Các quốc gia quy định gì về “Phố đèn đỏ”
Nhắc đến vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, có lẽ cụm từ “phố đèn đỏ” đã quá quen thuộc. Việc hình thành và phát triển những khu phố đèn đỏ (nơi hoạt động mại dâm diễn ra một cách hợp pháp) tại các quốc gia trên thế giới đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và đặc biệt từ phía Nhà nước. Bởi đây là ngành dịch vụ khá nhạy cảm và kèo theo nhiều tệ nạn Tại khu phố đèn đỏ tại Armsterdam (Hà Lan) - một trong những khu mại dâm được xem là "an toàn" nhất thế giới. Ở đây, toàn bộ nhà thổ sẽ phải đăng ký với Phòng thương mại Hà Lan mới được phép hoạt động. Các khu nhà thổ phải có hệ thống an ninh nghiêm ngặt và có cảnh sát giám sát khu vực. Hàng tháng, chính quyền địa phương sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ. Gái bán dâm cũng đều phải đăng ký, sử dụng thẻ căn cước và đóng thuế thu nhập đầy đủ. Họ sẽ được đảm bảo an toàn, được phép từ chối bất kỳ khách hàng nào họ không thích, và không được phép làm việc quá 11h/ngày. Và độ tuổi hợp pháp để "gia nhập" ngành dịch vụ này tại đây là 21 tuổi. Tất nhiên, khách làng chơi tới đây cũng phải tuân thủ một vài luật lệ. Đầu tiên, không quay phim chụp ảnh gái bán dâm dưới mọi hình thức! Thứ hai, buộc phải sử dụng bao cao su nếu không muốn bị ném ra đường trong tình trạng trần như nhộng. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào hợp pháp hoạt động mại dâm cũng có quy định giống như Hà Lan. Bởi lẽ, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Tại Indonesia, mại dâm là ngành dịch vụ hợp pháp, nhưng không hề có quy định rõ ràng về tuổi tác. Chính vì thế, nơi đây tồn tại cả mại dâm trẻ em - thứ khiến cho nhiều tổ chức quốc tế kịch liệt phản đối. Cũng có một số nước, tuy không cho rằng mại dâm là hợp pháp, nhưng hoạt động của các khu “phố đèn đỏ vẫn diễn ra một cách nhộn nhịp” Ở Nhật Bản, Đạo luật phòng chống mại dâm năm 1956 quy định: "Không ai được phép bán dâm hoặc trở thành khách mua dâm", nhưng không xác định hình phạt cụ thể với các vi phạm. Thay vào đó, luật quy định các hành vi bị cấm và hình phạt liên quan như: lôi kéo vì mục đích mại dâm, chăn dắt một người để người này bán dâm, ép buộc bán dâm, nhận bồi thường từ việc bán dâm, xui khiến người khác trở thành gái điếm bằng cách trả tiền trước, cung cấp tiền bạc, nơi chốn, trang bị đồ đạc phục vụ mại dâm… Tuy nhiên, nơi đây có khu phố đèn đỏ Kabukicho (Tokyo, Nhật Bản). Ngày nay, Kabukicho hoạt động cực kỳ nhộn nhịp về đêm. Có điều, nhiều khu vực tại đây chịu sự quản lý của Yakuza - thế lực Mafia Nhật mà chính phủ hay cảnh sát cũng không thể quản lý nổi. Ở Bangkok, Thái Lan cũng rất nổi tiếng với khu đèn đỏ cực kỳ nổi bật Patpong. Thành lập vào năm 1946, đến cuối thế kỷ 20 Patpong đã nổi tiếng toàn thế giới về ngành giải trí... tươi mát Mại dâm ở Thái Lan là một hoạt động bất hợp pháp, tuy nhiên sự xuất hiện và hoạt động của các nhà thổ được sự bảo hộ của tổ chức Mafia và sự làm ngơ của chính quyền địa phương khiến cho nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp Ở Việt Nam, hiện nay, mại dâm là một ngành dịch vụ phi pháp, hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm. Trong đó, người môi giới mại dâm sẽ bị tội nặng hơn cả, với khung hình phạt có thể lên tới 20 năm tù giam nếu phạm tội với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các ý kiến xung quanh việc hợp pháp hóa mại dâm liên tục được đưa ra với nhiều lý lẽ khác nhau.
