Vừa không có bằng lái ô tô vừa chạy quá tốc độ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đối với việc xử phạt khi không có bằng lái xe ô tô Căn cứ Điểm a Khoản 9 Điều 21; Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; Đối với việc Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này: - Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; Như vậy, đối với trường hợp này người điều khiển không có bằng lái xe ô tô thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày. Xử phạt đối với với hành vi lái xe ô tô chạy quá tốc độ Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Như vậy, người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ thì người điều khiển sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xe chạy quá tốc độ để chở người cấp cứu có được miễn phạt không?
Trong một số trường hợp khẩn cấp như chở người đi cấp cứu mà người tham gia giao thông phạm lỗi theo Luật giao thông đường bộ. Liệu trong những trường hợp này CSGT có phạt người vi phạm không? Nếu bị phạt nguội thì trong trường hợp này cần làm gì? Mức phạt vi phạm với lỗi chạy quá tốc độ cho phép Điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Đối với ô tô: Cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau: Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Đối với xe máy: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)). - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)). - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Chạy quá tốc độ đưa người đi cấp cứu có bị phạt không? Tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; Do đó, có thể thấy trường hợp chạy quá tốc độ để đưa người đi cấp cứu thì có thể được xem là tình thế cấp thiết. Nếu chứng minh được với cơ quan chức năng, khi đó sẽ được miễn phạt. Nếu CSGT tiến hành phạt nguội thì bạn có thể cung cấp một số giấy tờ của bệnh viện, hoặc của người được chở đi cấp cứu để làm bằng chứng chứng minh cho cơ quan công an để được xem xét miễn trừ xử phạt khi vi phạm.
Chạy xe máy quá tốc độ trên 20km/h tước bằng lái đến 04 tháng
Vừa rồi con trai tôi chạy quá tốc độ trên đường quốc lộ 1A, bị bắn ở mức 81/60 tức là lố 21km/h thì bị phạt bốn triệu rưỡi còn bị tước bằng lái bốn tháng, anh chị cho tôi hỏi hành vi này có bị tước bằng không hay chỉ bị phạt tiền Theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h Căn cứ Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt con bạn 4.500.000 đồng và tước bằng lái 04 tháng là phù hợp quy định của pháp luật.
Vừa không có bằng lái ô tô vừa chạy quá tốc độ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đối với việc xử phạt khi không có bằng lái xe ô tô Căn cứ Điểm a Khoản 9 Điều 21; Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: - Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên; Đối với việc Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này: - Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21; Như vậy, đối với trường hợp này người điều khiển không có bằng lái xe ô tô thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày. Xử phạt đối với với hành vi lái xe ô tô chạy quá tốc độ Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. Như vậy, người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ thì người điều khiển sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xe chạy quá tốc độ để chở người cấp cứu có được miễn phạt không?
Trong một số trường hợp khẩn cấp như chở người đi cấp cứu mà người tham gia giao thông phạm lỗi theo Luật giao thông đường bộ. Liệu trong những trường hợp này CSGT có phạt người vi phạm không? Nếu bị phạt nguội thì trong trường hợp này cần làm gì? Mức phạt vi phạm với lỗi chạy quá tốc độ cho phép Điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Đối với ô tô: Cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau: Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Đối với xe máy: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)). - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)). - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Chạy quá tốc độ đưa người đi cấp cứu có bị phạt không? Tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; Do đó, có thể thấy trường hợp chạy quá tốc độ để đưa người đi cấp cứu thì có thể được xem là tình thế cấp thiết. Nếu chứng minh được với cơ quan chức năng, khi đó sẽ được miễn phạt. Nếu CSGT tiến hành phạt nguội thì bạn có thể cung cấp một số giấy tờ của bệnh viện, hoặc của người được chở đi cấp cứu để làm bằng chứng chứng minh cho cơ quan công an để được xem xét miễn trừ xử phạt khi vi phạm.
Chạy xe máy quá tốc độ trên 20km/h tước bằng lái đến 04 tháng
Vừa rồi con trai tôi chạy quá tốc độ trên đường quốc lộ 1A, bị bắn ở mức 81/60 tức là lố 21km/h thì bị phạt bốn triệu rưỡi còn bị tước bằng lái bốn tháng, anh chị cho tôi hỏi hành vi này có bị tước bằng không hay chỉ bị phạt tiền Theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h Căn cứ Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt con bạn 4.500.000 đồng và tước bằng lái 04 tháng là phù hợp quy định của pháp luật.