Đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị phạt mấy năm tù?
Theo quy định pháp luật hiện hành, người có hành vi đe dọa giết người đã phản ảnh về hành vi tham nhũng bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù? Công dân có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng như sau: - Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. Theo quy định trên thì công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, công dân cũng phải có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. Như vậy, theo quy định nêu trên, công dân có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tham nhũng? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: (1) Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này. (2) Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. (3) Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. (4) Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này. Như vậy, đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Do đó, người nào có hành vi đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng thì bị xem là đã có hành vi vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị phạt mấy năm tù? Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội đe dọa giết người như sau: - Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; + Đối với người dưới 16 tuổi; + Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Theo đó, nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe dọa giết người với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi trên. Tóm lại, người có hành vi đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị xử phạt tù lên đến 07 năm.
04 hình thức phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến Bộ Công an
Bộ Công an ban hành Thông tư 57/2023/TT-BCA quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Theo đó, việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị phải cụ thể, rõ ràng, đơn giản, thuận tiện. Bảo đảm đúng thẩm quyền, công khai, minh bạch, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật về xử lý phản ánh, kiến nghị. (1) Nội dung phản ánh, kiến nghị Các nội dung phản ánh về các quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an bao gồm các nội dung sau: - Vướng mắc, khó khăn cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an theo quy định của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an. - Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế; - Sự không đồng bộ; không thống nhất của các quy định hành chính; - Quy định hành chính không hợp pháp; - Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. - Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính. Các nội dung kiến nghị về các quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an bao gồm: - Cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp phương án xử lý đối với các quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e nêu trên. - Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. (2) Hình thức phản ánh, kiến nghị Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: - Văn bản. - Điện thoại. - Phiếu lấy ý kiến. - Thông điệp dữ liệu gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng Thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương theo quy định. Thông tư cũng quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, phân loại, xử lý phản ánh, kiến nghị cũng như trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Xem chi tiết tại Thông tư 57/2023/TT-BCA tải về có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2023. Theo Chính phủ
Quy trình xử lý đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo được thực hiện thế nào?
Khi công dân có đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan phải có trách nhiệm xử lý, hướng dẫn cho công dân, vậy quy trình xử lý đơn được thực hiện thế nào? 1. Công dân lần đầu gửi đơn khiếu nại, tố cáo thì xử lý thế nào? Cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 25 Luật Tiếp công dân 2013 thực hiện tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân như sau: - Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc. - Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm: + Số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có). + Yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc. Lưu ý: Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ. - Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cơ quan không có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì xử lý ra sao? Trong trường hợp công dân gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến cơ quan không có thẩm quyền xử lý thì thực hiện theo Điều 26 Luật Tiếp công dân 2013 phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết như sau: - Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo; + Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết; + Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết. Do đó, trường hợp đơn tố cáo, khiếu nại mà không thuộc thẩm quyền thụ lý thì cơ quan cần phân loại hướng dẫn công dân thực hiện trình tự gửi đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý. 3. Thời hạn trả kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Căn cứ Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thực hiện như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây: + Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết; + Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo; + Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý; + Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tiếp công dân 2013, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban tiếp công dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã có yêu cầu trước đó.
