Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Ngày 28/03/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/06/2024. Theo đó Thông tư quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu;… trong đó có trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh. Như vậy có thể hiểu truy xuất nguồn gốc hàng hóa là hành động theo dõi, nhận diện và ghi lại thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quá trình vận chuyển của một sản phẩm, đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một khía cạnh quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng và an ninh thực phẩm. Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa như sau: - Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 19đ Nghị định 13/2022/NĐ-CP. - Giao cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai và quản lý truy xuất nguồn gốc tại địa phương; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để khai thác, cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương. + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. + Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt. + Có phương án phù hợp để khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn lực của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. - Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BKHCN. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm là cách thức tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, đồng thời thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong chất lượng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh. Vì vậy, cơ chế quản lý nhà nước đối với truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thúc đẩy thương mại phát triển.
Tìm hiểu nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển thuật ngữ “doanh nghiệp”
Thuật ngữ “doanh nghiệp” lần đầu tiên được nhắc đến là trong Sắc lệnh 104/SL ngày 01 tháng 01 năm 1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trải qua thời kỳ bao cấp với đặc trưng là nền kinh tế tập trung, khái niệm này dần bị quên lãng. Mãi đến khoảng năm 1986, bắt đầu giai đoạn nền kinh tế thị trường, khái niệm “doanh nghiệp” mới được quay lại sử dụng. Khái niệm doanh nghiệp có thể được hiểu trên nhiều góc độ. Ở góc độ kinh tế, doanh nghiệp được hiểu là các tổ chức lấy việc hoạt động thu lợi là hoạt động nghề nghiệp của mình. Ở góc độ pháp lý, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định pháp lý định nghĩa về doanh nghiệp. Trong suốt quá trình lập pháp ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp đã được thay đổi qua nhiều giai đoạn Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020. Luật Công ty 1990 định nghĩa: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh” Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Đến Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm doanh nghiệp dường như được quy định một cách thống nhất và đầy đủ hơn. Theo đó, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Dù khái niệm doanh nghiệp được hiểu ở nhiều góc độ và được quy định khác nhau ở các văn bản pháp luật khác nhau, nhưng tựu trung, ta có thể hiểu doanh nghiệp qua những yếu tố sau: là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Tìm hiểu nguồn gốc và khái niệm Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN đã tồn tại khá lâu đời tại các nước phát triển. Theo nhiều tài liệu cho thấy nó được đặt ra lần đầu vào năm 1799 tại Anh như một nguồn thu tạm thời nhằm trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng kể từ năm 1942. Sau đó, việc áp dụng thuế TNCN dần lan sang các nước lớn mạnh bấy giờ như Nhật (1887), Đức (1899), Mỹ (1913), Pháp (1914), Liên Xô (1922),… và hiện nay đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, thuế TNCN được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành lần đầu tiên vào ngày 27/12/1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và chính thức có hiệu lực ngày 01/04/1991. Theo thời gian, pháp lệnh này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và cuối cùng được thay thế bằng Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Đến thời điểm hiện tại, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã qua các lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2012, năm 2014 và đang có hiệu lực pháp luật. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa đưa ra khái niệm cụ thể về thuế TNCN, tuy nhiên dựa trên những quy định hiện hành có thể hiểu rằng thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh trên thu nhập của từng cá nhân sau khi đã trừ đi các thu nhập được miễn thuế và giảm thuế. Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012, 2014 có thể nhận thấy rằng thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam thì toàn bộ thu nhập dù phát sinh ở trong nước hay nước ngoài đều phải đem xét thu nhập chịu thuế; thứ hai, cá nhân phải nộp thuế TNCN tương ứng với toàn bộ thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt có cư trú hay không cư trú tại Việt Nam. Vì là loại thuế trực thu và có diện đánh thuế rộng cho nên kỹ thuật tính thuế TNCN có phần phức tạp, phải bám sát vào hoàn cảnh của cá nhân, chính sách kinh tế - xã hội từng giai đoạn cụ thể và phải áp dụng phương pháp lũy tiến nhằm đảm bảo công bằng theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Mua hàng trên mạng về kinh doanh, làm sao chứng minh nguồn gốc là hợp pháp?
