Một số lưu ý khi khởi kiện vụ án dân sự? Mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2024?
Muốn khởi kiện nhưng không nắm rõ quy định pháp luật? Người dân có thể tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ một số lưu ý khi khởi kiện một vụ án dân sự, kèm theo mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2024. (1) Ai có quyền khởi kiện? Căn cứ tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (2) Có thể khởi kiện một lúc nhiều tổ chức không? Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi khởi kiện như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Như vậy, cá nhân có quyền khởi kiện một lúc nhiều tổ chức về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Những lưu ý về hình thức, nội dung của đơn khởi kiện (1) Theo quy định pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. (2) Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức được thực hiện như sau: Trường hợp người khởi kiện là cá nhân: - Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ; - Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Khi đó, tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ; - Cá nhân thuộc 02 trường hợp vừa nêu trên mà là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức: Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. (3) Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Lưu ý: Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Mẫu đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự mới nhất 2024 Hiện nay, mẫu Đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự đang được áp dụng là Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Xem và tải Mẫu đơn khởi kiện https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/mau-don-khoi-kien.docx Có thể nộp đơn khởi kiện online không? Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng 03 phương thức sau đây: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). (căn cứ tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Như vậy, có thể nộp đơn khởi kiện online bằng cách thông qua Cổng TTĐT của Tòa án (nếu có). Trên đây là một số thông tin cần lưu ý cho người dân khi nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự.
Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế và quy trình gửi đơn khởi kiện năm 2023
Hiện nay, tranh chấp thừa kế di sản là một trong những tranh chấp có số lượng đơn kiện lớn tại các Tòa án, trong số đó có những đơn kiện được chấp thuận nhưng số khác lại bị Tòa bác đơn. Vậy, mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế đúng hiện nay được quy định thế nào và quy định về khởi kiện chia thừa kế đúng nhất ra sao? 1. Những ai có quyền khởi kiện thừa kế? Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có quyền khởi kiện chia thừa kế thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp những người cùng một hàng thừa kế với nhau không thể thỏa thuận mức chia tài sản thừa kế thì khởi kiện ra Tòa án. 2. Thời hiệu thừa kế chia di sản quy định ra sao? Khi khởi kiện chia tài sản thừa kế thì người khởi kiện cần lưu ý thời hiệu thừa kế tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015. + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thủ tục khởi kiện chia tài sản thừa kế Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm: - Đơn khởi kiện (theo mẫu) tải - Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; - Bản kê khai di sản; - Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; - Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có) Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện) Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Không phải muốn kiện là kiện, mà phải có quyền khởi kiện
Một vụ án không thể nào quên. Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Về mặt nội dung thì phức tạp, vì liên quan đến pháp luật về hàng hải của quốc gia Kazakhstan, Singgapore và qui tắc Incoterm 2010. Tuy nhiên, về mặt tố tụng thì rất đơn giản. Chỉ cần nắm và hiểu rõ quy định về QUYỀN KHỞI KIỆN thì giải quyết… trong vòng một nốt nhạc. Đọc đơn khởi kiện là biết người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Thế nhưng, vụ án kéo dài 4 năm. Ngay từ buổi hòa giải đầu tiên, tôi đã gửi đơn đề nghị Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Và sau đó, tôi tiếp tục gửi đơn hai lần nữa. Nhưng rất tiếc, thẩm phán xem xét đơn đề nghị của tôi quá muộn. Bốn năm sau, Tòa mới chấp nhận đề nghị của tôi, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Giá như Tòa án xem xét đề nghị của tôi sớm hơn thì chắc chắn các đương sự không phải mất thời gian, tốn tiền bạc để thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp sang Singgapore, Kazakhstan. Qua nhiều buổi hòa giải, gặp nhau bên ngoài trao đổi, tôi thấy người tư vấn cho bên đi kiện không hề quan tâm đến quy định về QUYỀN KHỞI KIỆN. Không phải cứ muốn kiện là kiện, mà phải có QUYỀN KHỞI KIỆN thì mới kiện được. Nếu không có QUYỀN KHỞI KIỆN mà nộp đơn kiện, thì về mặt luật, Tòa án phải trả hồ sơ; nếu Tòa án đã thụ lý thì phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Người bán dâm bị bêu xấu có quyền khởi kiện không?
Việc Công an thị trấn Dương Đông huyện phú quốc có hành vi vi phạm ( bêu xấu người bán dâm) . Vậy người bán dâm có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường được không ? Trường hợp người bán dâm có được miễn xử lý hình chính không?
Một số lưu ý khi khởi kiện vụ án dân sự? Mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2024?