Hướng dẫn kiểm tra, phản ánh tiến độ làm CCCD
Việc làm căn cước công dân (CCCD) là một quy trình quan trọng trong việc xác thực danh tính cá nhân và thực hiện các thủ tục hành chính. Để đảm bảo tiến độ hoàn thành CCCD, cần thường xuyên kiểm tra và phản ánh tình trạng làm để đưa ra các giải pháp phù hợp, nhằm đảm bảo đầy đủ CCCD cho người dân trong thời gian ngắn nhất có thể. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra căn cước công dân làm xong chưa? và phản ánh về tiến độ làm căn cước công dân. 1. Các cách để kiểm tra căn cước công dân làm xong chưa? 1.1. Tra cứu căn cước công dân làm xong chưa trên Zalo Zalo là một ứng dụng phổ biến được sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay tại một số địa phương đã tích hợp tính năng tra cứu căn cước công dân đã làm xong chưa trên Zalo ( bạn cần kiểm tra xem địa phương bạn đã cho phép tiện ích này chưa nhé). Bước 1: Bạn cập nhật phiên bản mới nhất của Zalo trên điện thoại Bước 2: Bạn truy cập ứng dụng Zalo => Chọn thanh tìm kiếm (trên cùng màn hình) => Nhập tên trang Công an của khu vực bạn (nơi bạn làm căn cước công dân) Bước 3: Sau khi truy cập vào trang Công an quận/huyện => Bạn nhấn vào biểu tượng Quan tâm => Giao diện sẽ hiển thị khung cửa sổ chat, lúc này bạn cần bấm chọn chức năng Tra cứu CCCD. Bước 4: Bạn hãy nhập số CCCD/CMND cũ hoặc nhập Họ và tên và ngày, tháng, năm sinh => Bấm Tra cứu để hệ thống tiến hành kiểm tra=> Kết quả sẽ được thông báo chi tiết 1.2. Tra cứu trên Facebook Bước 1: Truy cập ứng dụng Facebook của bạn Bước 2: Tại trang chủ, nhập tên Fanpage “Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư”. Bước 3: Tra cứu trên Fanpage Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư bằng cách nhấn vào mục Nhắn tin trên Fanpage sau đó cung cấp 5 thông tin cá nhân cơ bản gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký thường trú, ngày làm hồ sơ cấp CCCD và nơi nộp hồ sơ. Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ tra cứu và phản hồi cho bạn về tình trạng hồ sơ làm thẻ căn cước công dân. 1.3. Tra cứu trên Cổng dịch vụ công Quốc gia Bước 1: Bạn truy cập website Cổng dịch vụ công Quốc gia tại đây. Bước 2: Bạn chọn mục Thông tin và dịch vụ > Chọn mục Tra cứu hồ sơ để tiến hành kiểm tra căn cước công dân làm xong chưa. Bước 3: Sau đó, bạn tiến hành nhập Mã hồ sơ của bạn vào ô và nhập mã xác thực để hệ thống tra cứu tình trạng hồ sơ nhé. Lưu ý: Mã hồ sơ được in trên Giấy hẹn trả căn cước công dân và phía dưới dòng mã vạch. 1.4. Tra cứu căn cước công dân qua tổng đài hướng dẫn của Bộ Công An Bộ Công an đã công bố số tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư: 1900.0368. Khi gọi đến tổng đài, người dân cần lưu ý: - Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 1 - Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 2 - Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 3 - Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 4 - Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5. Như vậy, nếu muốn hỏi về việc Căn cước công dân của mình đã làm xong chưa, khi nào có thể nhận được, người dân cần gọi đến số 1900.0368 và nhấn phím số 4. Sau đó, tổng đài sẽ kết nối đến tổng đài viên và được tổng đài viên giải đáp. Với đội ngũ gồm 20 nhân sự trực tổng đài viên và 20 nhân sự là cán bộ nghiệp vụ, hoạt động từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30 hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, sẽ giải đáp nhanh nhất những phản ánh về khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình cấp CCCD gắn chip. 2. Thời gian cấp và trả thẻ căn cước công dân gắn chip theo quy định pháp luật Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được như sau: Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp. 3. Phản ánh về tiến độ làm căn cước công dân Để phản ánh về tiến độ làm căn cước công dân bạn có thể thực hiện qua các kênh thông tin sau. 3.1. Phản ánh qua Facebook Bước 1: Bạn truy cập vào Facebook Bước 2: Nhập tên Fanpage “Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư” trên công cụ tìm kiếm Bước 3: Chọn Nhắn tin và cung cấp các thông tin cơ bản giống như khi tra cứu gồm các thông tin như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; nơi đăng ký thường trú; ngày làm hồ sơ cấp CCCD; số CMND/CCCD; số điện thoại… Sau đó, hãy để lại lời nhắn của bạn về việc chưa nhận được thẻ căn cước công dân để được hỗ trợ. 3.2. Phản ánh qua email Bước 1: Truy cập vào email/gmail của bạn Bước 2: Chọn Thư mới. Bên cạnh việc thiếu thông tin, Cổng thông tin quốc gia bị quá tải,… thì dịch bệnh covid 19 kéo dài là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm trả căn cước công dân cho người dân trong thời gian qua. Một số tỉnh thành hực hiện giãn cách nghiêm ngặt, nên nhiều hoạt động liên quan đến việc in ấn, cấp phát và vận chuyển thẻ CCCD bị ngưng lại, dẫn đến việc chậm trả CCCD cho người dân. Quý bạn đọc có thể sử dụng giấy tờ thay thế căn cước công dân chưa được cấp phát, cụ thể: +Đối với trường hợp này, công dân có thể sử dụng CMND/CCCD mẫu cũ để thực hiện các giao dịch, thủ tục vì CMND/CCCD mẫu cũ chưa bị cắt góc thì vẫn có giá trị pháp lý. +Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA, khi công dân có nhu cầu nhận thẻ CCCD gắn chíp qua đường bưu điện thì thực hiện cắt góc ngay lúc làm thẻ. Việc kiểm tra và phản ánh tiến độ làm CCCD là rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện quy trình làm CCCD được nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo người dân được sở hữu CCCD một cách nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời tăng cường sự minh bạch và đảm bảo tính chính xác của danh tính cá nhân.
