05 Loại nhà ở thuộc tài sản công theo Luật Nhà ở 2023? Ai là người sở hữu nhà ở thuộc tài sản công?
05 Loại nhà ở thuộc tài sản công theo Luật Nhà ở 2023? Ai là người sở hữu nhà ở thuộc tài sản công? Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm như thế nào? 05 Loại nhà ở thuộc tài sản công theo Luật Nhà ở 2023? Ai là người sở hữu nhà ở thuộc tài sản công? Theo khoản 11 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định nhà ở thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Và 05 Loại nhà ở thuộc tài sản công được quy định tại Điều 13 Luật Nhà ở 2023 gồm: (1) Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở; (2) Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư; (3) Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; (4) Nhà ở không thuộc các trường hợp (1), (2), (3) được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; (5) Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp (4). Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm như thế nào? Theo Điều 14 Luật Nhà ở 2023 quy định đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công gồm: - Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương; nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý. - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Lưu ý: Đối với nhà ở thuộc trường hợp (4) nên trên do Bộ Quốc phòng đang quản lý cho thuê thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu nhà ở, trừ trường hợp chuyển giao nhà ở này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật. - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc cơ quan đó đang quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc trường hợp (1) do địa phương quản lý và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn. Và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Nhà ở 2023: (1) Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm sau đây: + Quyết định đối tượng được thuê nhà ở công vụ, được thuê, chuyển quyền thuê, mua nhà ở thuộc trường hợp (4) nêu trên; quyết định đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; quyết định đối tượng được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư; + Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở, đơn vị bảo trì nhà ở; + Quyết định việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; phê duyệt phương án di dời, cưỡng chế di dời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời theo thẩm quyền; + Ban hành hoặc quyết định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở, miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở; + Quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định tại Điều 124 Luật Nhà ở 2023; + Quyết định việc sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong nhà ở phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ kinh phí bảo trì và công tác quản lý vận hành nhà ở này; + Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở; + Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (2) Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công thực hiện trách nhiệm sau: + Quyết định việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; phê duyệt phương án di dời, cưỡng chế di dời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời theo thẩm quyền; + Quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định tại Điều 124 Luật Nhà ở 2023; + Quyết định việc sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong nhà ở phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ kinh phí bảo trì và công tác quản lý vận hành nhà ở này; + Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở; + Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (3) Trừ trường hợp (2), đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành, đơn vị bảo trì nhà ở, quyết định việc bảo trì nhà ở. Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an còn có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện quyền sau: + Quyết định đối tượng được thuê nhà ở công vụ, được thuê, chuyển quyền thuê, mua nhà ở thuộc trường hợp (4) nêu trên; quyết định đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; quyết định đối tượng được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư; + Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở. Tóm lại, nhà ở thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý và nhà ở thuộc tài sản công hiện nay gồm 05 loại nêu trên.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà ở tại Việt Nam?
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Nếu được thì được sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà? Cùng tìm hiểu vấn đề sau qua bài viết dưới đây nhé! (1) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Theo khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Hình thức để tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 như sau: - Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam; - Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở 2023; - Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng trên được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo các hình thức được sở hữu nhà ở mà pháp luật đã quy định. (2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà ở tại Việt Nam? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2024/NĐ-CP có quy định, số dân được xác định tương đương một phường là 10.000 người, theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này tạo ra một tiêu chí rõ ràng để xác định khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể sở hữu nhà ở. Theo đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định số lượng nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu như sau: - Đối với một tòa nhà chung cư (kể cả nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp): Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó. Trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà. - Đối với nhà ở riêng lẻ chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên một khu vực có số dân là 10.000 người: Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu số lượng nhà ở không vượt quá 250 căn nhà. - Đối với nhà ở riêng lẻ có từ 02 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trở lên trên một khu vực có số dân là 10.000 người: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án nhưng vẫn chỉ được tối đa là 250 căn nhà. Nếu đã đạt đến giới hạn này, họ không được sở hữu thêm nhà ở riêng lẻ tại các dự án khác trong khu vực. Quy định này nhằm kiểm soát và giới hạn số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể sở hữu, từ đó bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng trong thị trường bất động sản Việt Nam. Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước mà còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường một cách hợp lý và có trách nhiệm hơn.
