03 quy định nổi bật hướng dẫn Luật cạnh tranh tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, trong đó nổi bật những nội sau sau đây: 1. Liệt kê rõ ràng những yếu tố xác định thị trường sản phẩm có liên quan Nếu như tại Điều 9 Luật cạnh tranh 2018 chỉ định nghĩa: “Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.” thì Điều 4 Nghị định đã nêu rõ thêm khái niệm thế nào là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Kèm theo đó là việc liệt kê chi tiết những yếu tố để xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Trường hợp việc xác định những thuộc tính có thể thay thế cho nhau là chưa đủ điều kiện để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan thì có thể xem xét thêm 07 yếu tố khác được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về việc xác định thị trường địa lý có liên quan và thị phần. 2. Có 03 tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP là một trong những điều khoản hướng dẫn chi tiết Điều 56 Luật cạnh tranh 2018, trong đó nêu rõ những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh, cụ thể: “1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận. 2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính. 3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.” 3. Hướng dẫn chi tiết việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Điều 13 Luật cạnh tranh 2018 liệt kê 06 yếu tố làm căn cứ để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cụ thể: a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Do đó, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn ứng với từng yếu tố nhằm để việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thống nhất, khách quan và chính xác hơn. *Nghị định 35/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/05/2020./.
Hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng
Điều 32 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: ‘’Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng’’. Các doanh nghiệp độc quyền có thể tự ý áp đặt trong hợp đồng các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Hành vi được thực hiện trong các giao dịch giữa doanh nghiệp độc quyền với khách hàng. Nội dung của hành vi là áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng. Một đặc điểm dễ nhận ra trong những giao dịch này đó chính là sự bất cân xứng về vị trí của các bên. Điều kiện bất lợi là những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông thường các doanh nghiệp độc quyền thường thiết lập giá bốc lột đối với khách hàng khi giao thương về sản phẩm, ngoài ra các doanh nghiệp còn có một số hành vi như thiếp lập và áp đặt mạng lưới phân phối độc quyền cho khách hàng hoặc phân biệt đối xử. Ví dụ về hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng như buộc khách hàng khi thực hiện hợp đồng cần phải thực hiện một hợp đồng phụ khác như mua một sản phẩm, dịch vụ kèm theo của hãng. Bởi vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác trong thị trường này nên vẫn buộc phải chấp nhận.
Bài giảng và học liệu pháp luật cạnh tranh
Các bạn thân mến, Nhằm thuận tiện trong việc nghiên cứu môn Pháp luật Cạnh tranh trong chương trình đào tạo cử nhân Luật, các bạn vui lòng truy cập vào các đường link sau đây để tải về Bài giảng và Học liệu môn học. Bài giảng: được cập nhật đến ngày 12 tháng 12 năm 2018. Bài giảng được thiết kế theo Luật Cạnh tranh 2018 [LCT]. Tuy nhiên đến thời điểm này, LCT 2018 chưa có văn bản hướng dân thi hành, nên sẽ có đối chiếu với LCT 2004 để làm rõ các nội dung có liên quan. Học liệu: Bao gồm các tài liệu tham khảo có liên quan đến các nội dung của môn học, trong đó bao gồm: - Các ấn phẩm của UNCTAD và WorldBank (English). - Hướng dẫn của Bộ tư pháp Hoa Kỳ về Tập trung kinh tế (English). - Các khái niệm kinh tế học (English & Tiếng Việt) - Các bài viết bằng tiếng Việt khác. Hi vọng các bạn tìm thấy những điều thú vị với Pháp luật Cạnh tranh. Nguồn: Ths. Phạm Hoài Huấn - Giảng viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Các bạn tải về tại đây nhé:
Vi phạm pháp luật cạnh tranh không?
Công ty A (có thị phần 30%) mua 70% cổ phần của Công ty B (có thị phần 20%). Như vậy, Công ty A sẽ có quyền kiểm soát Công ty B. Vậy có vi phạm Luật cạnh tranh không? Các bạn cùng thảo luận với.