Công văn trả lời phản ánh việc bệnh viện đề nghị mang theo bằng, huân chương để được ưu tiên KCB
Ưu tiên khám, chữa bệnh Bộ Y tế có công văn 6291/BYT-BH ngày 16/11/2020 về việc trả lời đơn phản ánh của công dân. Đơn phản ánh đề ngày 09/10/2020 của ông Nguyễn Vĩnh Phúc (gửi Văn phòng Chính phủ) về việc ông là người có công với cách mạng nhưng không được ưu tiên khi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận; đồng thời nhân viên bệnh viện đề nghị ông cần mang theo bằng, huân, huy chương mặc dù thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của ông có mã HT2. Về vấn đề này, Bộ Y tế có ý kiến như sau: - Thẻ BHYT có mã HT2 thể hiện người tham gia BHYT là đối tượng hưu trí và được hưởng quyền lợi ở mức 2 (mức quyền lợi áp dụng cho đối tượng là người có công và một số đối tượng ưu đãi xã hội khác). Bộ Y tế ghi nhận và cảm ơn phản ánh của ông Nguyễn Vĩnh Phúc về hạn chế của thông tin trên thẻ BHYT chưa thể hiện đầy đủ đối tượng ưu tiên trong khám, chữa bệnh là người có công với cách mạng đồng thời là đối tượng hưu trí. - Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan để nghiên cứu, ban hành mẫu thẻ BHYT đáp ứng yêu cầu về quản lý thông tin đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi BHYT và các quyền lợi khác trong khám, chữa bệnh. - về trường hợp phản ánh của công dân Bộ Y tế sẽ có ý kiến chỉ đạo Sở Y tế Bình Thuận nói riêng và các cơ sở y tế nói chung thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh. Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an giải quyết đơn vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong
TPO - Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công an – liên quan vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong. Ngày 6/6, tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, đã thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4447/VPCP-V1 gửi Bộ Công an. Nội dung văn bản ghi: Gia đình bà Nguyễn Thanh Bích (vợ cố tiến sĩ Bùi Quang Tín) có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến quá trình điều tra về cái chết của ông Bùi Quang Tín. “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn đến Bộ Công an để chỉ đạo kiểm tra, giải quyết theo quy định của pháp luật” – Văn bản của Văn phòng Chính phủ ghi. Như Tiền Phong đưa tin, từ tố giác của công dân gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM có nội dung: khoảng 17h30 ngày 5/4, công dân này đang có mặt ở chung cư New Sài Gòn thì nghe một tiếng động lớn tại khu vực giếng trời thông với tầng hầm. Khi tới kiểm tra, người này phát hiện ông Bùi Quang Tín đã tử vong tại khu vực giếng trời, nghi do rơi từ trên cao xuống. Cơ quan CSĐT công an TPHCM căn cứ điều 35, 145 và 146 Bộ luật Tố tụng hình sự đã tiến hành điều tra, xác minh nội dung tố giác của công dân, CA huyện Nhà Bè cũng tiến hành giải quyết bước đầu và sau đó chuyển toàn bộ vụ việc lên CA TPHCM. Trước đó, vào ngày 5/4, ông Bùi Quang Tín được ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế-Trường ĐH Ngân hàng TPHCM) mời tới nhà tại căn hộ ở chung cư New Sài Gòn ăn cơm cùng một số cán bộ chủ chốt của trường. Những cán bộ được mời tới nhà ông Dũng gồm: ông Bùi Hữu Toàn, Hiệu trưởng; ông Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng; ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu; ông Lê Trung Nhân, Phó Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế; ông Ông Văn Năm, Phó trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng; ông Phùng Văn Ứng, Phó khoa Lý luận chính trị; ông Bùi Quang Tín, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và một người tên Nguyên, giảng viên thỉnh giảng của trường. Khoảng 12h30 mọi người có mặt tại nhà ông Dũng ăn cơm và dùng hết 12 chai bia và 3 chai rượu mạnh. Đến khoảng 16h, bữa ăn kết thúc, khách mời lần lượt ra về và chỉ còn ông Trung, ông Tín và ông Dũng ở lại nói chuyện. Đến 17h cùng ngày, ông Dũng do có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có dặn hai ông Trung và ông Tín nhớ đóng cửa khi ra về. Tuy nhiên, khoảng 20 phút sau, khi ông Dũng đang chạy xe trên đường thì nghe điện thoại ông Trung báo ông Tín đã tử vong nên lập tức quay xe về. Cơ quan CSĐT CA TPHCM cho biết vẫn đang tiến hành điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, hơn một tháng qua cái chết của ông Tín vẫn chưa được điều tra làm rõ. Theo Tiền phong
Tổng hợp các đường dây nóng phản ánh