Chào luật sư! Tôi đang kinh doanh hộ gia đình trong lĩnh vực mua bán, sửa chữa máy tính, máy in. Linh kiện thường mua nhỏ lẻ trên các trang thương mại điện tử. Vậy nếu QLTT yêu cầu tôi chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chứng từ hợp lệ thì tôi phải làm thế nào là hợp pháp? Cám ơn luật sư.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trà sữa nhà làm
Trà sữa là thức uống yêu thích của giới trẻ hiện nay, vì thế nhiều người đổ xô đi bán trà sữa. Nhiều nơi vì lợi nhuận, kinh doanh những loại trà sữa kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong thời gian qua, không ít thông tin phản ánh trà sữa chứa nhiều chất hóa học ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, các thông tin này không làm trà sữa “giảm nhiệt”, vẫn tấp nập người mua. Trà sữa không rõ nguồn gốc khắp nơi Đa số các loại thạch, trân châu được bỏ sẵn trong các chai, lọ, khi người khác gọi chỉ cần bỏ những hạt này vào ly trà sữa và mang ra cho người mua. Với giá rất rẻ khoảng, một số nơi dùng các loại thạch, trân châu đầy đủ màu sắc, không rõ nguồn gốc cho vào ly trà sữa và có một số tự xưng là “trà sữa nhà làm”, “trà sữa Đài Loan” nhưng thực chất những loại hạt này hoàn toàn chưa rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định chất lượng. Ngoài những loại hạt trân châu, thạch không rõ nguồn gốc chất lượng, một số nơi còn dùng bột hóa chất để pha thành trà sữa. Chỉ cần mua loại bột này với giá chỉ vài chục ngàn thì pha được vô số ly trà sữa. Với phương thức này người bán có thể thu được khoảng lợi nhuận “kinh khủng”. Cụ thể, chỉ tốn khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg bột trà sữa có đủ các hương vị, 15.000 – 17.000 đồng/gói trân châu đã có thể làm ra khoảng 20 ly trà sữa. Tiếp đó, ống hút, ly nhựa, màng bọc miệng ly được bán theo lô với giá rất rẻ ở các chợ đầu mối. Các loại máy dập màng ly, máy lắc trà sữa... đều được rao bán rầm rộ với giá từ 150.000 ngàn đến 1 triệu đồng/máy. Như vậy, ước tính giá gốc của mỗi ly trà sữa trân châu không thể vượt quá 3.000 đồng/ly. Trong khi đó, vào thời điểm hưng thịnh nhất, trà sữa trân châu được bán với giá phổ biến từ 8.000 – 12.000 đồng/ly tùy kích cỡ. Người bán có thể thu lời gấp đôi, thậm chí gấp ba từ mỗi ly trà sữa đơn giản này. Nghe “nhà làm” càng thu hút khách Hiện nay, hàng loạt quán trà sữa mọc thêm bảng hiệu “trà sữa nhà làm”, “trà sữa nhà làm, nói không hóa chất”, “trà sữa nhà làm mẹ tôi” … Lời quảng cáo này hóa ra càng khiến khách hàng tin tưởng, còn cửa hàng kinh doanh thì hốt bạc. Vấn đề đặt ra là những thứ như nước trà sữa được pha từ trà và sữa, còn riêng thạch phô mai, rau câu, hạt trân châu… đều tự chế biến nhưng tất cả đều có màu xanh, đỏ, tím, vàng… trông không hề tự nhiên. Trà sữa làm tại nhà nhưng quan trọng là nguyên liệu để chế biến gồm trà, đường, sữa, màu… được mua từ đâu, có rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ hay không? Chẳng hạn, để làm ra thạch phô mai, hạt rau câu để bỏ vào trà sữa cần phải có đường, màu (xanh, đỏ, tím, vàng), cà phê, bột béo… vậy đường đó là đường gì? Màu từ thiên nhiên rau, củ, quả hay ống màu mua ở chợ? Nếu quả thật màu từ thiên nhiên sẽ bán không lời, còn màu ở chợ thì thạch rau câu đó đầy rẫy nguy cơ. Vì vậy, nguyên liệu chế biến trà sữa rất quan trọng, nếu không rõ nguồn gốc thì rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu dùng thường xuyên các phẩm màu, hương liệu thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây tổn thương chức năng gan, thận; thậm chí là suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu. Quy định xử lý những nơi kinh doanh trà sữa kém chất lượng Căn cứ vào khoản 1, Điều 6 Luật an toàn thực phẩm quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Việc kinh doanh trà sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự thì bị “xử phạt hành chính” theo quy định tại Nghị định 178/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nếu người này bị thiệt hại do sử dụng trà sữa kém chất lượng gây ra.
Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Ngày 28/03/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/06/2024. Theo đó Thông tư quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu;… trong đó có trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh trong quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là gì? Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh. Như vậy có thể hiểu truy xuất nguồn gốc hàng hóa là hành động theo dõi, nhận diện và ghi lại thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quá trình vận chuyển của một sản phẩm, đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm. Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một khía cạnh quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng và an ninh thực phẩm. Trách nhiệm của Ủy ban cấp tỉnh Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa như sau: - Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 19đ Nghị định 13/2022/NĐ-CP. - Giao cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định tại Khoản 13 Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai và quản lý truy xuất nguồn gốc tại địa phương; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để khai thác, cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương. + Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. + Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt. + Có phương án phù hợp để khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn lực của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. - Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BKHCN. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm là cách thức tạo lòng tin đối với người tiêu dùng, đồng thời thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong chất lượng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh. Vì vậy, cơ chế quản lý nhà nước đối với truy xuất nguồn gốc hàng hóa tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thúc đẩy thương mại phát triển.
Tìm hiểu nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển thuật ngữ “doanh nghiệp”
Thuật ngữ “doanh nghiệp” lần đầu tiên được nhắc đến là trong Sắc lệnh 104/SL ngày 01 tháng 01 năm 1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trải qua thời kỳ bao cấp với đặc trưng là nền kinh tế tập trung, khái niệm này dần bị quên lãng. Mãi đến khoảng năm 1986, bắt đầu giai đoạn nền kinh tế thị trường, khái niệm “doanh nghiệp” mới được quay lại sử dụng. Khái niệm doanh nghiệp có thể được hiểu trên nhiều góc độ. Ở góc độ kinh tế, doanh nghiệp được hiểu là các tổ chức lấy việc hoạt động thu lợi là hoạt động nghề nghiệp của mình. Ở góc độ pháp lý, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định pháp lý định nghĩa về doanh nghiệp. Trong suốt quá trình lập pháp ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp đã được thay đổi qua nhiều giai đoạn Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020. Luật Công ty 1990 định nghĩa: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh” Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Đến Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm doanh nghiệp dường như được quy định một cách thống nhất và đầy đủ hơn. Theo đó, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Dù khái niệm doanh nghiệp được hiểu ở nhiều góc độ và được quy định khác nhau ở các văn bản pháp luật khác nhau, nhưng tựu trung, ta có thể hiểu doanh nghiệp qua những yếu tố sau: là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Tìm hiểu nguồn gốc và khái niệm Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN đã tồn tại khá lâu đời tại các nước phát triển. Theo nhiều tài liệu cho thấy nó được đặt ra lần đầu vào năm 1799 tại Anh như một nguồn thu tạm thời nhằm trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng kể từ năm 1942. Sau đó, việc áp dụng thuế TNCN dần lan sang các nước lớn mạnh bấy giờ như Nhật (1887), Đức (1899), Mỹ (1913), Pháp (1914), Liên Xô (1922),… và hiện nay đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, thuế TNCN được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành lần đầu tiên vào ngày 27/12/1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và chính thức có hiệu lực ngày 01/04/1991. Theo thời gian, pháp lệnh này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và cuối cùng được thay thế bằng Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Đến thời điểm hiện tại, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã qua các lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2012, năm 2014 và đang có hiệu lực pháp luật. Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa đưa ra khái niệm cụ thể về thuế TNCN, tuy nhiên dựa trên những quy định hiện hành có thể hiểu rằng thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh trên thu nhập của từng cá nhân sau khi đã trừ đi các thu nhập được miễn thuế và giảm thuế. Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012, 2014 có thể nhận thấy rằng thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam thì toàn bộ thu nhập dù phát sinh ở trong nước hay nước ngoài đều phải đem xét thu nhập chịu thuế; thứ hai, cá nhân phải nộp thuế TNCN tương ứng với toàn bộ thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt có cư trú hay không cư trú tại Việt Nam. Vì là loại thuế trực thu và có diện đánh thuế rộng cho nên kỹ thuật tính thuế TNCN có phần phức tạp, phải bám sát vào hoàn cảnh của cá nhân, chính sách kinh tế - xã hội từng giai đoạn cụ thể và phải áp dụng phương pháp lũy tiến nhằm đảm bảo công bằng theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Mua hàng trên mạng về kinh doanh, làm sao chứng minh nguồn gốc là hợp pháp?
