Luật sư có phải là công chức? - Ảnh minh họa Nhiều người vẫn nhầm tưởng Luật sư là một chức vụ thuộc cơ quan nhà nước và người làm luật sư sẽ là công chức. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết sự khác biệt giữa hai đối tượng này. Căn cứ: - Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) - Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019) 1. Khác biệt giữa luật sư và công chức Luật sư Công chức Bản chất Một ngành nghề Một chức danh Tiêu chuẩn Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư. (Điều 10 Luật luật sư 2006) Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các tổ chức chính trị, xã hội. (Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019) Được quản lý trực tiếp bởi - Tổ chức hành nghề luật sư - Bộ Tư pháp - Cơ quan Nhà nước đang công tác - Tổ chức chính trị, xã hội đang công tác Phạm vi công việc - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư. (Điều 22 Luật luật sư 2006) - Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. -Chấp hành quyết định của cấp trên. - Các công việc khác theo quy định của pháp luật. (Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008) Hưởng lương - Theo hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư, hoặc - Theo doanh thu khi tự mở tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân. Được Nhà nước chi trả theo ngạch, hệ số. Căn cứ chấm dứt tư cách Khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề - Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. - Về hưu 2. Giữa công chức và luật sư có liên hệ như thế nào? Về nguyên tắc, pháp luật không cho phép một người đang là cán bộ, công chức trở thành luật sư. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 17 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012): "4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư: ... b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; ..." Đối với người đã từng là cán bộ, công chức nay đã thôi giữ chức vụ, cứ Điều 13 Luật luật sư, những người sau đây sẽ được miễn thực tập hành nghề luật sư: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát
Danh sách luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động tại TP.HCM
Danh sách này bao gồm 1831 luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư (được cập nhật đến ngày 08/10/2019). Xem chi tiết tại File đính kèm: Danh sách các luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Bỏ điều kiện phải có ít nhất 2 năm hành nghề mới được mở Công ty luật, Văn phòng Luật sư
Cụ thể, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 1319/QĐ-BTP ngày 08/06/2018 về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, theo đó, cắt giảm điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề sau đây: 1. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề Luật sư Bỏ điều kiện “Có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư” 2. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam Bỏ điều kiện “Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.” 3. Điều kiện hành nghề công chứng đối với cá nhân Bỏ điều kiện “Làm việc trong một tổ chức hành nghề công chứng.” Đồng thời, giảm điều kiện phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật xuống còn 03 năm. 4. Điều kiện đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp Bỏ điều kiện “Có Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.” 5. Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại Bỏ điều kiện “Có Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định; có nhân viên kế toán; nhân viên hành chính khác” 5. Điều kiện đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản Bỏ điều kiện “Có cơ sở vật chất và có các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản” 6. Điều kiện đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài Bỏ điều kiện “Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.” Mời các bạn xem chi tiết tại Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2018 (file đính kèm)
Ưu nhược điểm của các tổ chức hành nghề luật sư
Có anh chị nào biết ưu điểm và hạn chế của từng loại hình tổ chức hành nghề luật sư dưới góc độ trách nhiệm tài sản và kiểm soát rủi ro không ạ? Cho em xin ý kiến về vấn đề này với ạ. Em xin cảm ơn.
Luật sư có phải là công chức? - Ảnh minh họa Nhiều người vẫn nhầm tưởng Luật sư là một chức vụ thuộc cơ quan nhà nước và người làm luật sư sẽ là công chức. Tham khảo những thông tin dưới đây để biết sự khác biệt giữa hai đối tượng này. Căn cứ: - Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) - Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019) 1. Khác biệt giữa luật sư và công chức Luật sư Công chức Bản chất Một ngành nghề Một chức danh Tiêu chuẩn Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư. (Điều 10 Luật luật sư 2006) Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, các tổ chức chính trị, xã hội. (Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi 2019) Được quản lý trực tiếp bởi - Tổ chức hành nghề luật sư - Bộ Tư pháp - Cơ quan Nhà nước đang công tác - Tổ chức chính trị, xã hội đang công tác Phạm vi công việc - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư. (Điều 22 Luật luật sư 2006) - Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. -Chấp hành quyết định của cấp trên. - Các công việc khác theo quy định của pháp luật. (Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008) Hưởng lương - Theo hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư, hoặc - Theo doanh thu khi tự mở tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân. Được Nhà nước chi trả theo ngạch, hệ số. Căn cứ chấm dứt tư cách Khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề - Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. - Về hưu 2. Giữa công chức và luật sư có liên hệ như thế nào? Về nguyên tắc, pháp luật không cho phép một người đang là cán bộ, công chức trở thành luật sư. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 17 Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012): "4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư: ... b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; ..." Đối với người đã từng là cán bộ, công chức nay đã thôi giữ chức vụ, cứ Điều 13 Luật luật sư, những người sau đây sẽ được miễn thực tập hành nghề luật sư: - Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên. - Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát - Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát
Danh sách luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động tại TP.HCM
Danh sách này bao gồm 1831 luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư (được cập nhật đến ngày 08/10/2019). Xem chi tiết tại File đính kèm: Danh sách các luật sư hành nghề tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Bỏ điều kiện phải có ít nhất 2 năm hành nghề mới được mở Công ty luật, Văn phòng Luật sư
Cụ thể, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 1319/QĐ-BTP ngày 08/06/2018 về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, theo đó, cắt giảm điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề sau đây: 1. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề Luật sư Bỏ điều kiện “Có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư” 2. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam Bỏ điều kiện “Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.” 3. Điều kiện hành nghề công chứng đối với cá nhân Bỏ điều kiện “Làm việc trong một tổ chức hành nghề công chứng.” Đồng thời, giảm điều kiện phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật xuống còn 03 năm. 4. Điều kiện đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp Bỏ điều kiện “Có Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.” 5. Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại Bỏ điều kiện “Có Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định; có nhân viên kế toán; nhân viên hành chính khác” 5. Điều kiện đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp đấu giá tài sản Bỏ điều kiện “Có cơ sở vật chất và có các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản” 6. Điều kiện đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài Bỏ điều kiện “Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.” Mời các bạn xem chi tiết tại Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2018 (file đính kèm)
Ưu nhược điểm của các tổ chức hành nghề luật sư
Có anh chị nào biết ưu điểm và hạn chế của từng loại hình tổ chức hành nghề luật sư dưới góc độ trách nhiệm tài sản và kiểm soát rủi ro không ạ? Cho em xin ý kiến về vấn đề này với ạ. Em xin cảm ơn.