Dưới đây là bảng tổng hợp các SĐT có thể liên hệ trực tiếp để phản ánh các vấn đề. Số nào mà các bạn gọi không được, hay có vấn đề gì thì nhớ phản hồi để mình sửa đổi kịp thời. Sai phạm Đường dây nóng liên hệ Thực phẩm bẩn 0911.811.556 hoặc 043.232.1556 địa chỉ email: tiepnhantinvipham@vfa.gov.vn. Tại Hà Nội, các cơ quan liên quan cũng đã công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể phản ánh thông tin về thực phẩm bẩn vào 3 số điện thoại: 043.9985765 (Sở Y tế), 043.3800 115 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 1900. 585826 (Sở Công Thương). Du lịch (chặt chém, lừa đảo,..) Hà Nội: 0941.33.66.77 ; Hạ Long: 033.6282.282 - 0913.265.009; Đà Nẵng: 0511.1022; Phòng Văn hóa - Thể thao TP Vũng Tàu : 0989217417; Phú Quốc: 0918.083.518; Điện Biên: 091.5531244; Huế: 0914050005, 054.3847232; Hội An: 0510.3666.333; Bình Thuận: 0623.810.801, 0623.608.222; Nha Trang: 0947.528.000, 058.3528.000; An Giang: 0911.575.911, 0969.536.584 Sai phạm của CSGT - 069 42608 là số chính thức để người dân và các tài xế tố cáo hành vi vi phạm của CSGT trên toàn quốc Hà Giang (0219.3869 142), Cao Bằng (026.3852 439), Bắc Kạn (0281.3869 152), Lạng Sơn (025.3811 294), Tuyên Quang (027.3821 968), Lào Cai (020.3869 176), Lai Châu (0231.3877 027), Điện Biên (0230.3824 357), Sơn La (022.3852 393), Yên Bái (029.3869 339), Phú Thọ (0210.3952 157), Vĩnh Phúc (0211.3867 853), Thái Nguyên (0280.3869 121), Bắc Giang (0240.3854 789). Quảng Ninh (033.3789 136), Hải Phòng (031.3895 827). Hải Dương (0320.3889 227), Hưng Yên (0321.3865 306), Bắc Ninh (0241.3822 415), Hà Nội (04.39396 886), Hòa Bình (0218.3869 218), Hà Nam (0351.3851 021), Nam Định (0350.3891 026), Thái Bình (036.3870 281), Ninh Bình (030.3873 338), Thanh Hóa (037.3853 085), Nghệ An (038.3839 222), Hà Tĩnh (039.3690 680), Quảng Bình (052.3822 188), Quảng Trị (053.3890 305), Thừa Thiên Huế (054.3823 856). Đà Nẵng (0511.3821 306), Quảng Nam (0510.3852 577), Quảng Ngãi (055.3822 883), Kon Tum (060.3862 459), Bình Định (056.3822 863), Phú Yên (057.3847 045), Gia Lai (059.3869 184), Khánh Hòa (058.3561 515), Đắk Lắk (0500.3869 163), Đắk Nông (0501.3544 499), Lâm Đồng (063.3241 333), Ninh Thuận (068.3823 309), Bình Thuận (062.3858 121), Bình Phước (0651.3879 924), Bình Dương (0650.3822 863). Đồng Nai (061.3826 889), Tây Ninh (066.3822 000), Bà Rịa - Vũng Tàu (064.3852 150), TP Hồ Chí Minh (0994.67.67.67), Long An (072.3820 900), Tiền Giang (073.3899 589), Bến Tre (075.3829 657),Vĩnh Long (070.3833 939), Đồng Tháp (067.3851 054), An Giang (076.3942 942), Cần Thơ (0710.3882 226), Hậu Giang (0711.3952 179), Trà Vinh (074.3749 227), Sóc Trăng (079.3617 617), Bạc Liêu (0781.3822 762), Kiên Giang (077.3820 114), Cà Mau (0780.3831 214). Tham nhũng, tặng, nhận quà trái quy định trong dịp Tết 08.048228, 0902.386.99, 0125.698.6688 Tai nạn giao thông, tình hình an toàn giao thông 08 68 911 911; 0941 329 634; 0985 465 896; 0995 918 666. Kinh doanh vận tải tại các bến xe, nhà ga, cảng thủy nội địa, giá cước vận tải, vi phạm của nhà xe 0962 665 953; 0964 045 445; 0977 497 891; 0916 908 085; 0913 432 383; 0917 908 085. Sự cố hạ tầng kỹ thuật giao thông Thành phố Hồ Chí Minh: 1022 Khiếu nại, phản ánh, bảo vệ người tiêu dùng Đường dây nóng:1800.6838 Số dự phòng: 04.39387846 Vi phạm trong bán hàng đa cấp 0439387846 Ô nhiễm môi trường 086.900.0660 Tiêu cực về giáo dục Phản ánh đến Thanh tra Bộ Giáo dục LÀ 093 631 5334 số điện thoại trực 043 868 2136. Bộ GD-ĐT cũng công bố điện thoại, email đường dây nóng. Cụ thể, điện thoại cố định: 024.32181460, điện thoại di động: 0923006757 Quyền lợi của người tiêu dùng Tổng đài hỗ trợ, tư vấn người tiêu dùng 18006838 Bảo vệ trẻ em bị xâm hại và bạo hành 111 Bạo lực gia đình 1800 1567 Tiếng ồn 08.38293653 (Thành phố Hồ Chí Minh) Số điện thoại đường dây nóng mới nhất năm 2018 của công an TPHCM Số điện thoại đường dây nóng mới nhất năm 2017 phản ánh khi bị CSGT thổi phạt, về luật giao thông: 069.3187.521 Số điện thoại đường dây nóng Trực ban công an TPHCM: 069.3187.344 Số điện thoại đường dây nóng tố giác tội phạm về cờ bạc, mại dâm tại TPHCM: 069.3187.200 Số điện thoại đường dây nóng tố giác về ma túy: 028.39231168 Số điện thoại đường dây nóng tố giác tội phạm kinh tế: 069.3187.783 Số điện thoại đường dây nóng cảnh sát truy nã tội phạm: 069.3187.797
Đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị phạt mấy năm tù?