Muốn khởi kiện nhưng không nắm rõ quy định pháp luật? Người dân có thể tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ một số lưu ý khi khởi kiện một vụ án dân sự, kèm theo mẫu đơn khởi kiện mới nhất 2024. (1) Ai có quyền khởi kiện? Căn cứ tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (2) Có thể khởi kiện một lúc nhiều tổ chức không? Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi khởi kiện như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Như vậy, cá nhân có quyền khởi kiện một lúc nhiều tổ chức về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Những lưu ý về hình thức, nội dung của đơn khởi kiện (1) Theo quy định pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. (2) Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức được thực hiện như sau: Trường hợp người khởi kiện là cá nhân: - Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ; - Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Khi đó, tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ; - Cá nhân thuộc 02 trường hợp vừa nêu trên mà là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức: Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. (3) Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Lưu ý: Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Mẫu đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự mới nhất 2024 Hiện nay, mẫu Đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự đang được áp dụng là Mẫu 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Xem và tải Mẫu đơn khởi kiện https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/22/mau-don-khoi-kien.docx Có thể nộp đơn khởi kiện online không? Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng 03 phương thức sau đây: - Nộp trực tiếp tại Tòa án; - Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; - Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). (căn cứ tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Như vậy, có thể nộp đơn khởi kiện online bằng cách thông qua Cổng TTĐT của Tòa án (nếu có). Trên đây là một số thông tin cần lưu ý cho người dân khi nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự.
Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế và quy trình gửi đơn khởi kiện năm 2023
Hiện nay, tranh chấp thừa kế di sản là một trong những tranh chấp có số lượng đơn kiện lớn tại các Tòa án, trong số đó có những đơn kiện được chấp thuận nhưng số khác lại bị Tòa bác đơn. Vậy, mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế đúng hiện nay được quy định thế nào và quy định về khởi kiện chia thừa kế đúng nhất ra sao? 1. Những ai có quyền khởi kiện thừa kế? Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người có quyền khởi kiện chia thừa kế thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp những người cùng một hàng thừa kế với nhau không thể thỏa thuận mức chia tài sản thừa kế thì khởi kiện ra Tòa án. 2. Thời hiệu thừa kế chia di sản quy định ra sao? Khi khởi kiện chia tài sản thừa kế thì người khởi kiện cần lưu ý thời hiệu thừa kế tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015. + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thủ tục khởi kiện chia tài sản thừa kế Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm: - Đơn khởi kiện (theo mẫu) tải - Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; - Bản kê khai di sản; - Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; - Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có) Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện) Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Không phải muốn kiện là kiện, mà phải có quyền khởi kiện
Một vụ án không thể nào quên. Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Về mặt nội dung thì phức tạp, vì liên quan đến pháp luật về hàng hải của quốc gia Kazakhstan, Singgapore và qui tắc Incoterm 2010. Tuy nhiên, về mặt tố tụng thì rất đơn giản. Chỉ cần nắm và hiểu rõ quy định về QUYỀN KHỞI KIỆN thì giải quyết… trong vòng một nốt nhạc. Đọc đơn khởi kiện là biết người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Thế nhưng, vụ án kéo dài 4 năm. Ngay từ buổi hòa giải đầu tiên, tôi đã gửi đơn đề nghị Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Và sau đó, tôi tiếp tục gửi đơn hai lần nữa. Nhưng rất tiếc, thẩm phán xem xét đơn đề nghị của tôi quá muộn. Bốn năm sau, Tòa mới chấp nhận đề nghị của tôi, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Giá như Tòa án xem xét đề nghị của tôi sớm hơn thì chắc chắn các đương sự không phải mất thời gian, tốn tiền bạc để thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp sang Singgapore, Kazakhstan. Qua nhiều buổi hòa giải, gặp nhau bên ngoài trao đổi, tôi thấy người tư vấn cho bên đi kiện không hề quan tâm đến quy định về QUYỀN KHỞI KIỆN. Không phải cứ muốn kiện là kiện, mà phải có QUYỀN KHỞI KIỆN thì mới kiện được. Nếu không có QUYỀN KHỞI KIỆN mà nộp đơn kiện, thì về mặt luật, Tòa án phải trả hồ sơ; nếu Tòa án đã thụ lý thì phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Người bán dâm bị bêu xấu có quyền khởi kiện không?
Việc Công an thị trấn Dương Đông huyện phú quốc có hành vi vi phạm ( bêu xấu người bán dâm) . Vậy người bán dâm có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường được không ? Trường hợp người bán dâm có được miễn xử lý hình chính không?