Đối tượng, điều kiện, giấy tờ chứng minh và thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân. Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp. 1. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023: 1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: + Tổ chức, cá nhân trong nước; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này. - Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: + Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. - Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này. 2. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Căn cứ Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở: - Giấy tờ chứng minh đối tượng là tổ chức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau: + Đối với tổ chức trong nước thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; + Đối với tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; + Đối với tổ chức nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). - Giấy tờ chứng minh đối tượng là cá nhân được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau: + Đối với cá nhân là công dân Việt Nam thì phải có thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam; + Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo pháp luật về xuất nhập cảnh và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch; + Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài và cam kết bằng văn bản về việc không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. - Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở được quy định như sau: + Đối với tổ chức, cá nhân trong nước thì phải có giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu nhà ở thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở; + Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở; + Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở; + Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở. 3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở Căn cứ Điều 12 Luật Nhà ở 2023: - Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. - Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. - Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này. Như vậy, Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8, Điều 12 Luật Nhà ở 2023. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP. Luật Nhà ở 2023 ban hành ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở ban hành ngày 24/07/2024, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì có được đứng tên mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì cá nhân là người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm những đối tượng sau: - Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan; - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Những đối tượng trên chỉ được sở hữu nhà ở Việt Nam thông qua các hình thức sau: - Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan; - Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định: Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Như vậy, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có các quyền như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, Luật nhà ở 2014 sẽ được thay thế bởi Luật nhà ở 2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Trong đó, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật nhà ở 2023 đã quy định như sau: Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Theo đó, kể từ 01/01/2025 đã chia ra 2 trường hợp, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở Việt Nam thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có các quyền như công dân Việt Nam, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có các quyền như người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Luật nhà ở 2023, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có những quyền gì? Hiện nay quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật nhà ở 2014. Đến Luật nhà ở 2023, quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật nhà ở 2023 như sau: - Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình; - Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm; - Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; - Bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở và các quyền khác theo quy định của pháp luật; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho đối tượng không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó. Trường hợp Luật Đất đai có quy định khác về quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó; - Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu chung, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở; - Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; - Được bảo hộ quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 7 của Luật này; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, kể từ ngày 01/8/2024, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ có những quyền nêu trên. Theo đó, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng sẽ có các quyền này. Giấy tờ chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm những gì? Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm: - Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu; - Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, để chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ như trên. Xem toàn văn: Luật nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Quy định về chuyển mục đích từ cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác
Trường hợp công dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác thì có được không? Nếu được thì thực hiện như thế nào? Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất Tại Điều 14 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”. Tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: - Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. => Theo đó, có thể thấy quy định tại chỉ ra rằng nhà nước không hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất, tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất phải thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng như nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất Căn cứ Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất như sau: (1) Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: - Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; - Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; - Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; - Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.” Đối chiếu với quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp khác gồm “đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh” Theo quy định trên, thì đối với đất trồng cây lâu năm có thể chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm (hay còn hiểu là các loại đất nông nghiệp khác). =>> Theo đó, trong trường hợp tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì không cần phải xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất bên cạnh nhu cầu của người sử dụng đất còn phải căn cứ vào việc quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Vì vậy: Đầu tiên, theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm sang đất nông nghiệp khác thì phải đáp ứng một số điều kiện sau: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Đồng thời, tại điểm đ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà chuyển mục đích sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai. =>> Theo đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và thủ tục được thực hiện theo khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, bao gồm: Đối với người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có: - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đối với thủ tục thực hiện đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Anh thực hiện như sau: Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Bước 2: Đến văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Mua chung cư mini có được cấp Sổ hồng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 quy định tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân như sau: 2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở. Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó. Do đó, người mua căn hộ chung cư mini vẫn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ hồng) nếu chung cư mini đáp ứng các điều kiện sau: - Có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín; - Có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; - Có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư. Như vậy, nếu công trình đã được cấp phép xây dựng và đáp ứng điều kiện theo quy định nêu trên thì từng căn hộ mini sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ hồng).
Ở trên 10 năm thì có thể sở hữu nhà hay không?
Chào luật sư, Bố mẹ chồng của em là việt kiều sinh sống ở Pháp. Bố chồng em được ông nội để lại 1 lô đất ở HCM. Mẹ chồng em xây nhà trên lô đất đó (đã có sổ đỏ và hộ khẩu do bố mẹ chồng đứng tên) và cho con dâu của chị nuôi thuê gần 10 năm không có hợp đồng. Bây giờ, có người nói với mẹ chồng em là có luật: người ở trong nhà đó trên 10 năm thì có thể thuê người làm giấy tờ để sở hữu căn nhà người đó đang ở. Mẹ chồng em tin lời nên muốn đuổi người đang thuê, cho con gái của chị nuôi thuê. Em đă giải thích cho mẹ chồng em là không có luật đó nhưng mẹ chồng em không tin. Xin luật sư giải thích giúp em. Em xin chân thành cám ơn luật sư.
