Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không?
Khi cha mẹ già yếu, mất khả năng nhận thức, việc quản lý tài sản, đặc biệt là sổ tiết kiệm trở thành một vấn đề nan giải. Vậy trong trường hợp này, con cái có quyền rút tiền thay cho cha mẹ mình không? (1) Không còn minh mẫn là tình trạng pháp lý gì? "Không còn minh mẫn" thường được hiểu là tình trạng tâm lý hoặc sức khỏe không ổn định, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và đưa ra quyết định. Tại Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, trường hợp cha mẹ không còn minh mẫn, con cái cần phải thực hiện giám định pháp y tâm thần, Tòa án sẽ dựa trên kết quả giám định này để tuyên bố cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Nếu trường hợp không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. (2) Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không? Sổ tiết kiệm hay tiền tiết kiệm là tài sản của cá nhân, việc rút tiền tiền từ sổ tiết kiệm là giao dịch dân sự liên quan trực tiếp đến tài sản của người gửi tiền. Vì vậy, giao dịch rút tiền trong sổ tiết kiệm phải do người gửi tiền thực hiện. Nếu vì lý do sức khỏe mà người gửi tiền không thể trực tiếp đến ngân hàng rút tiền thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch thay. Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ không còn minh mẫn, thì không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác rút tiền được. Lúc này, để có thể rút được tiền thay cho cha mẹ, người con phải chứng minh được cha mẹ mình bị mất năng lực hành vi dân sự, các bước thực hiện như sau: Bước 1: Đưa cha mẹ đến Trung tâm pháp y để làm thủ tục giám định Bước 2: Làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần trên. Bước 3: Lựa chọn người giám hộ. Theo quy định tại Điều 53 Bộ Luật Dân sự 2015, trong trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả sẽ là người giám hộ cho cha mẹ. Trường hợp con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đủ điều kiện sẽ được làm người giám hộ. Bước 4: Người giám hộ (con) đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm thay cha mẹ. Theo quy định tại Điều 59 Bộ Luật Dân sự 2015, người giám hộ sẽ quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; và được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Như vậy, con cái có thể thay mặt cha mẹ rút tiền từ sổ tiết kiệm tại ngân hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không còn đủ minh mẫn, mất năng lực hành vi dân sự và được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. (3) Điều kiện để làm người giám hộ Theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Dân sự 2015, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. - Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Các điều kiện này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ mà còn nhằm xây dựng một hệ thống giám hộ đáng tin cậy. Việc có những quy định rõ ràng giúp hạn chế khả năng xảy ra các trường hợp lạm dụng quyền lực của người giám hộ, đồng thời tạo ra một khung pháp lý vững chắc để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giám hộ.
Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào?
Hai người có được gửi chung một sổ tiết kiệm không? Đồng sở hữu sổ tiết kiệm là gì? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì việc gửi tiền, trả lãi như thế nào? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Theo Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. - Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên. Theo Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về thẻ tiết kiệm như sau: - Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. - Nội dung Thẻ tiết kiệm: + Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng; + Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; + Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi; + Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm; + Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm; + Các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng. Như vậy, sổ tiết kiệm đồng sở hữu là một chứng chỉ để xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của những người gửi tiền chung tại tổ chức tín dụng. Trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu có họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của tất cả các người gửi tiết kiệm chung. Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào? Gửi tiền vào sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng, trong đó: - Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. - Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. Trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: - Xuất trình Thẻ tiết kiệm; - Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; - Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. Như vậy, đối với gửi tiền sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì tất cả người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của họ. Nếu uỷ quyền thì phải có đầy đủ giấy tờ. Còn đối với việc trả lãi thì tổ chức tín dụng sẽ đề nghị tất cả người gửi tiền trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
Sổ tiết kiệm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá không?
Giấy tờ có giá là một loại tài sản thường gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Sổ tiết kiệm; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;...). Giấy tờ có giá là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo pháp luật dân sự. Ngoài ra, khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN nêu rõ, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Sổ tiết kiệm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá không? Giấy tờ có giá phải có 04 điều kiện như sau: (1) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên; (2) Thuộc một trong các loại giấy tờ có giá được liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN, bao gồm: - Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; - Trái phiếu Chính phủ; - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; - Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ; - Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; - Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác; - Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. (3) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn; (4) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa. Do đó, ngoài các giấy tờ được nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”. Mặt khác, khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định, thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. Đồng thời, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được định nghĩa là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Như vậy, có thể thấy: - Sổ tiết kiệm chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm; và - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Từ tất cả những quy định trên, sổ tiết kiệm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá.
Cách chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ/chồng
Hiện nay nhiều gia đình khi đi gửi tiền ngân hàng thì trên Sổ tiết kiệm vẫn chỉ đứng tên chồng hoặc vợ. Và tiền để gửi tiết kiệm trong trường hợp này vẫn có thể là tiền do 2 vợ chồng góp hoặc tiền riêng của từng người. Vậy muốn chứng minh tiền tiết kiệm là tài sản riêng thì cần làm gì? Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tài sản chung, riêng của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Vậy để chứng minh tài sản riêng cần phải làm sao? - Thứ nhất, xác định đây là tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân dựa vào thời điểm tạo lập sổ; - Thứ hai, chứng minh là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân như có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế thể hiện rõ tặng cho, thừa kế chung hay riêng cho vợ, chồng. - Thứ ba, có thể tiến hành Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không?
