Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể đoàn viên?
Theo pháp luật hiện hành, Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể đoàn viên hay đại hội đại biểu? Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể đoàn viên hay đại hội đại biểu? Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về Đại hội công đoàn các cấp cụ thể như sau: - Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ dưới đây: + Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới. + Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên. + Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên. + Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam). - Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định. - Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên. - Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm: + Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm. + Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên. + Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập. - Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu. Như vậy, theo quy định nêu trên, đại hội công đoàn có hai hình thức là đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên. Công đoàn Việt Nam có những cấp nào? Và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thuộc cấp nào trong các cấp? Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định hệ thống tổ chức công đoàn các cấp như sau: Theo đó, Công đoàn Việt Nam có các cấp bao gồm: - Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn). - Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương. - Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: + Liên đoàn lao động cấp huyện; + Công đoàn ngành địa phương; + Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); + Công đoàn tổng công ty; + Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác. - Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở. Như vậy, Công đoàn Việt Nam có 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, ngành trung ương; cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gọi tắt là Tổng liên đoàn thuộc cấp Trung ương. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn, theo đó: - Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành. - Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh. Như vậy, việc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn theo tuân thủ các quy định nêu trên. Tóm lại, đại hội công đoàn có hai hình thức là đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
Phí công đoàn được quy định thế nào?
Thông thường, công đoàn là một tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện của người lao động (NLĐ) và cùng với doanh nghiệp quản lý NLĐ, qua đó thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Đóng phí công đoàn là một trong những điều kiện bắt buộc khi tham gia công đoàn, việc thu đoàn phí dùng để thực hiện những công việc gì? thu phí công đoàn được thực hiện ra sao? Công đoàn là gì? Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những NLĐ khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Ngoài ra, công đoàn còn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua Điều 1 Luật Công đoàn 2012, có thể thấy tổ chức công đoàn có một vai trò quan trọng đối với NLĐ cũng như doanh nghiệp và là cầu nối thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật của nhà nước đến với người dân. Người lao động gia nhập công đoàn thế nào? Căn cứ quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 có quy định như sau: - NLĐ là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. - Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Quỹ công đoàn được tạo lập từ đâu? Để có kinh phí duy trì và thực hiện các hoạt động, chính sách hỗ trợ NLĐ thì công đoàn phải có tài chính vững mạnh, theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây: (1) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. (2) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. (3) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ. (4) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Phương thức đóng phí công đoàn của đoàn viên Theo Điều 24 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ quy định đoàn viên công đoàn có thể đóng phí công đoàn theo phương thức và quản lý tiền đoàn phí như sau: *Về phương thức đóng đoàn phí Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn). Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại. *Quản lý tiền đoàn phí Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị. Bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn. Phân phối nguồn thu tại công đoàn cơ sở Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Phần kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở theo hướng mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75% đến năm 2025. Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng. Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: - Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. - Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu. Như vậy, phí công đoàn có thể xem là nguồn sống của công đoàn cơ sở để có thể thực hiện được những kế hoạch phát triển và hỗ trợ cho NLĐ. Nguồn thu chính của đoàn phí là từ đoàn viên tham gia, việc thu tiền công đoàn vừa là nghĩa vụ cũng vừa là quyền lợi của NLĐ, vì vậy mỗi một lao động tham gia công đoàn cần phải thực hiện đầy đủ quy định về đoàn phí.
Hành vi tham nhũng trong tổ chức công đoàn được xử lý như thế nào?
Chào Luật sư, Luật sư cho em hỏi, khi công ty phát hiện ra hành vi tham nhũng trong tổ chức công đoàn (đoàn viên hoặc chủ tịch công đoàn) thì công ty có quyền kiểm toán và thu giữ tài sản đó không? Nếu không thì cơ quan nào có thẩm quyền kiểm toán và thu giữ tài sản đó? Em cảm ơn!
Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể đoàn viên?