Theo quy định pháp luật hiện hành, người có hành vi đe dọa giết người đã phản ảnh về hành vi tham nhũng bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù? Công dân có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng như sau: - Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. Theo quy định trên thì công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, công dân cũng phải có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. Như vậy, theo quy định nêu trên, công dân có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tham nhũng? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: (1) Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này. (2) Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. (3) Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. (4) Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này. Như vậy, đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng là hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Do đó, người nào có hành vi đe dọa giết người đã cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng thì bị xem là đã có hành vi vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị phạt mấy năm tù? Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội đe dọa giết người như sau: - Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; + Đối với người dưới 16 tuổi; + Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Theo đó, nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe dọa giết người với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi trên. Tóm lại, người có hành vi đe dọa giết người đã phản ánh về hành vi tham nhũng có thể bị xử phạt tù lên đến 07 năm.
04 hình thức phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến Bộ Công an
Bộ Công an ban hành Thông tư 57/2023/TT-BCA quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Theo đó, việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị phải cụ thể, rõ ràng, đơn giản, thuận tiện. Bảo đảm đúng thẩm quyền, công khai, minh bạch, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật về xử lý phản ánh, kiến nghị. (1) Nội dung phản ánh, kiến nghị Các nội dung phản ánh về các quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an bao gồm các nội dung sau: - Vướng mắc, khó khăn cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an theo quy định của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an. - Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế; - Sự không đồng bộ; không thống nhất của các quy định hành chính; - Quy định hành chính không hợp pháp; - Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. - Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính. Các nội dung kiến nghị về các quy định hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an bao gồm: - Cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp phương án xử lý đối với các quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e nêu trên. - Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. (2) Hình thức phản ánh, kiến nghị Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: - Văn bản. - Điện thoại. - Phiếu lấy ý kiến. - Thông điệp dữ liệu gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng Thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương theo quy định. Thông tư cũng quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, phân loại, xử lý phản ánh, kiến nghị cũng như trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Xem chi tiết tại Thông tư 57/2023/TT-BCA tải về có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2023. Theo Chính phủ
Quy trình xử lý đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo được thực hiện thế nào?
Khi công dân có đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan phải có trách nhiệm xử lý, hướng dẫn cho công dân, vậy quy trình xử lý đơn được thực hiện thế nào? 1. Công dân lần đầu gửi đơn khiếu nại, tố cáo thì xử lý thế nào? Cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 25 Luật Tiếp công dân 2013 thực hiện tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân như sau: - Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc. - Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm: + Số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có). + Yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc. Lưu ý: Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ. - Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cơ quan không có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì xử lý ra sao? Trong trường hợp công dân gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến cơ quan không có thẩm quyền xử lý thì thực hiện theo Điều 26 Luật Tiếp công dân 2013 phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết như sau: - Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo; + Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết; + Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết. Do đó, trường hợp đơn tố cáo, khiếu nại mà không thuộc thẩm quyền thụ lý thì cơ quan cần phân loại hướng dẫn công dân thực hiện trình tự gửi đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý. 3. Thời hạn trả kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Căn cứ Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thực hiện như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây: + Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết; + Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo; + Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý; + Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tiếp công dân 2013, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban tiếp công dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã có yêu cầu trước đó.
