định các chức danh đang có thẩm quyền xử phạt nhưng có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính: - Trường hợp các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, sau khi được sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn nhưng vẫn tiếp tục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Thì các chức danh thuộc các tổ chức này do Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt theo Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. - Trường hợp các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không phải là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sau khi được sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn hoặc là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nhưng sau khi được sắp xếp lại không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Thì các chức danh thuộc các tổ chức này do Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo khoản 2 Điều 53 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất cụ thể nội dung sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý. Kết quả rà soát và nội dung đề xuất gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/3/2023. * Cơ quan xử phạt có sự thay đổi về tên gọi nhưng không đổi về nhiệm vụ, quyền hạn Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó được giữ nguyên. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp để đề xuất sửa đổi tên các chức danh cho phù hợp với chức danh mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh. Bộ Tư pháp tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (nếu có). Thời hạn hoàn thành: Quý II năm 2023. * Bộ Tư pháp Nghị định Chính phủ sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính Trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có), Bộ Tư pháp xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ ban hành trước ngày 01/7/2023. (2) Bố trí cán bộ, công chức và giải quyết chế độ, chính sách Theo đó, tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới được hình thành sau khi sắp xếp, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc mới. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với thực hiện tinh giản biên chế tại tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp mới hình thành. Giải quyết chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, giải quyết chế độ thôi việc, chính sách tinh giản biên chế và các chính sách khác theo pháp luật hiện hành; thực hiện sắp xếp lại số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị sau khi tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Rà soát, xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, điều chỉnh số lượng biên chế phù hợp tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp lại. Xem thêm Nghị quyết 20/NQ-CP ban hành ngày 17/02/2023.