Theo pháp luật hiện hành, Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể đoàn viên hay đại hội đại biểu? Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể đoàn viên hay đại hội đại biểu? Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định về Đại hội công đoàn các cấp cụ thể như sau: - Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ dưới đây: + Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới. + Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên. + Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên. + Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam). - Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định. - Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên. - Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm: + Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm. + Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên. + Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập. - Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu. Như vậy, theo quy định nêu trên, đại hội công đoàn có hai hình thức là đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên. Công đoàn Việt Nam có những cấp nào? Và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thuộc cấp nào trong các cấp? Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định hệ thống tổ chức công đoàn các cấp như sau: Theo đó, Công đoàn Việt Nam có các cấp bao gồm: - Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn). - Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương. - Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: + Liên đoàn lao động cấp huyện; + Công đoàn ngành địa phương; + Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); + Công đoàn tổng công ty; + Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác. - Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở. Như vậy, Công đoàn Việt Nam có 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, ngành trung ương; cấp trên trực tiếp cơ sở và cấp cơ sở. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gọi tắt là Tổng liên đoàn thuộc cấp Trung ương. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn, theo đó: - Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành. - Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh. Như vậy, việc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn theo tuân thủ các quy định nêu trên. Tóm lại, đại hội công đoàn có hai hình thức là đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
Phí công đoàn được quy định thế nào?
Thông thường, công đoàn là một tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện của người lao động (NLĐ) và cùng với doanh nghiệp quản lý NLĐ, qua đó thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Đóng phí công đoàn là một trong những điều kiện bắt buộc khi tham gia công đoàn, việc thu đoàn phí dùng để thực hiện những công việc gì? thu phí công đoàn được thực hiện ra sao? Công đoàn là gì? Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những NLĐ khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Ngoài ra, công đoàn còn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua Điều 1 Luật Công đoàn 2012, có thể thấy tổ chức công đoàn có một vai trò quan trọng đối với NLĐ cũng như doanh nghiệp và là cầu nối thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật của nhà nước đến với người dân. Người lao động gia nhập công đoàn thế nào? Căn cứ quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 có quy định như sau: - NLĐ là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. - Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Quỹ công đoàn được tạo lập từ đâu? Để có kinh phí duy trì và thực hiện các hoạt động, chính sách hỗ trợ NLĐ thì công đoàn phải có tài chính vững mạnh, theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây: (1) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. (2) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. (3) Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ. (4) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Phương thức đóng phí công đoàn của đoàn viên Theo Điều 24 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ quy định đoàn viên công đoàn có thể đóng phí công đoàn theo phương thức và quản lý tiền đoàn phí như sau: *Về phương thức đóng đoàn phí Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn). Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại. *Quản lý tiền đoàn phí Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị. Bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn. Phân phối nguồn thu tại công đoàn cơ sở Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Phần kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở theo hướng mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75% đến năm 2025. Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng. Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: - Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. - Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu. Như vậy, phí công đoàn có thể xem là nguồn sống của công đoàn cơ sở để có thể thực hiện được những kế hoạch phát triển và hỗ trợ cho NLĐ. Nguồn thu chính của đoàn phí là từ đoàn viên tham gia, việc thu tiền công đoàn vừa là nghĩa vụ cũng vừa là quyền lợi của NLĐ, vì vậy mỗi một lao động tham gia công đoàn cần phải thực hiện đầy đủ quy định về đoàn phí.
Hành vi tham nhũng trong tổ chức công đoàn được xử lý như thế nào?
Chào Luật sư, Luật sư cho em hỏi, khi công ty phát hiện ra hành vi tham nhũng trong tổ chức công đoàn (đoàn viên hoặc chủ tịch công đoàn) thì công ty có quyền kiểm toán và thu giữ tài sản đó không? Nếu không thì cơ quan nào có thẩm quyền kiểm toán và thu giữ tài sản đó? Em cảm ơn!