Phụ lục hợp đồng là gì? Một số nội dung liên quan đến phụ lục hợp đồng cần chú ý
Phụ lục hợp đồng là một văn bản quan trọng thông thường được đính kèm cùng với hợp đồng chính. Dù vậy, giá trị của phụ lục hợp đồng là gì? Có bắt buộc giao kết hợp đồng nào cũng phải kèm theo phụ lục hợp đồng? 1. Phụ lục hợp đồng là gì? Căn cứ Điều 403 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì có giải thích hợp đồng dân dự có thể có phụ lục đi kèm nhằm mục đích quy định một số nội dung chi tiết cho các điều khoản của hợp đồng. Đồng thời, Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định phụ lục hợp đồng là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Có mấy loại phụ lục hợp đồng? Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định phụ lục hợp đồng gồm 02 loại chính như sau: - Thứ nhất là: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. - Thứ hai là: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Ngoài ra, khoản 2 Điều 403 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. 3. Phụ lục hợp đồng bao gồm những nội dung nào? Theo quy định trên thì Phụ lục hợp đồng nhằm giải thích cho một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Do đó, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác nhưng không trái quy định pháp luật. Thì Phụ lục hợp đồng cũng sẽ bao gồm các nội dung của hợp đồng quy định tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau: - Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. - Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: + Đối tượng của hợp đồng; + Số lượng, chất lượng; + Giá, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực tương tự như hợp đồng, do đó có thể hiểu khi hợp đồng chính bắt đầu có hiệu lực hoặc hết hiệu lực thì phụ lục hợp đồng cũng sẽ đi theo hợp đồng chính.
Sáp nhập thì ký lại mới hay làm phụ lục hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập như sau: "1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động." Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau: "2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới." => Do đó, khi người sử dụng lao động tiến hành sáp nhập thì phải thỏa thuận với người lao động về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu thỏa thuận thành thì các bên sẽ ký phụ lục hợp đồng hoặc ký kết về hợp đồng mới là do sự lựa chọn, thỏa thuận của các bên pháp luật không bắt buộc phải sử dụng hình thức nào trong trường hợp này.
Có bắt buộc ký phụ lục đối với phần phát sinh trong hợp đồng xây dựng?
Anh chị hỗ trợ giải đáp giúp em câu hỏi này với ạ. Công ty em ký hợp đồng thi công xây dựng theo hình thức đơn giá cố định, khối lượng tạm tính và nghiệm thu theo thực tế. Trong quá trình thi công, có phát sinh khối lượng công việc (đã có đơn giá) lớn hơn phần ghi nhận trong hợp đồng. Phần phát sinh chiếm bao nhiêu % thì bắt buộc ký phụ lục? Hay các bên trên công trường cứ thi công bình thường theo đơn giá đã có mà không cần phải ký phụ lục? Khi tìm hiểu về việc điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng, hợp đồng đơn giá cố định điều chỉnh khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng. Nhưng công việc của em đã có đơn giá cố định từ đầu, chỉ là phát sinh thêm khối lượng đó thôi thì phải làm sao để được ghi nhận đầy đủ ạ?
Phụ lục hợp đồng là gì? Một số nội dung liên quan đến phụ lục hợp đồng cần chú ý
Phụ lục hợp đồng là một văn bản quan trọng thông thường được đính kèm cùng với hợp đồng chính. Dù vậy, giá trị của phụ lục hợp đồng là gì? Có bắt buộc giao kết hợp đồng nào cũng phải kèm theo phụ lục hợp đồng? 1. Phụ lục hợp đồng là gì? Căn cứ Điều 403 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì có giải thích hợp đồng dân dự có thể có phụ lục đi kèm nhằm mục đích quy định một số nội dung chi tiết cho các điều khoản của hợp đồng. Đồng thời, Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định phụ lục hợp đồng là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Có mấy loại phụ lục hợp đồng? Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định phụ lục hợp đồng gồm 02 loại chính như sau: - Thứ nhất là: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. - Thứ hai là: Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Ngoài ra, khoản 2 Điều 403 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. 3. Phụ lục hợp đồng bao gồm những nội dung nào? Theo quy định trên thì Phụ lục hợp đồng nhằm giải thích cho một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Do đó, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác nhưng không trái quy định pháp luật. Thì Phụ lục hợp đồng cũng sẽ bao gồm các nội dung của hợp đồng quy định tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau: - Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. - Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: + Đối tượng của hợp đồng; + Số lượng, chất lượng; + Giá, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực tương tự như hợp đồng, do đó có thể hiểu khi hợp đồng chính bắt đầu có hiệu lực hoặc hết hiệu lực thì phụ lục hợp đồng cũng sẽ đi theo hợp đồng chính.
Sáp nhập thì ký lại mới hay làm phụ lục hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập như sau: "1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động." Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau: "2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới." => Do đó, khi người sử dụng lao động tiến hành sáp nhập thì phải thỏa thuận với người lao động về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu thỏa thuận thành thì các bên sẽ ký phụ lục hợp đồng hoặc ký kết về hợp đồng mới là do sự lựa chọn, thỏa thuận của các bên pháp luật không bắt buộc phải sử dụng hình thức nào trong trường hợp này.
Có bắt buộc ký phụ lục đối với phần phát sinh trong hợp đồng xây dựng?
Anh chị hỗ trợ giải đáp giúp em câu hỏi này với ạ. Công ty em ký hợp đồng thi công xây dựng theo hình thức đơn giá cố định, khối lượng tạm tính và nghiệm thu theo thực tế. Trong quá trình thi công, có phát sinh khối lượng công việc (đã có đơn giá) lớn hơn phần ghi nhận trong hợp đồng. Phần phát sinh chiếm bao nhiêu % thì bắt buộc ký phụ lục? Hay các bên trên công trường cứ thi công bình thường theo đơn giá đã có mà không cần phải ký phụ lục? Khi tìm hiểu về việc điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng, hợp đồng đơn giá cố định điều chỉnh khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng. Nhưng công việc của em đã có đơn giá cố định từ đầu, chỉ là phát sinh thêm khối lượng đó thôi thì phải làm sao để được ghi nhận đầy đủ ạ?