Tỷ lệ tối đa được sở hữu nhà ở của người nước ngoài và thời gian tối đa sở hữu
1/ Việc người nước ngoài được sở hữu, thuê nhà ở, nhà chung cư: Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm: + Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); + Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: + Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; + Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. 2/ Tỷ lệ tối đa được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: - Đối với một tòa nhà chung cư thì theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó. Trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà. - Về việc xác định số lượng nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà ở liền kề, nhà ở độc lập, nhà biệt thự) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì: + Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án và tối đa không vượt quá hai trăm năm mươi căn nhà; trường hợp có từ 02 dự án trở lên thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án và tổng sổ nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án không vượt quá hai trăm năm mươi căn nhà; + Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu đủ số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại điểm a khoản này thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không được mua và sở hữu thêm nhà ở riêng lẻ tại các dự án khác của khu vực này. Lưu ý: Số dân trong một dự án đầu tư xây dựng nhà ở được xác định theo đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được xác định theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương 3/ Thời gian tối đa cho phép sở hữu/ thuê nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam, cụ thể như sau: "Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này." Bên cạnh đó, tại Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời gian sở hữu nhà tại Việt Nam, thời gian được gia hạn do chủ sở hữu đề nghị với cơ quan quản lý.
Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Hỏi: Cho mình hỏi về vấn đề người nước ngoài chưa có quốc tịch VN có được mua nhà và đất ở không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất thì người nước ngoài không thuộc các đối tượng được công nhận quyền sử đất tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Như vậy, người nước ngoài trên lãnh thổ VN không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng được phép sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư thương mại. Đối với cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam khi sở hữu nhà tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận đầu tư - Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở. Đối với tổ chức nước ngoài là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam khi mua nhà tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Luật Nhà ở 2014 mở rộng quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, giúp các đối tượng này tiếp cận sâu hơn lĩnh vực sở hữu nhà ở từ đó đã thúc đẩy cho thị trường bất động sản thêm khởi sắc. Theo quy định của Luật nhà ở 2005 (Điều 9, Điều 126, Điều 125 Luật nhà ở 2005) và Luật nhà ở 2014 (Điều 7, Điều 159 Luật Nhà ở 2014), chúng ta thấy rằng đối tượng sở hữu được bổ sung là hộ gia đình trong nước - một chủ thể quan trọng trong các giao dịch dân sự. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì không giới hạn nhu cầu sở hữu nhà ở nhưng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đồng thời Luật còn mở rộng điều kiện được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, gỡ bỏ một số điều kiện mà trước đây đã ràng buộc họ tiếp cận bất động sản ở Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu không hạn chế số lượng và loại nhà tại Việt Nam, quy định này hầu như “mở hết cửa” cho Việt kiều được sở hữu nhà ở, họ chỉ cần chứng minh là người gốc Việt Nam thông qua hộ chiếu và được phép nhập cảnh vào Việt Nam là có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy không được đầy đủ như các cá nhân, tố chức trong nước nhưng quyền của họ đã được mở rộng hơn rất nhiều. Về cá nhân, tổ chức nước ngoài pháp luật cho phép họ được mua và sở hữu nhà ở nhưng giới hạn số lượng, loại nhà chứ không nởi lỏng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong ba chủ thể sở hữu nhà ở thì họ bị giới hạn quyền nhiều nhất. Từ việc mở rộng pháp luật, nhu cầu sở hữu nhà của những đối tượng trên tăng lên, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cũng tăng lên nhanh chóng làm cho thị trường bất động sản ngày một nóng lên. Cùng với các chính sách hỗ trợ là sự thay đổi của pháp luật về nhà ở đã dấy lên một hồi trống đánh thức sự đóng băng của thị trường bất động sản từ sau năm 2015.Việc mở rộng quyền cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã và đang là dấu hiệu tích cực làm cho thị trường kinh doanh bất động sản phục hồi trở lại.
Giá trị pháp lý của sổ hồng Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng, với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014, Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây: “1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.” Theo đó, “Sổ hồng” có những giá trị pháp lý như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó sổ hồng cũng có giá trị pháp lý ngang nhau như sổ đỏ. Nên việc mua đất có sổ đỏ hay sổ hồng đều không ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất, người mua vẫn có quyền sử dụng đất bình thường. Về thời hạn sử dụng đất: Sổ hồng ghi nhận thời gian sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất được cấp có thời hạn hay vĩnh viễn là phụ thuộc vào từng loại đất, phụ thuộc vào quy hoạch hoặc mục đích nhà nước cấp đất cho chủ sử dụng. Sổ hồng có thể được chuyển nhượng, mua bán, tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu Không có hạn chế việc chuyển đổi từ "Sổ hồng" sang "Sổ đỏ" hoặc ngược lại nếu các cá nhận, hộ gia đình không có nhu cầu. (Khoản 2 điều 97 Luật Đất đai 2013) Người sử dụng đất có Sổ hồng được Nhà nước bồi thường về đất khi có trường hợp đất bị thu hồi,.. Thẩm quyền cấp “Sổ hồng” Điều 105 Luật Đất đai 2013 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. Cơ sở pháp lý Luật Nhà ở năm 2014; Luật Đất đai năm 2013; Bộ luật Dân dự 2015
Luật sư cho em hỏi là Công ty em là doanh nghiệp trong nước có mua hai căn hộ chung cư từ chủ đầu tư, Luật sư cho em hỏi công ty em có được sở hữu ổn định lâu dài không ạ. Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư.