Hướng dẫn kiểm tra, phản ánh tiến độ làm CCCD
Việc làm căn cước công dân (CCCD) là một quy trình quan trọng trong việc xác thực danh tính cá nhân và thực hiện các thủ tục hành chính. Để đảm bảo tiến độ hoàn thành CCCD, cần thường xuyên kiểm tra và phản ánh tình trạng làm để đưa ra các giải pháp phù hợp, nhằm đảm bảo đầy đủ CCCD cho người dân trong thời gian ngắn nhất có thể. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra căn cước công dân làm xong chưa? và phản ánh về tiến độ làm căn cước công dân. 1. Các cách để kiểm tra căn cước công dân làm xong chưa? 1.1. Tra cứu căn cước công dân làm xong chưa trên Zalo Zalo là một ứng dụng phổ biến được sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay tại một số địa phương đã tích hợp tính năng tra cứu căn cước công dân đã làm xong chưa trên Zalo ( bạn cần kiểm tra xem địa phương bạn đã cho phép tiện ích này chưa nhé). Bước 1: Bạn cập nhật phiên bản mới nhất của Zalo trên điện thoại Bước 2: Bạn truy cập ứng dụng Zalo => Chọn thanh tìm kiếm (trên cùng màn hình) => Nhập tên trang Công an của khu vực bạn (nơi bạn làm căn cước công dân) Bước 3: Sau khi truy cập vào trang Công an quận/huyện => Bạn nhấn vào biểu tượng Quan tâm => Giao diện sẽ hiển thị khung cửa sổ chat, lúc này bạn cần bấm chọn chức năng Tra cứu CCCD. Bước 4: Bạn hãy nhập số CCCD/CMND cũ hoặc nhập Họ và tên và ngày, tháng, năm sinh => Bấm Tra cứu để hệ thống tiến hành kiểm tra=> Kết quả sẽ được thông báo chi tiết 1.2. Tra cứu trên Facebook Bước 1: Truy cập ứng dụng Facebook của bạn Bước 2: Tại trang chủ, nhập tên Fanpage “Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư”. Bước 3: Tra cứu trên Fanpage Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư bằng cách nhấn vào mục Nhắn tin trên Fanpage sau đó cung cấp 5 thông tin cá nhân cơ bản gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký thường trú, ngày làm hồ sơ cấp CCCD và nơi nộp hồ sơ. Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ tra cứu và phản hồi cho bạn về tình trạng hồ sơ làm thẻ căn cước công dân. 1.3. Tra cứu trên Cổng dịch vụ công Quốc gia Bước 1: Bạn truy cập website Cổng dịch vụ công Quốc gia tại đây. Bước 2: Bạn chọn mục Thông tin và dịch vụ > Chọn mục Tra cứu hồ sơ để tiến hành kiểm tra căn cước công dân làm xong chưa. Bước 3: Sau đó, bạn tiến hành nhập Mã hồ sơ của bạn vào ô và nhập mã xác thực để hệ thống tra cứu tình trạng hồ sơ nhé. Lưu ý: Mã hồ sơ được in trên Giấy hẹn trả căn cước công dân và phía dưới dòng mã vạch. 1.4. Tra cứu căn cước công dân qua tổng đài hướng dẫn của Bộ Công An Bộ Công an đã công bố số tổng đài hướng dẫn về Căn cước công dân và quản lý dân cư: 1900.0368. Khi gọi đến tổng đài, người dân cần lưu ý: - Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 1 - Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 2 - Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 3 - Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 4 - Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5. Như vậy, nếu muốn hỏi về việc Căn cước công dân của mình đã làm xong chưa, khi nào có thể nhận được, người dân cần gọi đến số 1900.0368 và nhấn phím số 4. Sau đó, tổng đài sẽ kết nối đến tổng đài viên và được tổng đài viên giải đáp. Với đội ngũ gồm 20 nhân sự trực tổng đài viên và 20 nhân sự là cán bộ nghiệp vụ, hoạt động từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30 hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, sẽ giải đáp nhanh nhất những phản ánh về khó khăn, vướng mắc của người dân trong quá trình cấp CCCD gắn chip. 2. Thời gian cấp và trả thẻ căn cước công dân gắn chip theo quy định pháp luật Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được như sau: Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp. 3. Phản ánh về tiến độ làm căn cước công dân Để phản ánh về tiến độ làm căn cước công dân bạn có thể thực hiện qua các kênh thông tin sau. 3.1. Phản ánh qua Facebook Bước 1: Bạn truy cập vào Facebook Bước 2: Nhập tên Fanpage “Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư” trên công cụ tìm kiếm Bước 3: Chọn Nhắn tin và cung cấp các thông tin cơ bản giống như khi tra cứu gồm các thông tin như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; nơi đăng ký thường trú; ngày làm hồ sơ cấp CCCD; số CMND/CCCD; số điện thoại… Sau đó, hãy để lại lời nhắn của bạn về việc chưa nhận được thẻ căn cước công dân để được hỗ trợ. 3.2. Phản ánh qua email Bước 1: Truy cập vào email/gmail của bạn Bước 2: Chọn Thư mới. Bên cạnh việc thiếu thông tin, Cổng thông tin quốc gia bị quá tải,… thì dịch bệnh covid 19 kéo dài là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm trả căn cước công dân cho người dân trong thời gian qua. Một số tỉnh thành hực hiện giãn cách nghiêm ngặt, nên nhiều hoạt động liên quan đến việc in ấn, cấp phát và vận chuyển thẻ CCCD bị ngưng lại, dẫn đến việc chậm trả CCCD cho người dân. Quý bạn đọc có thể sử dụng giấy tờ thay thế căn cước công dân chưa được cấp phát, cụ thể: +Đối với trường hợp này, công dân có thể sử dụng CMND/CCCD mẫu cũ để thực hiện các giao dịch, thủ tục vì CMND/CCCD mẫu cũ chưa bị cắt góc thì vẫn có giá trị pháp lý. +Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA, khi công dân có nhu cầu nhận thẻ CCCD gắn chíp qua đường bưu điện thì thực hiện cắt góc ngay lúc làm thẻ. Việc kiểm tra và phản ánh tiến độ làm CCCD là rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện quy trình làm CCCD được nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo người dân được sở hữu CCCD một cách nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời tăng cường sự minh bạch và đảm bảo tính chính xác của danh tính cá nhân.
