Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12 giờ ngày 18/9
Hồi 20 giờ 00 phút ngày 17/9/2024, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công điện khẩn 03/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Trong đó, cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12 giờ ngày 18/9. Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi gửi: - Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh; - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi; - Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố. - Ban Quản lý dự án 2 - Bộ Giao thông vận tải; - Công ty Điện lực Quảng Ngãi, Công ty truyền tải điện Quảng Ngãi; - Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Ngãi, Chủ các hồ chứa thuỷ điện. - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi. Diễn biến áp thấp nhiệt đới mới nhất Tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 đã nêu tình hình diễn biến áp thấp nhiệt đới mới nhất như sau: Theo bản tin của Đài Khí tượng Thuỷ văn Quảng Ngãi, hồi 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h về hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Do ảnh hưởng của ATNĐ sau mạnh lên thành bão, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Khả năng từ ngày 18 - 19/9, vùng biển Quảng Ngãi sẽ gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động; trên đất liền sẽ có đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa từ 80-150 mm, có nơi mưa lớn hơn 200mm. Theo đó, hiện nay áp thấp nhiệt đới đang tiến gần vào hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12 giờ ngày 18/9 Tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu đối với công tác đảm bảo an toàn tàu, thuyền, lồng bè và gió mạnh như sau: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi theo chức năng, nhiệm vụ được giao: - Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, bão; tổ chức kiểm đếm; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ, bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: 15,0N - 19,0N; phía Đông kinh tuyến 112.5E. - Quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền. Cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định (theo bản tin của Đài Khí tượng Thuỷ văn Quảng Ngãi). - Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các tàu, thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Thống kê đầy đủ, cụ thể thông tin gồm: Tên phương tiện, số lao động, vị trí, tình hình liên lạc, hướng di chuyển của các tàu thuyền đang ở khu vực nguy hiểm của bão, gửi về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong các báo cáo nhanh hằng ngày để theo dõi, chỉ đạo. - Thông báo, hướng dẫn và kêu gọi các chủ lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản trên sông, biển khẩn trương di chuyển đến nơi an toàn. - Thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân gia cố nhà ở để đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra; khẩn trương tổ chức chặt tỉa các cành cây có nguy cơ gãy, ngã đổ để đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình cơ sở hạ tầng (nhất là các cây xanh cảnh quan trong khu vực nội thành, nội thị tại các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi và trên các tuyến đường giao thông chính). Theo đó, để hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra và chủ động trong phòng tránh bão, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định. Các trường học chủ động cho nghỉ học tuỳ theo diễn biến thời tiết để đảm bảo an toàn Cũng tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024, đối với ứng phó mưa lớn, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan, ban, ngành các nội dung chủ động ứng phó, trong đó đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục trước, trong và sau lũ, nhất là tại các cơ sở giáo dục vùng cao, vùng có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất. Tùy theo diễn biến thời tiết, chủ động thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn tuyệt đối về người. Theo đó, các trường học sẽ chủ động cho nghỉ học để đảm bảo an toàn tuyệt đối tuỳ theo tình hình diễn biến thời tiết. Xem toàn văn Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/18/congdien-quang-ngai.pdf
Các tỉnh/thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3 Yagi
Trước diễn phức tạp và mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3, một số tỉnh/thành đã quyết định cho học sinh nghỉ học để tránh bão như: Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hải Phòng,... TP. Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Dương đã quyết định cho học sinh nghỉ học Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Riêng tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và TP. Hải Phòng đã thực hiện cấm biển. Theo đó, sáng 6/9, Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình thông báo cho trẻ mầm non và học sinh nghỉ học vào ngày 7/9. Thái Bình, Nam Định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay đến hết ngày 7/9. Ngoài ra, Thái Bình đã cấm biển từ 5h sáng nay. Đặc biệt, Phú Thọ yêu cầu không tổ chức bất kỳ hoạt động giáo dục nào đến ngày 8/9. Bắc Giang: Học sinh nghỉ học ngày 7/9 Tại công văn chỉ đạo các đơn vị chủ động ứng phó với bão số 3, Sở GD&ĐT Bắc Giang quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão. Riêng chiều thứ Sáu (ngày 6/9) tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão và thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến của bão YAGI, ứng trực 24/24 giờ. Thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời giao thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình trường học và di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Khẩn trương khắc phục các thiệt hại (nếu có); dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới. LƯU Ý: Một số biện pháp phòng tránh trước, trong và sau bão số 3 (Yagi) Quảng Ninh: căn cứ tình hình mưa, bão để quyết định cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT căn cứ tình mưa, bão chủ động chỉ đạo học sinh các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhất là vùng ven biển, sông, suối, đập, đê điều... để chủ động các biện pháp phòng tránh. Hải Phòng: Các trường được sử dụng làm nơi di dời sẽ nghỉ học từ 12h ngày 6/9, còn lại nghỉ từ ngày 7/9/2024 Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng chỉ đạo các trường học có Kế hoạch làm nơi để di dân đến tạm lánh, cho học sinh nghỉ học từ 12h ngày 6/9, các trường học còn lại cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9/2024 đến khi bão tan. Thái Bình: Học sinh được nghỉ học ngày 6/9 đến 7/9 Học sinh Thái Bình được nghỉ học thứ Sáu ngày 6/9 và thứ Bảy ngày 7/9 để tránh bão số 3. Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Thái Bình tại văn bản số 1001/SGDĐT-VP, các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường học có sự cố xảy ra. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Công văn số 1000/SGDĐT-KHTC của Sở GD&ĐT về việc phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024. Trong đó có việc kiểm tra lại toàn bộ nhà ở, phòng học, kho..., có các hình thức phù hợp để chằng chống cây cối, nhà cửa..., chú ý tới các công trình đang xuống cấp, đang xây dựng. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão và một số nhu yếu phẩm cần thiết để đề phòng các diễn biến phức tạp của bão. Di chuyển các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa... đến nơi an toàn. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường khẩn trương khắc phục các thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau cơn bão, bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh trong trường học. Hà Nội: Học sinh nghỉ học (kể cả học thêm) từ 7/9 Sáng nay (6/9), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3). Tại cuộc họp, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không tổ chức học, kể cả học thêm vào thứ Bảy ngày 7/9. Thanh Hóa: Học sinh nghỉ học từ chiều 6/9 - 8/9 Do mưa to gió lớn, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động tại trường bắt đầu từ chiều ngày 6/9 đến hết ngày 8/9. Học sinh sẽ trở lại trường học bình thường vào thứ hai (ngày 9/9). Nếu cơn bão số 3 có diễn biến phức tạp hơn, Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa sẽ thông báo sau. Vĩnh Phúc: Học sinh nghỉ học từ 7/9 Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GD-ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy (7/9); không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9). Sở yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp nhằm đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học. Cùng đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. Bố trí bộ phận thường trực để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra các sự cố khẩn cấp, bất thường. Hải Dương: Học sinh nghỉ từ 7/9 Sở GD-ĐT Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học vào Thứ Bảy ngày 7/9; bố trí học bù vào thời gian phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học. Tiếp tục cập nhật... Bão số 3 (Siêu bão YAGI) giật trên cấp 17, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 300 km Bão số 3 được xem là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 10 năm trở lại đây. Vào sáng 5/9, bão đã mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực bắc Biển Đông có sóng biển cao 7 - 9m, vùng gần tâm bão 10 - 12m, biển động dữ dội. Hồi 07 giờ ngày 06/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo, khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hóa) - 1m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng 7/9. Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn. Trước đó, ngày 3/9, bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Sáng 5/9, bão số 3 tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão). Cập nhật liên tục thông tin về Bão số 3 tại: Cập nhật tin bão khẩn cấp: Cơn bão số 3 - siêu bão YAGI và ác chỉ đạo ứng phó Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ)
Xem xét cho trẻ mẫu giáo, tiểu học nghỉ học nếu không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục
Khuyến cáo có thể xem xét cho trẻ mẫu giáo, trường tiểu học nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Theo Thông tin được đăng trên trang Chính phủ thì Bộ Y tế, tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu hiện nay cho thấy, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Trong thời gian qua, tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân, giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe. Theo đó, Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp. Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI). Chỉ số này được tính theo thang điểm (6 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Cụ thể, khoảng giá trị AQI từ 0-50 là chất lượng không khí tốt; giá trị từ 51-100 là chất lượng không khí trung bình; giá trị từ 101-150 là chất lượng không khí kém; giá trị từ 151-200 là chất lượng không khí xấu; giá trị từ 201-300 là chất lượng không khí rất xấu; giá trị từ 301-500 là chất lượng không khí nguy hại. Với các khoảng giá trị AQI trên, Cục Quản lý môi trường y tế đã đưa ra các khuyến cáo tương ứng. Trong đó, các khuyến cáo chung tới người dân chủ động dự phòng để bảo vệ sức khoẻ khi chất lượng không khí xấu là hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải. Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với những người nhạy cảm, Bộ Y tế khuyến cáo cần tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị. Người dân nên thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng… Đặc biệt, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301- 500), ngoài những khuyến cáo trên, Bộ Y tế khuyến cáo đặc biệt đối với những người nhạy cảm, cần tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà; đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị. Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, Bộ Y tế khuyến có thể xem xét cho học sinh nghỉ học, nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp. Nguồn Chính phủ
Ứng phó bão KOINU vào đất liền có thể cho học sinh nghỉ học tránh bão