Xin chào luật sư, tôi có mua một mảnh đất (có 100m2 thổ cư) được cấp sổ hồng năm 2015 , trên đất có căn nhà 1 trệt 1 lầu (diện tích xây dựng khoảng 70m2) do người chủ sử dụng đất trước đây đứng tên giấy phép xây dựng năm 2012. Nay tôi muốn làm thủ tục sở hữu căn nhà trên để vay vốn ngân hàng có giá trị hơn. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục này và liên hệ ở đâu để làm thủ tục! Xin chân thành cảm ơn
Hướng dẫn mới nhất về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài luôn là vấn đề nóng hổi và được dư luận quan tâm khi nước ta đang chuẩn bị tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế và khu vực. Nhằm để hướng dẫn chi tiết hơn nữa về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vừa qua, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở. Trong đó, có quy định một số vấn đề về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau: I. Hướng dẫn xác định số lượng nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong phạm vi nhất định Cụ thể: 1. Đối với tòa chung cư Kể cả nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của tòa nhà đó. Ví dụ: Tòa nhà có 100 căn hộ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 33 căn; tòa nhà có 200 căn hộ thì được sở hữu không quá 66 căn. Một vấn đề đặt ra: nếu theo đúng quy định, thì đáng lẽ ví dụ này: tòa nhà có 100 căn hộ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép sở hữu không quá 30 căn, chứ không phải 33 căn? 2. Đối với khu vực có số dân tương đương của 01 đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa chung cư Thì áp dụng như quy định trên, nghĩa là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa không vượt quá 30% số lượng căn hộ của tất cả của tòa nhà chung cư. Ví dụ: Trên một khu vực có số dân tương đương 10.000 dân và có 3 tòa nhà chung cư, tòa A có số lượng 1.000 căn, tòa B có 300 căn và tòa C 500 căn thì tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 330 căn tại tòa A, không quá 99 căn của tòa B và không quá 165 căn đối với tòa C, tổng số căn hộ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại cả 3 tòa nhà chung cư này không được vượt quá 600 căn. Tương tự câu hỏi trên: nếu đúng quy định, số căn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại các tòa nhà như sau: tòa A là 300 căn, tòa B là 90 căn và tòa C là 150 căn? 3. Đối với nhà ở riêng lẻ (gồm nhà ở liền kề, biệt thự) - Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có 01 dự án và dự án đó có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án này. Ví dụ: Dự án nhà ở A có số lượng nhà ở riêng lẻ là 1.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không vượt quá 150 căn. - Trên một khu vực mà có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có 01 dự án và có số nhà ở riêng lẻ của dự án tương đương 2500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 250 căn. - Trên một khu vực mà có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có từ hai dự án trở lên và tổng số nhà ở riêng lẻ của các dự án này dưới hoặc bằng 2500 căn thì tại mỗi dự án, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án. Ví dụ: Trên địa bàn phường X có hai dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án A có tổng số nhà ở riêng lẻ là 900 căn, dự án B có tổng số nhà ở riêng lẻ là 1.200 căn. Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 90 căn tại dự án A và không vượt quá 120 căn tại dự án B. Việc xác định số dân của dự án tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được căn cứ vào chỉ tiêu dân số của dự án theo quy hoạch chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. II. Quản lý sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài Cơ quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gửi bản sao Giấy chứng nhận kèm báo cáo để Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường theo dõi, quản lý theo mẫu. III. Hướng dẫn về việc thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu có nhu cầu thì được cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm. Trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở 15 ngày, cá nhân nước ngoài phải gửi Đơn về việc cho thuê nhà ở đến Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê. Thông báo có nội dung: Tên chủ sở hữu, địa chỉ nhà ở cho thuê, thời gian thuê, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với nhà ở cho thuê, tên tổ chức, cá nhân thuê nhà ở, mục đích sử dụng. Trường hợp pháp luật có quy định về đăng ký kinh doanh đối với hoạt động cho thuê nhà ở thì cá nhân nước ngoài phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật và nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thì phải có trách nhiệm thông báo lại cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở biết để theo dõi, quản lý. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014.