Chào luật sư! Tôi đang kinh doanh hộ gia đình trong lĩnh vực mua bán, sửa chữa máy tính, máy in. Linh kiện thường mua nhỏ lẻ trên các trang thương mại điện tử. Vậy nếu QLTT yêu cầu tôi chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chứng từ hợp lệ thì tôi phải làm thế nào là hợp pháp? Cám ơn luật sư.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trà sữa nhà làm
Trà sữa là thức uống yêu thích của giới trẻ hiện nay, vì thế nhiều người đổ xô đi bán trà sữa. Nhiều nơi vì lợi nhuận, kinh doanh những loại trà sữa kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong thời gian qua, không ít thông tin phản ánh trà sữa chứa nhiều chất hóa học ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, các thông tin này không làm trà sữa “giảm nhiệt”, vẫn tấp nập người mua. Trà sữa không rõ nguồn gốc khắp nơi Đa số các loại thạch, trân châu được bỏ sẵn trong các chai, lọ, khi người khác gọi chỉ cần bỏ những hạt này vào ly trà sữa và mang ra cho người mua. Với giá rất rẻ khoảng, một số nơi dùng các loại thạch, trân châu đầy đủ màu sắc, không rõ nguồn gốc cho vào ly trà sữa và có một số tự xưng là “trà sữa nhà làm”, “trà sữa Đài Loan” nhưng thực chất những loại hạt này hoàn toàn chưa rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định chất lượng. Ngoài những loại hạt trân châu, thạch không rõ nguồn gốc chất lượng, một số nơi còn dùng bột hóa chất để pha thành trà sữa. Chỉ cần mua loại bột này với giá chỉ vài chục ngàn thì pha được vô số ly trà sữa. Với phương thức này người bán có thể thu được khoảng lợi nhuận “kinh khủng”. Cụ thể, chỉ tốn khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg bột trà sữa có đủ các hương vị, 15.000 – 17.000 đồng/gói trân châu đã có thể làm ra khoảng 20 ly trà sữa. Tiếp đó, ống hút, ly nhựa, màng bọc miệng ly được bán theo lô với giá rất rẻ ở các chợ đầu mối. Các loại máy dập màng ly, máy lắc trà sữa... đều được rao bán rầm rộ với giá từ 150.000 ngàn đến 1 triệu đồng/máy. Như vậy, ước tính giá gốc của mỗi ly trà sữa trân châu không thể vượt quá 3.000 đồng/ly. Trong khi đó, vào thời điểm hưng thịnh nhất, trà sữa trân châu được bán với giá phổ biến từ 8.000 – 12.000 đồng/ly tùy kích cỡ. Người bán có thể thu lời gấp đôi, thậm chí gấp ba từ mỗi ly trà sữa đơn giản này. Nghe “nhà làm” càng thu hút khách Hiện nay, hàng loạt quán trà sữa mọc thêm bảng hiệu “trà sữa nhà làm”, “trà sữa nhà làm, nói không hóa chất”, “trà sữa nhà làm mẹ tôi” … Lời quảng cáo này hóa ra càng khiến khách hàng tin tưởng, còn cửa hàng kinh doanh thì hốt bạc. Vấn đề đặt ra là những thứ như nước trà sữa được pha từ trà và sữa, còn riêng thạch phô mai, rau câu, hạt trân châu… đều tự chế biến nhưng tất cả đều có màu xanh, đỏ, tím, vàng… trông không hề tự nhiên. Trà sữa làm tại nhà nhưng quan trọng là nguyên liệu để chế biến gồm trà, đường, sữa, màu… được mua từ đâu, có rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ hay không? Chẳng hạn, để làm ra thạch phô mai, hạt rau câu để bỏ vào trà sữa cần phải có đường, màu (xanh, đỏ, tím, vàng), cà phê, bột béo… vậy đường đó là đường gì? Màu từ thiên nhiên rau, củ, quả hay ống màu mua ở chợ? Nếu quả thật màu từ thiên nhiên sẽ bán không lời, còn màu ở chợ thì thạch rau câu đó đầy rẫy nguy cơ. Vì vậy, nguyên liệu chế biến trà sữa rất quan trọng, nếu không rõ nguồn gốc thì rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu dùng thường xuyên các phẩm màu, hương liệu thời gian tích tụ lâu dài sẽ gây tổn thương chức năng gan, thận; thậm chí là suy gan, thận ở những cơ địa trẻ có đề kháng yếu. Quy định xử lý những nơi kinh doanh trà sữa kém chất lượng Căn cứ vào khoản 1, Điều 6 Luật an toàn thực phẩm quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Việc kinh doanh trà sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự thì bị “xử phạt hành chính” theo quy định tại Nghị định 178/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nếu người này bị thiệt hại do sử dụng trà sữa kém chất lượng gây ra.