Có được cưỡi gia súc đi trên làn đường giao thông không?
Ngày lễ tình nhân 14/02 vừa qua hàng loạt các câu chuyện nổi bật trên mạng xã hội đã làm mọi người dở khóc dở cười. Trong đó, đặc biệt xuất hiện một đoạn video ghi lại một tài xế lái xe công nghệ nhưng lại cưỡi ngựa đi trên đường để giao đồ ăn. Sau khi đoạn video này trở nên “viral” trên mạng xã hội thì nhiều người đã nghĩ đây là một chiến dịch quảng cáo của hãng trong ngày lễ tình nhân. Tuy nhiên, theo xác minh thì không có chiến dịch này và điều này tự phát từ người được đăng tải trong video. Vậy hành vi mà tài xế công nghệ cưỡi thú, vật cụ thể ở đây là ngựa ra đường thì có vi phạm pháp luật về giao thông hay không và phải làm thủ tục gì mới được dẫn dắt thú vật trên đường? 1. Súc vật có phải là phương tiện được lưu thông đường bộ? Hiện nay, khi lưu thông trên đường chúng ta chỉ bắt gặp những phương tiện giao thông là xe cơ giới mà không biết súc vật có được đi trên đường hay không thì căn cứ Điều 17 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các loại xe sau được điều khiển trên đường: (1) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: - Xe ô tô. - Máy kéo. - Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. - Xe mô tô hai bánh. - Xe mô tô ba bánh. - Xe gắn máy (kể cả xe máy điện). - Các loại xe tương tự. (2) Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm: - Xe đạp (kể cả xe đạp máy). - Xe xích lô. - Xe lăn dùng cho người khuyết tật. - Xe súc vật kéo. - Các loại xe tương tự. Do đó, có thể thấy súc vật vẫn được phép di chuyển trên đường tuy nhiên phải là xe kéo từ súc vật. Và tùy vào đoạn đường đó có biển cấm súc vật hay không thì mới được di chuyển. 2. Khi tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ Theo đó, người điều khiển súc vật phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết và bảo hộ đối với súc vật, ngoài ra còn phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. - Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. - Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn. 3. Mức phạt tiền cho hành vi chăn dắt súc vật ra đường Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt 60.000 đồng - 100.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây: - Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng. - Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố. - Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới. - Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông. - Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên. - Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển. - Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với các vi phạm sau đây: - Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. - Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ. - Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định. Nhìn chung mức phạt hành chính đối với tài xế công nghệ cưỡi ngựa ra đường bị xử phạt theo quy định trên cũng không quá cao, khi lực lượng cơ quan công an đã ngăn chặn người này đi vào trung tâm thành phố. Đồng thời xử phạt theo lỗi điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới từ 60.000 đồng - 100.000 đồng và lỗi không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.
Có được cưỡi gia súc đi trên làn đường giao thông không?
Ngày lễ tình nhân 14/02 vừa qua hàng loạt các câu chuyện nổi bật trên mạng xã hội đã làm mọi người dở khóc dở cười. Trong đó, đặc biệt xuất hiện một đoạn video ghi lại một tài xế lái xe công nghệ nhưng lại cưỡi ngựa đi trên đường để giao đồ ăn. Sau khi đoạn video này trở nên “viral” trên mạng xã hội thì nhiều người đã nghĩ đây là một chiến dịch quảng cáo của hãng trong ngày lễ tình nhân. Tuy nhiên, theo xác minh thì không có chiến dịch này và điều này tự phát từ người được đăng tải trong video. Vậy hành vi mà tài xế công nghệ cưỡi thú, vật cụ thể ở đây là ngựa ra đường thì có vi phạm pháp luật về giao thông hay không và phải làm thủ tục gì mới được dẫn dắt thú vật trên đường? 1. Súc vật có phải là phương tiện được lưu thông đường bộ? Hiện nay, khi lưu thông trên đường chúng ta chỉ bắt gặp những phương tiện giao thông là xe cơ giới mà không biết súc vật có được đi trên đường hay không thì căn cứ Điều 17 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các loại xe sau được điều khiển trên đường: (1) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: - Xe ô tô. - Máy kéo. - Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. - Xe mô tô hai bánh. - Xe mô tô ba bánh. - Xe gắn máy (kể cả xe máy điện). - Các loại xe tương tự. (2) Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm: - Xe đạp (kể cả xe đạp máy). - Xe xích lô. - Xe lăn dùng cho người khuyết tật. - Xe súc vật kéo. - Các loại xe tương tự. Do đó, có thể thấy súc vật vẫn được phép di chuyển trên đường tuy nhiên phải là xe kéo từ súc vật. Và tùy vào đoạn đường đó có biển cấm súc vật hay không thì mới được di chuyển. 2. Khi tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ Theo đó, người điều khiển súc vật phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết và bảo hộ đối với súc vật, ngoài ra còn phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. - Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. - Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn. 3. Mức phạt tiền cho hành vi chăn dắt súc vật ra đường Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt 60.000 đồng - 100.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây: - Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng. - Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. - Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố. - Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới. - Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông. - Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên. - Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển. - Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Phạt 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với các vi phạm sau đây: - Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. - Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ. - Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Phạt 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định. Nhìn chung mức phạt hành chính đối với tài xế công nghệ cưỡi ngựa ra đường bị xử phạt theo quy định trên cũng không quá cao, khi lực lượng cơ quan công an đã ngăn chặn người này đi vào trung tâm thành phố. Đồng thời xử phạt theo lỗi điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới từ 60.000 đồng - 100.000 đồng và lỗi không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.