Chuyển kho hàng có cần phải thông báo cơ quan hải quan hay không
Khi thực hiện chuyển kho chứa hàng hóa, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu thì có phải thông báo cho cơ quan hải quan hay không. 1. Thủ tục chuyển kho hàng Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công như sau: - Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi; - Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Theo đó, trường hợp thay đổi địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì cần thực hiện thông báo đến cơ quan hải quan theo quy định nêu trên. Ngoài ra, tại cơ sở mới có cần đảm thêm các quy định về đăng ký địa điểm kinh doanh, chi nhánh, điều kiện về PCCC,… 2. Khi kiểm tra cơ sở sản xuất, hải quan có quy định nơi lưu trữ phải có chứng nhận PCCC không? Căn cứ tại khoản 3 Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về nội dung kiểm tra đối với kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất bao gồm: - Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị: + Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; + Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản xuất; kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị. Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm; - Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động; - Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị. Theo đó, nội dung kiểm tra của hải quan nêu trên không bao gồm nội dung kiểm tra về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Việc kiểm tra PCCC được thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp nếu cơ sở của Chị thuộc đối tượng nguy hiểm có khả năng cháy, nổ nhưng không đảm bảo điều kiện theo quy định thì cơ quan hải quan có thể thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra. Theo đó, khi chuyển kho hàng chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu thì cần phải đảm bảo việc thông báo cơ quan hải quan trong thời hạn quy định.
Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có?
Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Căn cứ Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại theo quy định tại Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có đề cập Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Tóm lại, Tài khoản 152 thể hiện những nội dung trên của Bên Nợ và Bên Có.
Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có thể thấy thì hiện nay có rất nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, một câu hỏi đặt ra là người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: - Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; - Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; - Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật. Theo đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/ND-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. - Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm. Nếu hành vi vi phạm trên mà áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không? Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này; - Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này. Như vậy, thì theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hết tất cả các nguyên liệu vi phạm quy định.
Hóa chất là thành phần sản xuất thì có miễn trừ khai báo hóa chất?
Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc có sử dụng hóa chất được pháp luật Việt Nam yêu cầu phải khai báo, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và đúng quy trình. Tuy nhiên, trong trường hợp hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc có được miễn trừ việc khai báo hóa chất hay không? 1. Sản xuất hàng hóa có hóa chất phải đảm bảo nguyên tắc Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có sử dụng nguyên liệu là hóa chất được pháp luật quy định có liên quan ảnh hưởng đến con người, môi trường xung quanh thì phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động hóa chất theo Điều 5 Luật Hóa chất 2007 như sau: - Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội. - Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm. - Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Do đó, các cơ sở kinh doanh có sử dụng hóa chất phải đáp ứng được 03 nguyên tắc trên, đặc biệt là khai báo đầy đủ và chính xác hóa chất với cơ quan có thẩm quyền quản lý. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng hóa chất Bên cạnh việc đảm bảo các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất thì cơ sở sản xuất còn phải không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất theo Điều 7 Luật Hóa chất 2007 như sau: Thứ nhất, nghiêm cấm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định pháp luật. Thứ hai, không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm. Thứ ba, sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng. Thứ tư, sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường. 3. Khi nào phải khai báo hóa chất khi sản xuất, kinh doanh? Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo hóa chất với Bộ Công thương; tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo hóa chất với cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của UBND cấp tỉnh theo Căn cứ Điều 43 Luật Hóa chất 2007. - Nội dung khai báo hóa chất bao gồm: + Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất. + Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ hóa chất. - Hằng năm, cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương về các thông tin khai báo hóa chất tại địa phương. - Chính phủ quy định Danh mục hóa chất phải khai báo. Bộ Công thương quy định biểu mẫu khai báo hóa chất. 4. Trường hợp nào được miễn khai báo hóa chất? Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất cần phải kiểm định khai báo nhưng thuộc Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 82/2022/NĐ-CP) thì được miễn trừ khai báo: - Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp. - Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu. - Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. - Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. - Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. - Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có hàm lượng trong hỗn hợp nhỏ hơn 0,1%. Như vậy, trường hợp hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận thì được miễn trừ việc khai báo hóa chất.
Tổ chức, cá nhân có quyền nhập nhẩu chất thải để làm nguyên liệu sản xuất không?