Khi cha mẹ già yếu, mất khả năng nhận thức, việc quản lý tài sản, đặc biệt là sổ tiết kiệm trở thành một vấn đề nan giải. Vậy trong trường hợp này, con cái có quyền rút tiền thay cho cha mẹ mình không? (1) Không còn minh mẫn là tình trạng pháp lý gì? "Không còn minh mẫn" thường được hiểu là tình trạng tâm lý hoặc sức khỏe không ổn định, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và đưa ra quyết định. Tại Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, trường hợp cha mẹ không còn minh mẫn, con cái cần phải thực hiện giám định pháp y tâm thần, Tòa án sẽ dựa trên kết quả giám định này để tuyên bố cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Nếu trường hợp không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. (2) Cha mẹ có sổ tiết kiệm nhưng không còn minh mẫn, con có thể rút tiền thay không? Sổ tiết kiệm hay tiền tiết kiệm là tài sản của cá nhân, việc rút tiền tiền từ sổ tiết kiệm là giao dịch dân sự liên quan trực tiếp đến tài sản của người gửi tiền. Vì vậy, giao dịch rút tiền trong sổ tiết kiệm phải do người gửi tiền thực hiện. Nếu vì lý do sức khỏe mà người gửi tiền không thể trực tiếp đến ngân hàng rút tiền thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch thay. Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ không còn minh mẫn, thì không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác rút tiền được. Lúc này, để có thể rút được tiền thay cho cha mẹ, người con phải chứng minh được cha mẹ mình bị mất năng lực hành vi dân sự, các bước thực hiện như sau: Bước 1: Đưa cha mẹ đến Trung tâm pháp y để làm thủ tục giám định Bước 2: Làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần trên. Bước 3: Lựa chọn người giám hộ. Theo quy định tại Điều 53 Bộ Luật Dân sự 2015, trong trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả sẽ là người giám hộ cho cha mẹ. Trường hợp con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đủ điều kiện sẽ được làm người giám hộ. Bước 4: Người giám hộ (con) đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm thay cha mẹ. Theo quy định tại Điều 59 Bộ Luật Dân sự 2015, người giám hộ sẽ quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; và được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Như vậy, con cái có thể thay mặt cha mẹ rút tiền từ sổ tiết kiệm tại ngân hàng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không còn đủ minh mẫn, mất năng lực hành vi dân sự và được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. (3) Điều kiện để làm người giám hộ Theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Dân sự 2015, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. - Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Các điều kiện này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ mà còn nhằm xây dựng một hệ thống giám hộ đáng tin cậy. Việc có những quy định rõ ràng giúp hạn chế khả năng xảy ra các trường hợp lạm dụng quyền lực của người giám hộ, đồng thời tạo ra một khung pháp lý vững chắc để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giám hộ.
Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào?
Hai người có được gửi chung một sổ tiết kiệm không? Đồng sở hữu sổ tiết kiệm là gì? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì việc gửi tiền, trả lãi như thế nào? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Theo Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. - Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên. Theo Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về thẻ tiết kiệm như sau: - Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. - Nội dung Thẻ tiết kiệm: + Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng; + Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; + Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi; + Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm; + Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm; + Các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng. Như vậy, sổ tiết kiệm đồng sở hữu là một chứng chỉ để xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của những người gửi tiền chung tại tổ chức tín dụng. Trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu có họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của tất cả các người gửi tiết kiệm chung. Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào? Gửi tiền vào sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng, trong đó: - Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. - Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. Trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: - Xuất trình Thẻ tiết kiệm; - Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; - Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. Như vậy, đối với gửi tiền sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì tất cả người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của họ. Nếu uỷ quyền thì phải có đầy đủ giấy tờ. Còn đối với việc trả lãi thì tổ chức tín dụng sẽ đề nghị tất cả người gửi tiền trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
Sổ tiết kiệm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá không?
Giấy tờ có giá là một loại tài sản thường gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Sổ tiết kiệm; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;...). Giấy tờ có giá là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo pháp luật dân sự. Ngoài ra, khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN nêu rõ, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Sổ tiết kiệm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá không? Giấy tờ có giá phải có 04 điều kiện như sau: (1) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên; (2) Thuộc một trong các loại giấy tờ có giá được liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN, bao gồm: - Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; - Trái phiếu Chính phủ; - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; - Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ; - Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; - Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác; - Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. (3) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn; (4) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa. Do đó, ngoài các giấy tờ được nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”. Mặt khác, khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định, thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. Đồng thời, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được định nghĩa là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Như vậy, có thể thấy: - Sổ tiết kiệm chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm; và - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Từ tất cả những quy định trên, sổ tiết kiệm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá.
Cách chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ/chồng
Hiện nay nhiều gia đình khi đi gửi tiền ngân hàng thì trên Sổ tiết kiệm vẫn chỉ đứng tên chồng hoặc vợ. Và tiền để gửi tiết kiệm trong trường hợp này vẫn có thể là tiền do 2 vợ chồng góp hoặc tiền riêng của từng người. Vậy muốn chứng minh tiền tiết kiệm là tài sản riêng thì cần làm gì? Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tài sản chung, riêng của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Vậy để chứng minh tài sản riêng cần phải làm sao? - Thứ nhất, xác định đây là tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân dựa vào thời điểm tạo lập sổ; - Thứ hai, chứng minh là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân như có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế thể hiện rõ tặng cho, thừa kế chung hay riêng cho vợ, chồng. - Thứ ba, có thể tiến hành Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.