Nhà chung cư mấy tầng thì thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, có nguy hiểm về cháy nổ?
Hầu như các vụ cháy nhà chung cư hay xảy ra ở các nhà chung cư cao tầng. Nhà chung cư cũng được đánh giá là nơi có nguy hiểm về cháy nổ. Như vậy theo quy định thì nhà chung cư có thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy không, nó có phải là nơi có nguy hiểm về cháy nổ không? Nhà chung cư mấy tầng thì thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, có nguy hiểm về cháy nổ? Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thì tại mục số 2 danh mục có đề cập đến “Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.” Như vậy có thể hiểu tất cả nhà chung cư không phân biệt là cao mấy tầng đều thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP cũng có đề cập đến danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy thì mục số 2 có đề cập đến “Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.” Như vậy, cũng là nhà chung cư nhưng nếu cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên thì sẽ được tính là cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà chung cư là trách nhiệm của ai? Theo khoản 9 Điều 38 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư thì việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là một trong những trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư trong trường hợp dự án nhà chung cư vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Trường hợp, người mua nhà chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ phần nhà chung cư đã mua (điểm i khoản 1 Điều 39 Thông tư này). Phân hạng nhà chung cư và yêu cầu khi phân hạng là gì? Theo Điều 6 Thông tư 31/2016/TT-BXD có quy định về phân hạng nhà chung cư thì hiện nay nhà chung cư được phân thành 03 hạng: Hạng A: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Hạng B: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hạng C: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Yêu cầu khi phân hạng nhà chung cư được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2016/TT-BXD, cụ thể việc phân hạng và công nhận hạng được thực hiện đối với từng tòa nhà chungphải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Có đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 4 của Thông tư này; - Nhà chung cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp (đối với trường hợp yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng); - Nhà chung cư phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có liên quan; - Nhà chung cư đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan, đã được bàn giao đưa vào sử dụng và không vi phạm các quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng; - Nhà chung cư phải không thuộc diện bị phá dỡ, không thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Danh mục cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP). Cụ thể, gồm: 1. Trụ sở làm việc của doanh nghiệp từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Cơ sở hạt nhân, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 3. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 4. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. 5. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 6. Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên. - Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61°C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61°C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên. - Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên. - Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên. - Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên. 7. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 8. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. 9. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. 10. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên. 11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 100 m trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 12. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe tô tô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, cấp II và cấp III; ga hàng hóa đường sắt cấp I và cấp II. 13. Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 14. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 15. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên. 16. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy mô từ 21 giường trở lên.
Nhà chung cư mấy tầng thì thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, có nguy hiểm về cháy nổ?
Hầu như các vụ cháy nhà chung cư hay xảy ra ở các nhà chung cư cao tầng. Nhà chung cư cũng được đánh giá là nơi có nguy hiểm về cháy nổ. Như vậy theo quy định thì nhà chung cư có thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy không, nó có phải là nơi có nguy hiểm về cháy nổ không? Nhà chung cư mấy tầng thì thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, có nguy hiểm về cháy nổ? Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy thì tại mục số 2 danh mục có đề cập đến “Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.” Như vậy có thể hiểu tất cả nhà chung cư không phân biệt là cao mấy tầng đều thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP cũng có đề cập đến danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy thì mục số 2 có đề cập đến “Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.” Như vậy, cũng là nhà chung cư nhưng nếu cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên thì sẽ được tính là cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà chung cư là trách nhiệm của ai? Theo khoản 9 Điều 38 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư thì việc mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là một trong những trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư trong trường hợp dự án nhà chung cư vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Trường hợp, người mua nhà chung cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư thì chủ sở hữu nhà chung cư sẽ có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cháy nổ phần nhà chung cư đã mua (điểm i khoản 1 Điều 39 Thông tư này). Phân hạng nhà chung cư và yêu cầu khi phân hạng là gì? Theo Điều 6 Thông tư 31/2016/TT-BXD có quy định về phân hạng nhà chung cư thì hiện nay nhà chung cư được phân thành 03 hạng: Hạng A: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Hạng B: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hạng C: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Yêu cầu khi phân hạng nhà chung cư được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2016/TT-BXD, cụ thể việc phân hạng và công nhận hạng được thực hiện đối với từng tòa nhà chungphải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Có đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 4 của Thông tư này; - Nhà chung cư được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp (đối với trường hợp yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng); - Nhà chung cư phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có liên quan; - Nhà chung cư đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan, đã được bàn giao đưa vào sử dụng và không vi phạm các quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị công nhận hạng; - Nhà chung cư phải không thuộc diện bị phá dỡ, không thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Danh mục cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP). Cụ thể, gồm: 1. Trụ sở làm việc của doanh nghiệp từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Cơ sở hạt nhân, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 3. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 4. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. 5. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 6. Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên. - Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61°C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61°C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên. - Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên. - Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên. - Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên. 7. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 8. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. 9. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. 10. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên. 11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 100 m trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 12. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe tô tô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, cấp II và cấp III; ga hàng hóa đường sắt cấp I và cấp II. 13. Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 14. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 15. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên. 16. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy mô từ 21 giường trở lên.