Cán bộ, công chức sẽ có 2 khoản phụ cấp mới sau khi cải cách tiền lương
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 kể từ ngày 01/7/2024 chính sách cải cách tiền lương chính thức được áp dụng theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Tại Nghị quyết đã loại bỏ các loại phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp lâu năm. (1) Những phụ cấp vẫn tiếp tục được áp dụng từ ngày 01/7/2024 Một số phụ cấp vẫn được tiếp tục áp dụng dành cho cán bộ, công chức, viên chức sau cải cách tiền lương bao gồm: - Phụ cấp kiêm nhiệm; - Phụ cấp thâm niên vượt khung - Phụ cấp khu vực; - Phụ cấp trách nhiệm công việc; - Phụ cấp lưu động; - Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu). (2) Hợp nhất nhiều loại phụ cấp liên quan đến chuyên ngành và thu hút Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. (3) 05 phụ cấp bị bãi bỏ hoàn toàn từ ngày 01/7/2024 - Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); - Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; - Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). (4) Chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh (5) Thực hiện khoán quỹ phụ cấp cho người không chuyên trách ở xã Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỷ lệ chi thường xuyên của UBND cấp xã. Đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, UBND cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao. (6) 02 khoản phụ cấp mới từ ngày 01/7/2024 - Phụ cấp theo nghề: Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). - Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương 81% thì được hưởng những chính sách gì?
Bệnh binh là người có công trong các cuộc kháng chiến và xây dựng phát triển tổ quốc. Trường hợp được công nhận là bệnh binh, thương binh sẽ được Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi nhất là về sức khỏe. Vậy trường hợp bệnh binh có tỷ lệ tổn thương 81% thì được hưởng những chính sách gì? 1. Bệnh binh là ai? Theo khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định người được công nhận là bệnh binh là Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong QĐND và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong CAND bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên. Khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. 2. Bệnh binh được ưu đãi những gì? Căn cứ Điều 27 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với bệnh binh như sau: - Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau: + Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể; + Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình; + Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; + Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng. - Bảo hiểm y tế. - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm. Do đó, đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên sẽ được hưởng phụ cấp hằng tháng, trường hợp có bệnh đặc biệt nặng thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng. 3. Thân nhân của bệnh binh có được hưởng ưu đãi gì không? Bên cạnh Nhà nước hỗ trợ ưu đãi đối với bệnh binh thì thân nhân của bệnh binh cũng đồng thời được hưởng một số chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 28 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau: - Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; + Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình. - Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. + Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng. - Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của bệnh binh. - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. Như vậy, bệnh binh có tỷ lệ thương tổn từ 81% trở lên sẽ được hưởng chính sách như đóng BHYT, hồi phục sức khỏe hằng năm, ngoài ra còn được hưởng phụ cấp hằng tháng đối với những trường hợp bệnh nặng thì được hưởng phụ cấp đặc biệt.
Cán bộ, công chức sẽ có 2 khoản phụ cấp mới sau khi cải cách tiền lương
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 kể từ ngày 01/7/2024 chính sách cải cách tiền lương chính thức được áp dụng theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Tại Nghị quyết đã loại bỏ các loại phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp lâu năm. (1) Những phụ cấp vẫn tiếp tục được áp dụng từ ngày 01/7/2024 Một số phụ cấp vẫn được tiếp tục áp dụng dành cho cán bộ, công chức, viên chức sau cải cách tiền lương bao gồm: - Phụ cấp kiêm nhiệm; - Phụ cấp thâm niên vượt khung - Phụ cấp khu vực; - Phụ cấp trách nhiệm công việc; - Phụ cấp lưu động; - Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu). (2) Hợp nhất nhiều loại phụ cấp liên quan đến chuyên ngành và thu hút Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. (3) 05 phụ cấp bị bãi bỏ hoàn toàn từ ngày 01/7/2024 - Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); - Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; - Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). (4) Chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh (5) Thực hiện khoán quỹ phụ cấp cho người không chuyên trách ở xã Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỷ lệ chi thường xuyên của UBND cấp xã. Đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, UBND cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao. (6) 02 khoản phụ cấp mới từ ngày 01/7/2024 - Phụ cấp theo nghề: Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). - Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương 81% thì được hưởng những chính sách gì?
Bệnh binh là người có công trong các cuộc kháng chiến và xây dựng phát triển tổ quốc. Trường hợp được công nhận là bệnh binh, thương binh sẽ được Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi nhất là về sức khỏe. Vậy trường hợp bệnh binh có tỷ lệ tổn thương 81% thì được hưởng những chính sách gì? 1. Bệnh binh là ai? Theo khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định người được công nhận là bệnh binh là Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong QĐND và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong CAND bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên. Khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. 2. Bệnh binh được ưu đãi những gì? Căn cứ Điều 27 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với bệnh binh như sau: - Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau: + Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể; + Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình; + Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; + Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng. - Bảo hiểm y tế. - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm. Do đó, đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên sẽ được hưởng phụ cấp hằng tháng, trường hợp có bệnh đặc biệt nặng thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng. 3. Thân nhân của bệnh binh có được hưởng ưu đãi gì không? Bên cạnh Nhà nước hỗ trợ ưu đãi đối với bệnh binh thì thân nhân của bệnh binh cũng đồng thời được hưởng một số chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 28 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau: - Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; + Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình. - Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau: + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. + Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng. - Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của bệnh binh. - Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. - Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết. Như vậy, bệnh binh có tỷ lệ thương tổn từ 81% trở lên sẽ được hưởng chính sách như đóng BHYT, hồi phục sức khỏe hằng năm, ngoài ra còn được hưởng phụ cấp hằng tháng đối với những trường hợp bệnh nặng thì được hưởng phụ cấp đặc biệt.