05 Loại nhà ở thuộc tài sản công theo Luật Nhà ở 2023? Ai là người sở hữu nhà ở thuộc tài sản công?
05 Loại nhà ở thuộc tài sản công theo Luật Nhà ở 2023? Ai là người sở hữu nhà ở thuộc tài sản công? Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm như thế nào? 05 Loại nhà ở thuộc tài sản công theo Luật Nhà ở 2023? Ai là người sở hữu nhà ở thuộc tài sản công? Theo khoản 11 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định nhà ở thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Và 05 Loại nhà ở thuộc tài sản công được quy định tại Điều 13 Luật Nhà ở 2023 gồm: (1) Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở; (2) Nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở nhưng chưa bố trí tái định cư; (3) Nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng để bố trí cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; (4) Nhà ở không thuộc các trường hợp (1), (2), (3) được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật trong các thời kỳ và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; (5) Nhà ở của chủ sở hữu khác được chuyển thành sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp (4). Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm như thế nào? Theo Điều 14 Luật Nhà ở 2023 quy định đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công gồm: - Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương; nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý. - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Lưu ý: Đối với nhà ở thuộc trường hợp (4) nên trên do Bộ Quốc phòng đang quản lý cho thuê thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu nhà ở, trừ trường hợp chuyển giao nhà ở này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật. - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc cơ quan đó đang quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc trường hợp (1) do địa phương quản lý và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn. Và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Nhà ở 2023: (1) Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm sau đây: + Quyết định đối tượng được thuê nhà ở công vụ, được thuê, chuyển quyền thuê, mua nhà ở thuộc trường hợp (4) nêu trên; quyết định đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; quyết định đối tượng được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư; + Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở, đơn vị bảo trì nhà ở; + Quyết định việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; phê duyệt phương án di dời, cưỡng chế di dời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời theo thẩm quyền; + Ban hành hoặc quyết định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở, miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở; + Quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định tại Điều 124 Luật Nhà ở 2023; + Quyết định việc sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong nhà ở phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ kinh phí bảo trì và công tác quản lý vận hành nhà ở này; + Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở; + Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (2) Đối với nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công thực hiện trách nhiệm sau: + Quyết định việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; phê duyệt phương án di dời, cưỡng chế di dời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời theo thẩm quyền; + Quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định tại Điều 124 Luật Nhà ở 2023; + Quyết định việc sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong nhà ở phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ kinh phí bảo trì và công tác quản lý vận hành nhà ở này; + Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở; + Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. (3) Trừ trường hợp (2), đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành, đơn vị bảo trì nhà ở, quyết định việc bảo trì nhà ở. Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an còn có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện quyền sau: + Quyết định đối tượng được thuê nhà ở công vụ, được thuê, chuyển quyền thuê, mua nhà ở thuộc trường hợp (4) nêu trên; quyết định đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; quyết định đối tượng được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư; + Quyết định thu hồi nhà ở, quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở. Tóm lại, nhà ở thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý và nhà ở thuộc tài sản công hiện nay gồm 05 loại nêu trên.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà ở tại Việt Nam?
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Nếu được thì được sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà? Cùng tìm hiểu vấn đề sau qua bài viết dưới đây nhé! (1) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Theo khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Hình thức để tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 như sau: - Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam; - Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở 2023; - Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng trên được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo các hình thức được sở hữu nhà ở mà pháp luật đã quy định. (2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu căn nhà ở tại Việt Nam? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2024/NĐ-CP có quy định, số dân được xác định tương đương một phường là 10.000 người, theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này tạo ra một tiêu chí rõ ràng để xác định khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể sở hữu nhà ở. Theo đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định số lượng nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu như sau: - Đối với một tòa nhà chung cư (kể cả nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp): Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó. Trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà. - Đối với nhà ở riêng lẻ chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên một khu vực có số dân là 10.000 người: Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu số lượng nhà ở không vượt quá 250 căn nhà. - Đối với nhà ở riêng lẻ có từ 02 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trở lên trên một khu vực có số dân là 10.000 người: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án nhưng vẫn chỉ được tối đa là 250 căn nhà. Nếu đã đạt đến giới hạn này, họ không được sở hữu thêm nhà ở riêng lẻ tại các dự án khác trong khu vực. Quy định này nhằm kiểm soát và giới hạn số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể sở hữu, từ đó bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng trong thị trường bất động sản Việt Nam. Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước mà còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường một cách hợp lý và có trách nhiệm hơn.