Công văn trả lời phản ánh việc bệnh viện đề nghị mang theo bằng, huân chương để được ưu tiên KCB
Ưu tiên khám, chữa bệnh Bộ Y tế có công văn 6291/BYT-BH ngày 16/11/2020 về việc trả lời đơn phản ánh của công dân. Đơn phản ánh đề ngày 09/10/2020 của ông Nguyễn Vĩnh Phúc (gửi Văn phòng Chính phủ) về việc ông là người có công với cách mạng nhưng không được ưu tiên khi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận; đồng thời nhân viên bệnh viện đề nghị ông cần mang theo bằng, huân, huy chương mặc dù thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của ông có mã HT2. Về vấn đề này, Bộ Y tế có ý kiến như sau: - Thẻ BHYT có mã HT2 thể hiện người tham gia BHYT là đối tượng hưu trí và được hưởng quyền lợi ở mức 2 (mức quyền lợi áp dụng cho đối tượng là người có công và một số đối tượng ưu đãi xã hội khác). Bộ Y tế ghi nhận và cảm ơn phản ánh của ông Nguyễn Vĩnh Phúc về hạn chế của thông tin trên thẻ BHYT chưa thể hiện đầy đủ đối tượng ưu tiên trong khám, chữa bệnh là người có công với cách mạng đồng thời là đối tượng hưu trí. - Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan để nghiên cứu, ban hành mẫu thẻ BHYT đáp ứng yêu cầu về quản lý thông tin đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi BHYT và các quyền lợi khác trong khám, chữa bệnh. - về trường hợp phản ánh của công dân Bộ Y tế sẽ có ý kiến chỉ đạo Sở Y tế Bình Thuận nói riêng và các cơ sở y tế nói chung thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh. Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an giải quyết đơn vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong
TPO - Văn Phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công an – liên quan vụ tiến sĩ Bùi Quang Tín tử vong. Ngày 6/6, tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, đã thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4447/VPCP-V1 gửi Bộ Công an. Nội dung văn bản ghi: Gia đình bà Nguyễn Thanh Bích (vợ cố tiến sĩ Bùi Quang Tín) có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến quá trình điều tra về cái chết của ông Bùi Quang Tín. “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn đến Bộ Công an để chỉ đạo kiểm tra, giải quyết theo quy định của pháp luật” – Văn bản của Văn phòng Chính phủ ghi. Như Tiền Phong đưa tin, từ tố giác của công dân gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM có nội dung: khoảng 17h30 ngày 5/4, công dân này đang có mặt ở chung cư New Sài Gòn thì nghe một tiếng động lớn tại khu vực giếng trời thông với tầng hầm. Khi tới kiểm tra, người này phát hiện ông Bùi Quang Tín đã tử vong tại khu vực giếng trời, nghi do rơi từ trên cao xuống. Cơ quan CSĐT công an TPHCM căn cứ điều 35, 145 và 146 Bộ luật Tố tụng hình sự đã tiến hành điều tra, xác minh nội dung tố giác của công dân, CA huyện Nhà Bè cũng tiến hành giải quyết bước đầu và sau đó chuyển toàn bộ vụ việc lên CA TPHCM. Trước đó, vào ngày 5/4, ông Bùi Quang Tín được ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế-Trường ĐH Ngân hàng TPHCM) mời tới nhà tại căn hộ ở chung cư New Sài Gòn ăn cơm cùng một số cán bộ chủ chốt của trường. Những cán bộ được mời tới nhà ông Dũng gồm: ông Bùi Hữu Toàn, Hiệu trưởng; ông Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng; ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu; ông Lê Trung Nhân, Phó Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế; ông Ông Văn Năm, Phó trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng; ông Phùng Văn Ứng, Phó khoa Lý luận chính trị; ông Bùi Quang Tín, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và một người tên Nguyên, giảng viên thỉnh giảng của trường. Khoảng 12h30 mọi người có mặt tại nhà ông Dũng ăn cơm và dùng hết 12 chai bia và 3 chai rượu mạnh. Đến khoảng 16h, bữa ăn kết thúc, khách mời lần lượt ra về và chỉ còn ông Trung, ông Tín và ông Dũng ở lại nói chuyện. Đến 17h cùng ngày, ông Dũng do có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có dặn hai ông Trung và ông Tín nhớ đóng cửa khi ra về. Tuy nhiên, khoảng 20 phút sau, khi ông Dũng đang chạy xe trên đường thì nghe điện thoại ông Trung báo ông Tín đã tử vong nên lập tức quay xe về. Cơ quan CSĐT CA TPHCM cho biết vẫn đang tiến hành điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, hơn một tháng qua cái chết của ông Tín vẫn chưa được điều tra làm rõ. Theo Tiền phong
