Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công 2024
Ngày 22/03/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện 24/CĐ-TTg yêu cầu Các cơ quan đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư Công năm 2024. Theo đó, xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Bối cảnh ban hành Công điện Đến hết tháng 02 năm 2024 đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 94,9% kế hoạch; giải ngân ước đạt 9,13% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (6,97%). Tuy nhiên, số vốn chưa phân bổ chi tiết còn khá lớn (khoảng 33 nghìn tỷ đồng) của 21 bộ, cơ quan trung ương và 43 địa phương; có 40 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân 02 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước, trong đó 29 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 (tỷ lệ giải ngân 0%). Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao nhất (trên 95%), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giải ngân vốn đầu tư công 2024. Cụ thể như sau: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chung - Quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội; xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. - Các cơ quan trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; các Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ; các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Quyết định 1603/QĐ-TTg năm 2023 về giao kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2024; Công văn 380/VPCP-KTTH phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung năm 2024 và các văn bản có liên quan. Nhiệm vụ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương - Khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm. Khẩn trương đề xuất phương án xử lý đối với vốn ngân sách trung ương kế hoạch năm 2024 còn lại chưa phân bổ chi tiết. - Thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để quyết liệt đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư Công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đây nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng, có tác động lan tỏa,....đồng thời phải bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí. - Tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn và còn thiếu vốn theo quy định. Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện. - Chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. - Tuân thủ kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công. Việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công mang tính cấp bách, được nhà nước xác định ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế theo mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Trung ương, Quốc hội giao.
Sửa đổi mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
Ngày 01/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo đó, Quyết định 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 202, cụ thể: Quy định chung: - Tổng vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025 phải bảo đảm mức quy định tại Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình. - Các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương hình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg. Thay vì trước đó, đối với các địa phương không bố trí đủ vốn đối ứng trong năm kế hoạch theo quy định, khi phân bổ kế hoạch năm sau, ngân sách trung ương sẽ trừ tương ứng với số vốn đối ứng còn thiếu của địa phương. (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg) Bên cạnh đó, bãi bỏ quy định “phân bổ cho Ủy ban Dân tộc: Không quá 17% tổng số vốn của tiểu dự án” quy định tại điểm a khoản 2.1, Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phụ lục III. Ngoài ra, tại Tiểu dự án 2 Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc, tại Phục lục IV cũng sửa đổi, bổ sung như sau: Phân bổ vốn đầu tư: Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư các Trường: Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh phí phân bổ không quá 43% tổng số vốn tiểu dự án. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư các Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên, Hữu Nghị T78, Hữu Nghị 80: Kinh phí phân bổ không quá 49% tổng số vốn tiểu dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện đầu tư Trường Đại học Tân Trào: Kinh phí phân bổ không quá 9% tổng số vốn tiểu dự án. Như vậy, so với Quyết định 39/2021/QĐ-TTg đã sửa đổi kinh phí phân bổ từ không quá 59% xuống còn không quá 43% tổng số vốn tiểu dự án. Đồng thời, bổ sung thêm các Trường: Hữu Nghị T78, Hữu Nghị T80 để Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư) Trước đó, cũng quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư các Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên: Kinh phí phân bổ không quá 33% tổng số vốn tiểu dự án thay vì không quá 49% như hiện tại. Xem chi tiết tại Quyết định 18/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công 2024
Ngày 22/03/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện 24/CĐ-TTg yêu cầu Các cơ quan đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư Công năm 2024. Theo đó, xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Bối cảnh ban hành Công điện Đến hết tháng 02 năm 2024 đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 94,9% kế hoạch; giải ngân ước đạt 9,13% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (6,97%). Tuy nhiên, số vốn chưa phân bổ chi tiết còn khá lớn (khoảng 33 nghìn tỷ đồng) của 21 bộ, cơ quan trung ương và 43 địa phương; có 40 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân 02 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước, trong đó 29 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 (tỷ lệ giải ngân 0%). Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao nhất (trên 95%), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giải ngân vốn đầu tư công 2024. Cụ thể như sau: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chung - Quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội; xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. - Các cơ quan trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; các Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ; các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Quyết định 1603/QĐ-TTg năm 2023 về giao kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2024; Công văn 380/VPCP-KTTH phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung năm 2024 và các văn bản có liên quan. Nhiệm vụ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương - Khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm. Khẩn trương đề xuất phương án xử lý đối với vốn ngân sách trung ương kế hoạch năm 2024 còn lại chưa phân bổ chi tiết. - Thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để quyết liệt đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư Công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đây nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng, có tác động lan tỏa,....đồng thời phải bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí. - Tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn và còn thiếu vốn theo quy định. Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện. - Chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; thực hiện cơ chế phân công, giao trách nhiệm, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. - Tuân thủ kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công. Việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công mang tính cấp bách, được nhà nước xác định ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế theo mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Trung ương, Quốc hội giao.
Sửa đổi mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
Ngày 01/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Theo đó, Quyết định 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 202, cụ thể: Quy định chung: - Tổng vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025 phải bảo đảm mức quy định tại Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình. - Các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương hình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg. Thay vì trước đó, đối với các địa phương không bố trí đủ vốn đối ứng trong năm kế hoạch theo quy định, khi phân bổ kế hoạch năm sau, ngân sách trung ương sẽ trừ tương ứng với số vốn đối ứng còn thiếu của địa phương. (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg) Bên cạnh đó, bãi bỏ quy định “phân bổ cho Ủy ban Dân tộc: Không quá 17% tổng số vốn của tiểu dự án” quy định tại điểm a khoản 2.1, Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phụ lục III. Ngoài ra, tại Tiểu dự án 2 Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc, tại Phục lục IV cũng sửa đổi, bổ sung như sau: Phân bổ vốn đầu tư: Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư các Trường: Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh phí phân bổ không quá 43% tổng số vốn tiểu dự án. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư các Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên, Hữu Nghị T78, Hữu Nghị 80: Kinh phí phân bổ không quá 49% tổng số vốn tiểu dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện đầu tư Trường Đại học Tân Trào: Kinh phí phân bổ không quá 9% tổng số vốn tiểu dự án. Như vậy, so với Quyết định 39/2021/QĐ-TTg đã sửa đổi kinh phí phân bổ từ không quá 59% xuống còn không quá 43% tổng số vốn tiểu dự án. Đồng thời, bổ sung thêm các Trường: Hữu Nghị T78, Hữu Nghị T80 để Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư) Trước đó, cũng quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư các Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên: Kinh phí phân bổ không quá 33% tổng số vốn tiểu dự án thay vì không quá 49% như hiện tại. Xem chi tiết tại Quyết định 18/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.