03 quy định nổi bật hướng dẫn Luật cạnh tranh tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, trong đó nổi bật những nội sau sau đây: 1. Liệt kê rõ ràng những yếu tố xác định thị trường sản phẩm có liên quan Nếu như tại Điều 9 Luật cạnh tranh 2018 chỉ định nghĩa: “Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.” thì Điều 4 Nghị định đã nêu rõ thêm khái niệm thế nào là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Kèm theo đó là việc liệt kê chi tiết những yếu tố để xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Trường hợp việc xác định những thuộc tính có thể thay thế cho nhau là chưa đủ điều kiện để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan thì có thể xem xét thêm 07 yếu tố khác được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể về việc xác định thị trường địa lý có liên quan và thị phần. 2. Có 03 tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP là một trong những điều khoản hướng dẫn chi tiết Điều 56 Luật cạnh tranh 2018, trong đó nêu rõ những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh, cụ thể: “1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận. 2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính. 3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.” 3. Hướng dẫn chi tiết việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Điều 13 Luật cạnh tranh 2018 liệt kê 06 yếu tố làm căn cứ để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cụ thể: a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Do đó, tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn ứng với từng yếu tố nhằm để việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thống nhất, khách quan và chính xác hơn. *Nghị định 35/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/05/2020./.
Hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng
Điều 32 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: ‘’Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng’’. Các doanh nghiệp độc quyền có thể tự ý áp đặt trong hợp đồng các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Hành vi được thực hiện trong các giao dịch giữa doanh nghiệp độc quyền với khách hàng. Nội dung của hành vi là áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng. Một đặc điểm dễ nhận ra trong những giao dịch này đó chính là sự bất cân xứng về vị trí của các bên. Điều kiện bất lợi là những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông thường các doanh nghiệp độc quyền thường thiết lập giá bốc lột đối với khách hàng khi giao thương về sản phẩm, ngoài ra các doanh nghiệp còn có một số hành vi như thiếp lập và áp đặt mạng lưới phân phối độc quyền cho khách hàng hoặc phân biệt đối xử. Ví dụ về hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng như buộc khách hàng khi thực hiện hợp đồng cần phải thực hiện một hợp đồng phụ khác như mua một sản phẩm, dịch vụ kèm theo của hãng. Bởi vì khách hàng không còn sự lựa chọn nào khác trong thị trường này nên vẫn buộc phải chấp nhận.
Bài giảng và học liệu pháp luật cạnh tranh
Các bạn thân mến, Nhằm thuận tiện trong việc nghiên cứu môn Pháp luật Cạnh tranh trong chương trình đào tạo cử nhân Luật, các bạn vui lòng truy cập vào các đường link sau đây để tải về Bài giảng và Học liệu môn học. Bài giảng: được cập nhật đến ngày 12 tháng 12 năm 2018. Bài giảng được thiết kế theo Luật Cạnh tranh 2018 [LCT]. Tuy nhiên đến thời điểm này, LCT 2018 chưa có văn bản hướng dân thi hành, nên sẽ có đối chiếu với LCT 2004 để làm rõ các nội dung có liên quan. Học liệu: Bao gồm các tài liệu tham khảo có liên quan đến các nội dung của môn học, trong đó bao gồm: - Các ấn phẩm của UNCTAD và WorldBank (English). - Hướng dẫn của Bộ tư pháp Hoa Kỳ về Tập trung kinh tế (English). - Các khái niệm kinh tế học (English & Tiếng Việt) - Các bài viết bằng tiếng Việt khác. Hi vọng các bạn tìm thấy những điều thú vị với Pháp luật Cạnh tranh. Nguồn: Ths. Phạm Hoài Huấn - Giảng viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Các bạn tải về tại đây nhé:
Vi phạm pháp luật cạnh tranh không?
Công ty A (có thị phần 30%) mua 70% cổ phần của Công ty B (có thị phần 20%). Như vậy, Công ty A sẽ có quyền kiểm soát Công ty B. Vậy có vi phạm Luật cạnh tranh không? Các bạn cùng thảo luận với.