Chúng ta có nên cho phép "mở phố đèn đỏ" ở Việt Nam
Mô hình "phố đèn đỏ" được biết đến là một biểu tượng của việc hợp pháp hoá mại dâm, mô hình này phát triển ở một số quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Mỹ hay ở Châu Á có Thái Lan, Singapore. Theo mô hình này, thì mại dâm được là hoạt động kinh doanh tập trung và có tổ chức, được sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, mại dâm là một hoạt động phi pháp và chịu sự điểu chỉnh nghiêm ngặt của pháp luật. Tuy nhiên, dạo gần đây có thông tin cho rằng có nên mở "phố đèn đỏ" ở những đặc khu kinh tế như Phú Quốc hay không? Tại sao lại có một cậu hỏi mang tính khảo sát như thế này lại đặt ra trong bối cảnh nước ta mại dâm bị nghiêm cấm tuyệt đối. Tôi nghĩ cũng có lý do để đưa ra câu hỏi trên. Thứ nhất, chúng ta hãy nhìn nhận về góc độ kinh tế, thực chất ngành công nghiệp mại dâm mang lại nguồn thu rất lớn, có thể làm gia tăng GDP, thu hút đông đảo lượng khách du lịch và làm phát triển ngành du lịch, dịch vụ của một quốc gia. Thứ hai, chúng ta thấy đấy, mặc dù pháp luật của chúng ta nghiêm cấm các hoạt động ngoại dâm nhưng các hoạt động này lại hằng ngày, hằng giờ diễn ra một cách lén lút và rải rác ở khắp mọi nơi trên đất nước này và theo chiều hướng không hề suy giảm khiến chúng ta khó kiểm soát được hoạt động phi pháp ngầm này. Thế thì tại sao chúng ta không tập trung hoạt động này lại, công khai, kiểm soát, quản lý hoạt động này. Đây là hai nguyên nhân mà tôi nghĩ tại sao chúng ta lại cân nhắc có nên mở phố đèn đỏ ở Việt Nam. Chắc chắn vấn đề này sẽ gây nhiều tranh cãi. Chúng ta là những người học luật, vậy thì dưới góc nhìn của pháp luật mọi người nghĩ chúng ta có nên mở phố đèn đỏ hay không? Nếu mở thì pháp luật của chúng ta phải như thế nào để quản lý được chúng? Rất mong sự chia sẽ từ phía mọi người
Ai được quyền mua dâm, bán dâm?
Mấy ngày qua bên lề Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII các Đại biểu Quốc hội, báo chí, người dân… lại một lần nữa “sục sôi” với câu chuyện nên hay không trong việc hợp thức hóa mại dâm. Thực tế, mỗi người một ý và ai cũng có cái lý riêng của mình trong việc nên hay không… bởi vậy tôi xin không bình luận về vấn đề này… Nhưng một khi hợp thức hóa mại dâm thì một câu hỏi lớn được đặt ra: “Đối tượng nào được quyền mua dâm, bán dâm?”. Dĩ nhiên là không thể cho phép mọi người đều được quyền này, bởi nếu cho phép tất cả thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, hạnh phúc gia đình. Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Theo tôi, ít nhất cũng nên cấm những đối tượng này mua dâm, bán dâm: 1. Người mắc bệnh truyền nhiễm 2. Trẻ em 3. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự… Chỉ khi nào chúng ta giải quyết được câu hỏi “Đối tượng nào được quyền mua dâm, bán dâm?” thì mới nên bàn tiếp câu chuyện nên hay không trong việc hợp thức hóa mại dâm. Rất mong nhận được ý kiến góp ý từ quý thành viên. Trân trọng cảm ơn!