Đối tượng, điều kiện, giấy tờ chứng minh và thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân. Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp. 1. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2023: 1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: + Tổ chức, cá nhân trong nước; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này. - Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: + Tổ chức, cá nhân trong nước được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; nhận nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật; hình thức khác theo quy định của pháp luật; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. - Chính phủ quy định cụ thể giấy tờ chứng minh về đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở quy định tại Điều này. 2. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Căn cứ Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở: - Giấy tờ chứng minh đối tượng là tổ chức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau: + Đối với tổ chức trong nước thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật; + Đối với tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; + Đối với tổ chức nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). - Giấy tờ chứng minh đối tượng là cá nhân được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau: + Đối với cá nhân là công dân Việt Nam thì phải có thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam; + Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo pháp luật về xuất nhập cảnh và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch; + Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu nước ngoài và cam kết bằng văn bản về việc không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. - Giấy tờ chứng minh điều kiện được sở hữu nhà ở được quy định như sau: + Đối với tổ chức, cá nhân trong nước thì phải có giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu nhà ở thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở; + Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật Nhà ở; + Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở; + Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở. 3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở Căn cứ Điều 12 Luật Nhà ở 2023: - Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. - Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. - Giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này. Như vậy, Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 8, Điều 12 Luật Nhà ở 2023. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP. Luật Nhà ở 2023 ban hành ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024. Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở ban hành ngày 24/07/2024, có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì có được đứng tên mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì cá nhân là người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm những đối tượng sau: - Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan; - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Những đối tượng trên chỉ được sở hữu nhà ở Việt Nam thông qua các hình thức sau: - Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014 và pháp luật có liên quan; - Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định: Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Như vậy, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đều được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có các quyền như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, Luật nhà ở 2014 sẽ được thay thế bởi Luật nhà ở 2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Trong đó, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật nhà ở 2023 đã quy định như sau: Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Theo đó, kể từ 01/01/2025 đã chia ra 2 trường hợp, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở Việt Nam thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có các quyền như công dân Việt Nam, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có các quyền như người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Luật nhà ở 2023, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có những quyền gì? Hiện nay quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật nhà ở 2014. Đến Luật nhà ở 2023, quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật nhà ở 2023 như sau: - Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình; - Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm; - Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; - Bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở và các quyền khác theo quy định của pháp luật; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho đối tượng không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó. Trường hợp Luật Đất đai có quy định khác về quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó; - Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu chung, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở; - Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; - Được bảo hộ quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 7 của Luật này; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, kể từ ngày 01/8/2024, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ có những quyền nêu trên. Theo đó, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng sẽ có các quyền này. Giấy tờ chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm những gì? Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm: - Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu; - Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, để chứng minh người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ như trên. Xem toàn văn: Luật nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Quy định về chuyển mục đích từ cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác
Trường hợp công dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác thì có được không? Nếu được thì thực hiện như thế nào? Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất Tại Điều 14 Luật Đất đai 2013 quy định: Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”. Tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: - Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. => Theo đó, có thể thấy quy định tại chỉ ra rằng nhà nước không hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất, tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất phải thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng như nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất Căn cứ Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất như sau: (1) Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: - Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm; - Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm; - Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; - Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.” Đối chiếu với quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp khác gồm “đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh” Theo quy định trên, thì đối với đất trồng cây lâu năm có thể chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm (hay còn hiểu là các loại đất nông nghiệp khác). =>> Theo đó, trong trường hợp tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì không cần phải xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất bên cạnh nhu cầu của người sử dụng đất còn phải căn cứ vào việc quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Vì vậy: Đầu tiên, theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm sang đất nông nghiệp khác thì phải đáp ứng một số điều kiện sau: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Đồng thời, tại điểm đ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà chuyển mục đích sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai. =>> Theo đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và thủ tục được thực hiện theo khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, bao gồm: Đối với người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có: - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đối với thủ tục thực hiện đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Anh thực hiện như sau: Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Bước 2: Đến văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Mua chung cư mini có được cấp Sổ hồng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014 quy định tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân như sau: 2. Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở. Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó. Do đó, người mua căn hộ chung cư mini vẫn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ hồng) nếu chung cư mini đáp ứng các điều kiện sau: - Có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín; - Có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; - Có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư. Như vậy, nếu công trình đã được cấp phép xây dựng và đáp ứng điều kiện theo quy định nêu trên thì từng căn hộ mini sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Sổ hồng).
Ở trên 10 năm thì có thể sở hữu nhà hay không?
Chào luật sư, Bố mẹ chồng của em là việt kiều sinh sống ở Pháp. Bố chồng em được ông nội để lại 1 lô đất ở HCM. Mẹ chồng em xây nhà trên lô đất đó (đã có sổ đỏ và hộ khẩu do bố mẹ chồng đứng tên) và cho con dâu của chị nuôi thuê gần 10 năm không có hợp đồng. Bây giờ, có người nói với mẹ chồng em là có luật: người ở trong nhà đó trên 10 năm thì có thể thuê người làm giấy tờ để sở hữu căn nhà người đó đang ở. Mẹ chồng em tin lời nên muốn đuổi người đang thuê, cho con gái của chị nuôi thuê. Em đă giải thích cho mẹ chồng em là không có luật đó nhưng mẹ chồng em không tin. Xin luật sư giải thích giúp em. Em xin chân thành cám ơn luật sư.
