Khi nào bị tước quốc tịch Việt Nam? Phản bội tổ quốc có bị tước quốc tịch không?
Dạo gần đây vấn đề về gìn giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được người dân Việt Nam rất quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về nghĩa vụ của công dân và quy định về hành vi phạm tội phản bội Tổ quốc theo Hiến pháp 2013. Phản bội Tổ quốc đi tù bao nhiêu năm? Theo Hiến pháp 2013 tại Điều 45 nêu rõ Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Hành vi phản bội tổ quốc có mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, cụ thể: Căn cứ tại Điều 108 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho: - Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc - Chế độ xã hội chủ nghĩa - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tiềm lực quốc phòng, an ninh thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07-15 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Ngoài ra, căn cứ tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người phạm tội phản bội tổ quốc còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Xem thêm: Cổng TTĐT Công an Quảng Bình nêu rõ: Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phản bội Tổ quốc: Người phạm tội có hành vi câu kết với nước ngoài. Thuật ngữ “nước ngoài” được hiểu là tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hay cá nhân nước ngoài; câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Người phạm tội câu kết với nước ngoài, dưới những hình thức cụ thể sau đây: - Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chính trị, chủ trương, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vật chất, phi vật chất như tiền bạc, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, lương thực thực phẩm, khoa học, công nghệ…để chống lại Tổ quốc. - Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay, tạo điều kiện cho nước ngoài chống lại Tổ quốc. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, về thực chất, người thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc chỉ là tay sai cho nước ngoài, được nước ngoài sử dụng như công cụ chống lại Tổ quốc mình. Người phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch hay không? Theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi: Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên. Đồng thời, tại Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam cũng nêu rõ, ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp vừa nêu trên. Như vậy, công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam trừ khi công dân đang cư trú ở nước ngoài hoặc người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị tước quốc tịch Việt Nam. Tóm lại, nếu người nào là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà phạm tội phản bội Tổ quốc câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh có thể bị tước quốc tịch Việt Nam. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam Theo Điều 32 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam như sau: - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. - Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 22 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, theo đó, trường hợp UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có: - Văn bản kiến nghị của UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện về việc tước quốc tịch Việt Nam; - Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam; - Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có. Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người đó thì hồ sơ gồm có: - Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam; - Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
“Rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao?
Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu. Nhưng do khi thịnh, lúc suy, xuất hiện không ít những trường hợp “mãi quốc cầu vinh”, “rước voi giày mả tổ”. Vậy “rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) “Rước voi giày mả tổ” là gì? Trong tâm thức của người Việt Nam, mồ mả tổ tiên là một chứng tích thiêng liêng mà con cháu có nghĩa vụ phải gìn giữ, bảo vệ. Chính vì thế, bất kỳ ai có hành vi động chạm đến mồ mả tổ tiên thì là kẻ đã gây ra một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nếu kẻ xúc phạm ấy lại chính là con cháu thì đó là kẻ bất nghĩa là kẻ phản bội tổ tiên, nòi giống. Cho nên, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng để chỉ những người có hành vi phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào ruột thịt của mình. Cùng nghĩa với “rước voi giày mả tổ” trong tiếng Việt còn có thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà”. (2) Những hành vi “rước voi giày mả tổ” Trong quá khứ, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng khi nhắc đến vua tôi Lê Chiêu Thống, người đã giúp nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta. Hay gần đây hơn, là 02 tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Montagnard Stand for Justice - MSFJ” được Bộ Công An thông báo là đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam. Những tổ chức khủng bố này hoạt động theo phương thức bạo động; móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. “Nhà nước Đêga” này dưới sự giật dây, chỉ đạo, hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài đã kích động số bà con nhẹ dạ, cả tin trong nước gây ra các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008 và mới đây nhất là vụ việc tại Đắk Lắk diễn ra vào 06/2023, khiến 04 cán bộ công an xã hy sinh, 02 cán bộ xã và 03 người dân tử vong. (3) Mức xử phạt cho hành vi “rước voi giày mả tổ” Tại Hiến pháp 2013 có nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Theo đó, công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đồng thời, Điều 44 Hiến pháp 2013 cũng quy định như sau: "Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" Mức xử phạt cho người có hành vi phản bội Tổ quốc được quy định cụ thể tại Điều 108 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 như sau: - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Hình sự 2015 còn đề cập đến những hình thức phạt bổ sung cho tội phản bội Tổ quốc là bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng thời, sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có hành vi “rước voi giày mả tổ” gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị xử phạt ở mức nặng nhất là tử hình.
Người phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch hay không?
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất trong theo Hiến pháp. Theo đó, tội phản bội Tổ quốc hiện được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, xếp vị trí đầu tiên trong Chương các tội xâm phạm an ninh Quốc gia. Tuy vậy những phạm tội phản bội Tổ quốc thì có bị tước quốc tịch hay không? Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam là gì? Theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi: Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên. Phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch không? Căn cứ quy định Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau: - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Như vậy, nếu người nào là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà phạm tội phản bội Tổ quốc câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh có thể bị tước quốc tịch Việt Nam. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. - Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Khi nào bị tước quốc tịch Việt Nam? Phản bội tổ quốc có bị tước quốc tịch không?