Các quốc gia quy định gì về “Phố đèn đỏ”
Nhắc đến vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, có lẽ cụm từ “phố đèn đỏ” đã quá quen thuộc. Việc hình thành và phát triển những khu phố đèn đỏ (nơi hoạt động mại dâm diễn ra một cách hợp pháp) tại các quốc gia trên thế giới đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và đặc biệt từ phía Nhà nước. Bởi đây là ngành dịch vụ khá nhạy cảm và kèo theo nhiều tệ nạn Tại khu phố đèn đỏ tại Armsterdam (Hà Lan) - một trong những khu mại dâm được xem là "an toàn" nhất thế giới. Ở đây, toàn bộ nhà thổ sẽ phải đăng ký với Phòng thương mại Hà Lan mới được phép hoạt động. Các khu nhà thổ phải có hệ thống an ninh nghiêm ngặt và có cảnh sát giám sát khu vực. Hàng tháng, chính quyền địa phương sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ. Gái bán dâm cũng đều phải đăng ký, sử dụng thẻ căn cước và đóng thuế thu nhập đầy đủ. Họ sẽ được đảm bảo an toàn, được phép từ chối bất kỳ khách hàng nào họ không thích, và không được phép làm việc quá 11h/ngày. Và độ tuổi hợp pháp để "gia nhập" ngành dịch vụ này tại đây là 21 tuổi. Tất nhiên, khách làng chơi tới đây cũng phải tuân thủ một vài luật lệ. Đầu tiên, không quay phim chụp ảnh gái bán dâm dưới mọi hình thức! Thứ hai, buộc phải sử dụng bao cao su nếu không muốn bị ném ra đường trong tình trạng trần như nhộng. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào hợp pháp hoạt động mại dâm cũng có quy định giống như Hà Lan. Bởi lẽ, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Tại Indonesia, mại dâm là ngành dịch vụ hợp pháp, nhưng không hề có quy định rõ ràng về tuổi tác. Chính vì thế, nơi đây tồn tại cả mại dâm trẻ em - thứ khiến cho nhiều tổ chức quốc tế kịch liệt phản đối. Cũng có một số nước, tuy không cho rằng mại dâm là hợp pháp, nhưng hoạt động của các khu “phố đèn đỏ vẫn diễn ra một cách nhộn nhịp” Ở Nhật Bản, Đạo luật phòng chống mại dâm năm 1956 quy định: "Không ai được phép bán dâm hoặc trở thành khách mua dâm", nhưng không xác định hình phạt cụ thể với các vi phạm. Thay vào đó, luật quy định các hành vi bị cấm và hình phạt liên quan như: lôi kéo vì mục đích mại dâm, chăn dắt một người để người này bán dâm, ép buộc bán dâm, nhận bồi thường từ việc bán dâm, xui khiến người khác trở thành gái điếm bằng cách trả tiền trước, cung cấp tiền bạc, nơi chốn, trang bị đồ đạc phục vụ mại dâm… Tuy nhiên, nơi đây có khu phố đèn đỏ Kabukicho (Tokyo, Nhật Bản). Ngày nay, Kabukicho hoạt động cực kỳ nhộn nhịp về đêm. Có điều, nhiều khu vực tại đây chịu sự quản lý của Yakuza - thế lực Mafia Nhật mà chính phủ hay cảnh sát cũng không thể quản lý nổi. Ở Bangkok, Thái Lan cũng rất nổi tiếng với khu đèn đỏ cực kỳ nổi bật Patpong. Thành lập vào năm 1946, đến cuối thế kỷ 20 Patpong đã nổi tiếng toàn thế giới về ngành giải trí... tươi mát Mại dâm ở Thái Lan là một hoạt động bất hợp pháp, tuy nhiên sự xuất hiện và hoạt động của các nhà thổ được sự bảo hộ của tổ chức Mafia và sự làm ngơ của chính quyền địa phương khiến cho nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hoàn toàn hợp pháp Ở Việt Nam, hiện nay, mại dâm là một ngành dịch vụ phi pháp, hoàn toàn bị pháp luật nghiêm cấm. Trong đó, người môi giới mại dâm sẽ bị tội nặng hơn cả, với khung hình phạt có thể lên tới 20 năm tù giam nếu phạm tội với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, các ý kiến xung quanh việc hợp pháp hóa mại dâm liên tục được đưa ra với nhiều lý lẽ khác nhau.