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hoá cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì vẫn được phép nhưng phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. Căn cứ Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài trong đó có yêu cầu phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: - Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu; - Có giấy phép môi trường; - Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật bảo vệ môi trường 2020 trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác; - Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Về những yêu cầu, điều kiện chi tiết của cơ sở nhập khẩu phế liệu thì bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 45, 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Chuyển kho hàng có cần phải thông báo cơ quan hải quan hay không
Khi thực hiện chuyển kho chứa hàng hóa, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu thì có phải thông báo cho cơ quan hải quan hay không. 1. Thủ tục chuyển kho hàng Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công như sau: - Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi; - Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Theo đó, trường hợp thay đổi địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì cần thực hiện thông báo đến cơ quan hải quan theo quy định nêu trên. Ngoài ra, tại cơ sở mới có cần đảm thêm các quy định về đăng ký địa điểm kinh doanh, chi nhánh, điều kiện về PCCC,… 2. Khi kiểm tra cơ sở sản xuất, hải quan có quy định nơi lưu trữ phải có chứng nhận PCCC không? Căn cứ tại khoản 3 Điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về nội dung kiểm tra đối với kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất bao gồm: - Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị: + Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; + Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản xuất; kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị. Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm; - Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động; - Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị. Theo đó, nội dung kiểm tra của hải quan nêu trên không bao gồm nội dung kiểm tra về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Việc kiểm tra PCCC được thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp nếu cơ sở của Chị thuộc đối tượng nguy hiểm có khả năng cháy, nổ nhưng không đảm bảo điều kiện theo quy định thì cơ quan hải quan có thể thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra. Theo đó, khi chuyển kho hàng chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu thì cần phải đảm bảo việc thông báo cơ quan hải quan trong thời hạn quy định.
Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có?
Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Căn cứ Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại theo quy định tại Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có đề cập Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Tóm lại, Tài khoản 152 thể hiện những nội dung trên của Bên Nợ và Bên Có.
Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có thể thấy thì hiện nay có rất nhiều nguyên liệu không rõ nguồn gốc, một câu hỏi đặt ra là người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây: - Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng; - Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; - Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật. Theo đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/ND-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. - Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/ND-CP là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm. Nếu hành vi vi phạm trên mà áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không? Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 115/2018/ND-CP, có quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau: Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này; - Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này. Như vậy, thì theo quy định trên thì người sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc dùng để chế biến thực phẩm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hết tất cả các nguyên liệu vi phạm quy định.
Hóa chất là thành phần sản xuất thì có miễn trừ khai báo hóa chất?
Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc có sử dụng hóa chất được pháp luật Việt Nam yêu cầu phải khai báo, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và đúng quy trình. Tuy nhiên, trong trường hợp hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc có được miễn trừ việc khai báo hóa chất hay không? 1. Sản xuất hàng hóa có hóa chất phải đảm bảo nguyên tắc Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có sử dụng nguyên liệu là hóa chất được pháp luật quy định có liên quan ảnh hưởng đến con người, môi trường xung quanh thì phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động hóa chất theo Điều 5 Luật Hóa chất 2007 như sau: - Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội. - Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm. - Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Do đó, các cơ sở kinh doanh có sử dụng hóa chất phải đáp ứng được 03 nguyên tắc trên, đặc biệt là khai báo đầy đủ và chính xác hóa chất với cơ quan có thẩm quyền quản lý. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng hóa chất Bên cạnh việc đảm bảo các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất thì cơ sở sản xuất còn phải không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất theo Điều 7 Luật Hóa chất 2007 như sau: Thứ nhất, nghiêm cấm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định pháp luật. Thứ hai, không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm. Thứ ba, sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng. Thứ tư, sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường. 3. Khi nào phải khai báo hóa chất khi sản xuất, kinh doanh? Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo hóa chất với Bộ Công thương; tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo hóa chất với cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của UBND cấp tỉnh theo Căn cứ Điều 43 Luật Hóa chất 2007. - Nội dung khai báo hóa chất bao gồm: + Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất. + Tên, số lượng và nguồn gốc xuất xứ hóa chất. - Hằng năm, cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động hóa chất của UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương về các thông tin khai báo hóa chất tại địa phương. - Chính phủ quy định Danh mục hóa chất phải khai báo. Bộ Công thương quy định biểu mẫu khai báo hóa chất. 4. Trường hợp nào được miễn khai báo hóa chất? Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất cần phải kiểm định khai báo nhưng thuộc Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (bổ sung bởi Nghị định 82/2022/NĐ-CP) thì được miễn trừ khai báo: - Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp. - Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu. - Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. - Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. - Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. - Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có hàm lượng trong hỗn hợp nhỏ hơn 0,1%. Như vậy, trường hợp hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc nhưng đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận thì được miễn trừ việc khai báo hóa chất.
Tổ chức, cá nhân có quyền nhập nhẩu chất thải để làm nguyên liệu sản xuất không?
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hoá cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì vẫn được phép nhưng phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. Căn cứ Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài trong đó có yêu cầu phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: - Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu; - Có giấy phép môi trường; - Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật bảo vệ môi trường 2020 trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác; - Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Về những yêu cầu, điều kiện chi tiết của cơ sở nhập khẩu phế liệu thì bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 45, 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.