Tỷ lệ tối đa được sở hữu nhà ở của người nước ngoài và thời gian tối đa sở hữu
1/ Việc người nước ngoài được sở hữu, thuê nhà ở, nhà chung cư: Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm: + Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); + Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: + Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; + Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. 2/ Tỷ lệ tối đa được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: - Đối với một tòa nhà chung cư thì theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó. Trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà. - Về việc xác định số lượng nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà ở liền kề, nhà ở độc lập, nhà biệt thự) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì: + Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án và tối đa không vượt quá hai trăm năm mươi căn nhà; trường hợp có từ 02 dự án trở lên thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án và tổng sổ nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án không vượt quá hai trăm năm mươi căn nhà; + Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu đủ số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại điểm a khoản này thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không được mua và sở hữu thêm nhà ở riêng lẻ tại các dự án khác của khu vực này. Lưu ý: Số dân trong một dự án đầu tư xây dựng nhà ở được xác định theo đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được xác định theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương 3/ Thời gian tối đa cho phép sở hữu/ thuê nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam, cụ thể như sau: "Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này." Bên cạnh đó, tại Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời gian sở hữu nhà tại Việt Nam, thời gian được gia hạn do chủ sở hữu đề nghị với cơ quan quản lý.
Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam
Hỏi: Cho mình hỏi về vấn đề người nước ngoài chưa có quốc tịch VN có được mua nhà và đất ở không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất thì người nước ngoài không thuộc các đối tượng được công nhận quyền sử đất tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Như vậy, người nước ngoài trên lãnh thổ VN không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng được phép sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư thương mại. Đối với cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam khi sở hữu nhà tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có giấy chứng nhận đầu tư - Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở. Đối với tổ chức nước ngoài là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam khi mua nhà tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Luật Nhà ở 2014 mở rộng quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, giúp các đối tượng này tiếp cận sâu hơn lĩnh vực sở hữu nhà ở từ đó đã thúc đẩy cho thị trường bất động sản thêm khởi sắc. Theo quy định của Luật nhà ở 2005 (Điều 9, Điều 126, Điều 125 Luật nhà ở 2005) và Luật nhà ở 2014 (Điều 7, Điều 159 Luật Nhà ở 2014), chúng ta thấy rằng đối tượng sở hữu được bổ sung là hộ gia đình trong nước - một chủ thể quan trọng trong các giao dịch dân sự. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì không giới hạn nhu cầu sở hữu nhà ở nhưng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đồng thời Luật còn mở rộng điều kiện được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, gỡ bỏ một số điều kiện mà trước đây đã ràng buộc họ tiếp cận bất động sản ở Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu không hạn chế số lượng và loại nhà tại Việt Nam, quy định này hầu như “mở hết cửa” cho Việt kiều được sở hữu nhà ở, họ chỉ cần chứng minh là người gốc Việt Nam thông qua hộ chiếu và được phép nhập cảnh vào Việt Nam là có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy không được đầy đủ như các cá nhân, tố chức trong nước nhưng quyền của họ đã được mở rộng hơn rất nhiều. Về cá nhân, tổ chức nước ngoài pháp luật cho phép họ được mua và sở hữu nhà ở nhưng giới hạn số lượng, loại nhà chứ không nởi lỏng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong ba chủ thể sở hữu nhà ở thì họ bị giới hạn quyền nhiều nhất. Từ việc mở rộng pháp luật, nhu cầu sở hữu nhà của những đối tượng trên tăng lên, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cũng tăng lên nhanh chóng làm cho thị trường bất động sản ngày một nóng lên. Cùng với các chính sách hỗ trợ là sự thay đổi của pháp luật về nhà ở đã dấy lên một hồi trống đánh thức sự đóng băng của thị trường bất động sản từ sau năm 2015.Việc mở rộng quyền cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã và đang là dấu hiệu tích cực làm cho thị trường kinh doanh bất động sản phục hồi trở lại.
Giá trị pháp lý của sổ hồng Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng, với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014, Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây: “1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.” Theo đó, “Sổ hồng” có những giá trị pháp lý như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó sổ hồng cũng có giá trị pháp lý ngang nhau như sổ đỏ. Nên việc mua đất có sổ đỏ hay sổ hồng đều không ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất, người mua vẫn có quyền sử dụng đất bình thường. Về thời hạn sử dụng đất: Sổ hồng ghi nhận thời gian sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất được cấp có thời hạn hay vĩnh viễn là phụ thuộc vào từng loại đất, phụ thuộc vào quy hoạch hoặc mục đích nhà nước cấp đất cho chủ sử dụng. Sổ hồng có thể được chuyển nhượng, mua bán, tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu Không có hạn chế việc chuyển đổi từ "Sổ hồng" sang "Sổ đỏ" hoặc ngược lại nếu các cá nhận, hộ gia đình không có nhu cầu. (Khoản 2 điều 97 Luật Đất đai 2013) Người sử dụng đất có Sổ hồng được Nhà nước bồi thường về đất khi có trường hợp đất bị thu hồi,.. Thẩm quyền cấp “Sổ hồng” Điều 105 Luật Đất đai 2013 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. Cơ sở pháp lý Luật Nhà ở năm 2014; Luật Đất đai năm 2013; Bộ luật Dân dự 2015
Luật sư cho em hỏi là Công ty em là doanh nghiệp trong nước có mua hai căn hộ chung cư từ chủ đầu tư, Luật sư cho em hỏi công ty em có được sở hữu ổn định lâu dài không ạ. Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư.