Dạo gần đây vấn đề về gìn giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được người dân Việt Nam rất quan tâm. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về nghĩa vụ của công dân và quy định về hành vi phạm tội phản bội Tổ quốc theo Hiến pháp 2013. Phản bội Tổ quốc đi tù bao nhiêu năm? Theo Hiến pháp 2013 tại Điều 45 nêu rõ Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Hành vi phản bội tổ quốc có mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, cụ thể: Căn cứ tại Điều 108 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho: - Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc - Chế độ xã hội chủ nghĩa - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tiềm lực quốc phòng, an ninh thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07-15 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Ngoài ra, căn cứ tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người phạm tội phản bội tổ quốc còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Xem thêm: Cổng TTĐT Công an Quảng Bình nêu rõ: Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phản bội Tổ quốc: Người phạm tội có hành vi câu kết với nước ngoài. Thuật ngữ “nước ngoài” được hiểu là tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hay cá nhân nước ngoài; câu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc. Người phạm tội câu kết với nước ngoài, dưới những hình thức cụ thể sau đây: - Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chính trị, chủ trương, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vật chất, phi vật chất như tiền bạc, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, lương thực thực phẩm, khoa học, công nghệ…để chống lại Tổ quốc. - Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay, tạo điều kiện cho nước ngoài chống lại Tổ quốc. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, về thực chất, người thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc chỉ là tay sai cho nước ngoài, được nước ngoài sử dụng như công cụ chống lại Tổ quốc mình. Người phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch hay không? Theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi: Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên. Đồng thời, tại Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam cũng nêu rõ, ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp vừa nêu trên. Như vậy, công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam trừ khi công dân đang cư trú ở nước ngoài hoặc người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị tước quốc tịch Việt Nam. Tóm lại, nếu người nào là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà phạm tội phản bội Tổ quốc câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh có thể bị tước quốc tịch Việt Nam. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam Theo Điều 32 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam như sau: - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. - Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam quy định tại Điều 22 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, theo đó, trường hợp UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có: - Văn bản kiến nghị của UBND cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện về việc tước quốc tịch Việt Nam; - Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam; - Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có. Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người đó thì hồ sơ gồm có: - Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam; - Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
“Rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao?
Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu. Nhưng do khi thịnh, lúc suy, xuất hiện không ít những trường hợp “mãi quốc cầu vinh”, “rước voi giày mả tổ”. Vậy “rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) “Rước voi giày mả tổ” là gì? Trong tâm thức của người Việt Nam, mồ mả tổ tiên là một chứng tích thiêng liêng mà con cháu có nghĩa vụ phải gìn giữ, bảo vệ. Chính vì thế, bất kỳ ai có hành vi động chạm đến mồ mả tổ tiên thì là kẻ đã gây ra một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nếu kẻ xúc phạm ấy lại chính là con cháu thì đó là kẻ bất nghĩa là kẻ phản bội tổ tiên, nòi giống. Cho nên, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng để chỉ những người có hành vi phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào ruột thịt của mình. Cùng nghĩa với “rước voi giày mả tổ” trong tiếng Việt còn có thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà”. (2) Những hành vi “rước voi giày mả tổ” Trong quá khứ, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng khi nhắc đến vua tôi Lê Chiêu Thống, người đã giúp nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta. Hay gần đây hơn, là 02 tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Montagnard Stand for Justice - MSFJ” được Bộ Công An thông báo là đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam. Những tổ chức khủng bố này hoạt động theo phương thức bạo động; móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. “Nhà nước Đêga” này dưới sự giật dây, chỉ đạo, hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài đã kích động số bà con nhẹ dạ, cả tin trong nước gây ra các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008 và mới đây nhất là vụ việc tại Đắk Lắk diễn ra vào 06/2023, khiến 04 cán bộ công an xã hy sinh, 02 cán bộ xã và 03 người dân tử vong. (3) Mức xử phạt cho hành vi “rước voi giày mả tổ” Tại Hiến pháp 2013 có nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Theo đó, công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đồng thời, Điều 44 Hiến pháp 2013 cũng quy định như sau: "Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" Mức xử phạt cho người có hành vi phản bội Tổ quốc được quy định cụ thể tại Điều 108 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 như sau: - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Hình sự 2015 còn đề cập đến những hình thức phạt bổ sung cho tội phản bội Tổ quốc là bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng thời, sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có hành vi “rước voi giày mả tổ” gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị xử phạt ở mức nặng nhất là tử hình.
Người phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch hay không?
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất trong theo Hiến pháp. Theo đó, tội phản bội Tổ quốc hiện được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, xếp vị trí đầu tiên trong Chương các tội xâm phạm an ninh Quốc gia. Tuy vậy những phạm tội phản bội Tổ quốc thì có bị tước quốc tịch hay không? Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam là gì? Theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi: Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên. Phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch không? Căn cứ quy định Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau: - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Như vậy, nếu người nào là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà phạm tội phản bội Tổ quốc câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh có thể bị tước quốc tịch Việt Nam. Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. - Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.