Tổng hợp các đường dây nóng phản ánh
Dưới đây là bảng tổng hợp các SĐT có thể liên hệ trực tiếp để phản ánh các vấn đề. Số nào mà các bạn gọi không được, hay có vấn đề gì thì nhớ phản hồi để mình sửa đổi kịp thời. Sai phạm Đường dây nóng liên hệ Thực phẩm bẩn 0911.811.556 hoặc 043.232.1556 địa chỉ email: tiepnhantinvipham@vfa.gov.vn. Tại Hà Nội, các cơ quan liên quan cũng đã công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể phản ánh thông tin về thực phẩm bẩn vào 3 số điện thoại: 043.9985765 (Sở Y tế), 043.3800 115 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 1900. 585826 (Sở Công Thương). Du lịch (chặt chém, lừa đảo,..) Hà Nội: 0941.33.66.77 ; Hạ Long: 033.6282.282 - 0913.265.009; Đà Nẵng: 0511.1022; Phòng Văn hóa - Thể thao TP Vũng Tàu : 0989217417; Phú Quốc: 0918.083.518; Điện Biên: 091.5531244; Huế: 0914050005, 054.3847232; Hội An: 0510.3666.333; Bình Thuận: 0623.810.801, 0623.608.222; Nha Trang: 0947.528.000, 058.3528.000; An Giang: 0911.575.911, 0969.536.584 Sai phạm của CSGT - 069 42608 là số chính thức để người dân và các tài xế tố cáo hành vi vi phạm của CSGT trên toàn quốc Hà Giang (0219.3869 142), Cao Bằng (026.3852 439), Bắc Kạn (0281.3869 152), Lạng Sơn (025.3811 294), Tuyên Quang (027.3821 968), Lào Cai (020.3869 176), Lai Châu (0231.3877 027), Điện Biên (0230.3824 357), Sơn La (022.3852 393), Yên Bái (029.3869 339), Phú Thọ (0210.3952 157), Vĩnh Phúc (0211.3867 853), Thái Nguyên (0280.3869 121), Bắc Giang (0240.3854 789). Quảng Ninh (033.3789 136), Hải Phòng (031.3895 827). Hải Dương (0320.3889 227), Hưng Yên (0321.3865 306), Bắc Ninh (0241.3822 415), Hà Nội (04.39396 886), Hòa Bình (0218.3869 218), Hà Nam (0351.3851 021), Nam Định (0350.3891 026), Thái Bình (036.3870 281), Ninh Bình (030.3873 338), Thanh Hóa (037.3853 085), Nghệ An (038.3839 222), Hà Tĩnh (039.3690 680), Quảng Bình (052.3822 188), Quảng Trị (053.3890 305), Thừa Thiên Huế (054.3823 856). Đà Nẵng (0511.3821 306), Quảng Nam (0510.3852 577), Quảng Ngãi (055.3822 883), Kon Tum (060.3862 459), Bình Định (056.3822 863), Phú Yên (057.3847 045), Gia Lai (059.3869 184), Khánh Hòa (058.3561 515), Đắk Lắk (0500.3869 163), Đắk Nông (0501.3544 499), Lâm Đồng (063.3241 333), Ninh Thuận (068.3823 309), Bình Thuận (062.3858 121), Bình Phước (0651.3879 924), Bình Dương (0650.3822 863). Đồng Nai (061.3826 889), Tây Ninh (066.3822 000), Bà Rịa - Vũng Tàu (064.3852 150), TP Hồ Chí Minh (0994.67.67.67), Long An (072.3820 900), Tiền Giang (073.3899 589), Bến Tre (075.3829 657),Vĩnh Long (070.3833 939), Đồng Tháp (067.3851 054), An Giang (076.3942 942), Cần Thơ (0710.3882 226), Hậu Giang (0711.3952 179), Trà Vinh (074.3749 227), Sóc Trăng (079.3617 617), Bạc Liêu (0781.3822 762), Kiên Giang (077.3820 114), Cà Mau (0780.3831 214). Tham nhũng, tặng, nhận quà trái quy định trong dịp Tết 08.048228, 0902.386.99, 0125.698.6688 Tai nạn giao thông, tình hình an toàn giao thông 08 68 911 911; 0941 329 634; 0985 465 896; 0995 918 666. Kinh doanh vận tải tại các bến xe, nhà ga, cảng thủy nội địa, giá cước vận tải, vi phạm của nhà xe 0962 665 953; 0964 045 445; 0977 497 891; 0916 908 085; 0913 432 383; 0917 908 085. Sự cố hạ tầng kỹ thuật giao thông Thành phố Hồ Chí Minh: 1022 Khiếu nại, phản ánh, bảo vệ người tiêu dùng Đường dây nóng:1800.6838 Số dự phòng: 04.39387846 Vi phạm trong bán hàng đa cấp 0439387846 Ô nhiễm môi trường 086.900.0660 Tiêu cực về giáo dục Phản ánh đến Thanh tra Bộ Giáo dục LÀ 093 631 5334 số điện thoại trực 043 868 2136. Bộ GD-ĐT cũng công bố điện thoại, email đường dây nóng. Cụ thể, điện thoại cố định: 024.32181460, điện thoại di động: 0923006757 Quyền lợi của người tiêu dùng Tổng đài hỗ trợ, tư vấn người tiêu dùng 18006838 Bảo vệ trẻ em bị xâm hại và bạo hành 111 Bạo lực gia đình 1800 1567 Tiếng ồn 08.38293653 (Thành phố Hồ Chí Minh) Số điện thoại đường dây nóng mới nhất năm 2018 của công an TPHCM Số điện thoại đường dây nóng mới nhất năm 2017 phản ánh khi bị CSGT thổi phạt, về luật giao thông: 069.3187.521 Số điện thoại đường dây nóng Trực ban công an TPHCM: 069.3187.344 Số điện thoại đường dây nóng tố giác tội phạm về cờ bạc, mại dâm tại TPHCM: 069.3187.200 Số điện thoại đường dây nóng tố giác về ma túy: 028.39231168 Số điện thoại đường dây nóng tố giác tội phạm kinh tế: 069.3187.783 Số điện thoại đường dây nóng cảnh sát truy nã tội phạm: 069.3187.797