Xin chào luật sư, tôi có mua một mảnh đất (có 100m2 thổ cư) được cấp sổ hồng năm 2015 , trên đất có căn nhà 1 trệt 1 lầu (diện tích xây dựng khoảng 70m2) do người chủ sử dụng đất trước đây đứng tên giấy phép xây dựng năm 2012. Nay tôi muốn làm thủ tục sở hữu căn nhà trên để vay vốn ngân hàng có giá trị hơn. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục này và liên hệ ở đâu để làm thủ tục! Xin chân thành cảm ơn
Hướng dẫn mới nhất về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài luôn là vấn đề nóng hổi và được dư luận quan tâm khi nước ta đang chuẩn bị tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế và khu vực. Nhằm để hướng dẫn chi tiết hơn nữa về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vừa qua, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở. Trong đó, có quy định một số vấn đề về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau: I. Hướng dẫn xác định số lượng nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong phạm vi nhất định Cụ thể: 1. Đối với tòa chung cư Kể cả nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của tòa nhà đó. Ví dụ: Tòa nhà có 100 căn hộ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 33 căn; tòa nhà có 200 căn hộ thì được sở hữu không quá 66 căn. Một vấn đề đặt ra: nếu theo đúng quy định, thì đáng lẽ ví dụ này: tòa nhà có 100 căn hộ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép sở hữu không quá 30 căn, chứ không phải 33 căn? 2. Đối với khu vực có số dân tương đương của 01 đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa chung cư Thì áp dụng như quy định trên, nghĩa là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa không vượt quá 30% số lượng căn hộ của tất cả của tòa nhà chung cư. Ví dụ: Trên một khu vực có số dân tương đương 10.000 dân và có 3 tòa nhà chung cư, tòa A có số lượng 1.000 căn, tòa B có 300 căn và tòa C 500 căn thì tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 330 căn tại tòa A, không quá 99 căn của tòa B và không quá 165 căn đối với tòa C, tổng số căn hộ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại cả 3 tòa nhà chung cư này không được vượt quá 600 căn. Tương tự câu hỏi trên: nếu đúng quy định, số căn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại các tòa nhà như sau: tòa A là 300 căn, tòa B là 90 căn và tòa C là 150 căn? 3. Đối với nhà ở riêng lẻ (gồm nhà ở liền kề, biệt thự) - Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có 01 dự án và dự án đó có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án này. Ví dụ: Dự án nhà ở A có số lượng nhà ở riêng lẻ là 1.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không vượt quá 150 căn. - Trên một khu vực mà có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có 01 dự án và có số nhà ở riêng lẻ của dự án tương đương 2500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 250 căn. - Trên một khu vực mà có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có từ hai dự án trở lên và tổng số nhà ở riêng lẻ của các dự án này dưới hoặc bằng 2500 căn thì tại mỗi dự án, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án. Ví dụ: Trên địa bàn phường X có hai dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án A có tổng số nhà ở riêng lẻ là 900 căn, dự án B có tổng số nhà ở riêng lẻ là 1.200 căn. Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 90 căn tại dự án A và không vượt quá 120 căn tại dự án B. Việc xác định số dân của dự án tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được căn cứ vào chỉ tiêu dân số của dự án theo quy hoạch chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. II. Quản lý sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài Cơ quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gửi bản sao Giấy chứng nhận kèm báo cáo để Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường theo dõi, quản lý theo mẫu. III. Hướng dẫn về việc thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu có nhu cầu thì được cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm. Trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở 15 ngày, cá nhân nước ngoài phải gửi Đơn về việc cho thuê nhà ở đến Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê. Thông báo có nội dung: Tên chủ sở hữu, địa chỉ nhà ở cho thuê, thời gian thuê, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với nhà ở cho thuê, tên tổ chức, cá nhân thuê nhà ở, mục đích sử dụng. Trường hợp pháp luật có quy định về đăng ký kinh doanh đối với hoạt động cho thuê nhà ở thì cá nhân nước ngoài phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật và nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thì phải có trách nhiệm thông báo lại cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở biết để theo dõi, quản lý. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014.