Chúng ta có nên cho phép "mở phố đèn đỏ" ở Việt Nam
Mô hình "phố đèn đỏ" được biết đến là một biểu tượng của việc hợp pháp hoá mại dâm, mô hình này phát triển ở một số quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Mỹ hay ở Châu Á có Thái Lan, Singapore. Theo mô hình này, thì mại dâm được là hoạt động kinh doanh tập trung và có tổ chức, được sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, mại dâm là một hoạt động phi pháp và chịu sự điểu chỉnh nghiêm ngặt của pháp luật. Tuy nhiên, dạo gần đây có thông tin cho rằng có nên mở "phố đèn đỏ" ở những đặc khu kinh tế như Phú Quốc hay không? Tại sao lại có một cậu hỏi mang tính khảo sát như thế này lại đặt ra trong bối cảnh nước ta mại dâm bị nghiêm cấm tuyệt đối. Tôi nghĩ cũng có lý do để đưa ra câu hỏi trên. Thứ nhất, chúng ta hãy nhìn nhận về góc độ kinh tế, thực chất ngành công nghiệp mại dâm mang lại nguồn thu rất lớn, có thể làm gia tăng GDP, thu hút đông đảo lượng khách du lịch và làm phát triển ngành du lịch, dịch vụ của một quốc gia. Thứ hai, chúng ta thấy đấy, mặc dù pháp luật của chúng ta nghiêm cấm các hoạt động ngoại dâm nhưng các hoạt động này lại hằng ngày, hằng giờ diễn ra một cách lén lút và rải rác ở khắp mọi nơi trên đất nước này và theo chiều hướng không hề suy giảm khiến chúng ta khó kiểm soát được hoạt động phi pháp ngầm này. Thế thì tại sao chúng ta không tập trung hoạt động này lại, công khai, kiểm soát, quản lý hoạt động này. Đây là hai nguyên nhân mà tôi nghĩ tại sao chúng ta lại cân nhắc có nên mở phố đèn đỏ ở Việt Nam. Chắc chắn vấn đề này sẽ gây nhiều tranh cãi. Chúng ta là những người học luật, vậy thì dưới góc nhìn của pháp luật mọi người nghĩ chúng ta có nên mở phố đèn đỏ hay không? Nếu mở thì pháp luật của chúng ta phải như thế nào để quản lý được chúng? Rất mong sự chia sẽ từ phía mọi người
Ai được quyền mua dâm, bán dâm?
Mấy ngày qua bên lề Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII các Đại biểu Quốc hội, báo chí, người dân… lại một lần nữa “sục sôi” với câu chuyện nên hay không trong việc hợp thức hóa mại dâm. Thực tế, mỗi người một ý và ai cũng có cái lý riêng của mình trong việc nên hay không… bởi vậy tôi xin không bình luận về vấn đề này… Nhưng một khi hợp thức hóa mại dâm thì một câu hỏi lớn được đặt ra: “Đối tượng nào được quyền mua dâm, bán dâm?”. Dĩ nhiên là không thể cho phép mọi người đều được quyền này, bởi nếu cho phép tất cả thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, hạnh phúc gia đình. Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Theo tôi, ít nhất cũng nên cấm những đối tượng này mua dâm, bán dâm: 1. Người mắc bệnh truyền nhiễm 2. Trẻ em 3. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự… Chỉ khi nào chúng ta giải quyết được câu hỏi “Đối tượng nào được quyền mua dâm, bán dâm?” thì mới nên bàn tiếp câu chuyện nên hay không trong việc hợp thức hóa mại dâm. Rất mong nhận được ý kiến góp ý từ quý thành viên. Trân trọng cảm ơn!