Ngày 06/10/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa có Công điện 1687/CĐ-BGDĐT năm 2023 tải về việc chủ động ứng phó với bão KOINU trên Biển Đông. Theo đó, chỉ đạo Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa thực hiện công tác ứng phó với bão Koinu như sau: Tình hình dự báo bão Koinu trực tiếp đổ bộ đất liền trong thời gian sắp tới Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 01 giờ ngày 04/10, vị trí tâm bão Koinu ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 124,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc), cách đảo Đài Loan khoảng 330km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Do ảnh hưởng của bão Koinu, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15, biển động dữ dội. Dự báo trong 24 giờ tới, bão Koinu di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ nhanh, nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trên diện rộng. Nhiệm vụ thực hiện ứng phó bão Koinu trước và sau khi hết bão Để chủ động ứng phó với bão Koinu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa nghiêm túc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Công văn số 368/VPTT năm 2023 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão, ứng trực 24/24 giờ; rà soát các địa điểm xung yếu, những nơi dễ sạt lở đất, ngập lụt để chủ động phòng ngừa; giữ liên hệ thường xuyên với cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra. - Lên phương án đảm bảo an toàn các hoạt động trong nhà trường, trong trường hợp cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học. Khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp; phòng ngừa dịch bệnh sau mưa lũ. - Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; chủ động di dời bàn ghế, máy móc, thiết bị, tài liệu, hồ sơ đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, mất mát. - Liên tục cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ GD&ĐT theo địa chỉ: Vụ Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT - số 35 Đại cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (người liên hệ ông Trần Gia Khánh, chuyên viên Vụ Cơ sở vật chất, điện thoại 0917710440) để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Chi tiết Công điện 1687/CĐ-BGDĐT năm 2023 tải ban hành ngày 06/10/2023.
Hà Nội: Cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C
Ngày 19/12/2022, Sở GDĐT TP. Hà Nội đã có Công văn 4465/SGDĐT-CTTT-KHCN về việc phòng, chống rét cho học sinh. Theo đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm. Để đảm bảo sức khỏe phòng, chống rét cho học sinh. Cụ thể, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường học, cấp cơ sở giáo dục cho học sinh nghỉ học chống rét theo nội dung sau: Thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bàn tin dự báo thời tiết vào 06 giờ sáng hàng ngày trên: - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1). - Đài Phát thanh. - Truyền hình Hà Nội (kênh Hl). Căn cứ vào thông tin này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị, trường học, các cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học. - Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C. - Học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°c. Đồng thời, kiểm tra và sửa chữa kịp thời của các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm bào đảm cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Đối với các trường, nhóm lớp mầm non cần bào đàm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ em. Ngoài ra, không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; các trường học, cơ sở giáo dục phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở các em mặc đủ ấm; nhà trường không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày trời rét. Lưu ý: Trong những ngày rét đậm, rét hại căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết đề học sinh được vào học. Sở GDĐT đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xà, trung tâm GDNN-GDTX và các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục nghiêm túc triển khai thực hiện những nội dung trên. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đợt không khí lạnh cường độ mạnh bắt đầu ảnh hưởng tới miền Bắc từ 17/12/2022. Trời chuyển rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung bình ngày từ 15 và 13 độ C trở xuống). Tại bản tin lúc 15h30, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc vào đêm 20/12, vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 6 độ. Xem thêm Công văn 4465/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 19/12/2022.
Cập nhật: 10 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học
Để phòng tránh dịch, nhiều địa phương đã đóng cửa tạm thời các cơ sở giáo dục đồng thời yêu cầu học sinh, cha mẹ phụ huynh, giáo viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, tránh tụ tập nơi đông người. 1. Quảng Trị Sáng ngày 2/8, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra công điện hỏa tốc với thông báo: Các hoạt động tại các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy thêm, học thêm, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống, trung tâm tư vấn du học trên địa bàn sẽ tạm dừng bắt đầu từ ngày 2/8 cho đến khi có thông báo mới. 2. Phú Yên Tối ngày 1/8, ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên đã ký văn bản yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng các hoạt động dạy và học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, kể từ ngày 1/8, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm, kỹ năng sống sẽ tạm dừng hoạt động dạy và học. Riêng học sinh khối 12 được phép tổ chức ôn luyện đến ngày 5/8 nhưng phải đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Cùng ngày, tỉnh Thái Bình cũng đã họp khẩn khi phát hiện 1 ca nhiễm ở xã Hòa Tiến (huyện Hưng Hà) có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 522 ở Quảng Nam. Sau đó, huyện Hưng Hà đã chỉ đạo tạm thời đóng cửa trường học mầm non, dừng các hoạt động đông người, đồng thời thực hiện giãn cách xã hội toàn xã Hòa Tiến. Ở một số tỉnh thành, học sinh đã được yêu cầu tạm dừng việc học hè để phòng tránh dịch Covid-19. (Ảnh minh họa) Trước đó, đã có 8 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trước tình hình dịch Covid-19 là: 3. Thừa Thiên Huế Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tạm dừng việc tập trung học sinh, học viên dưới mọi hình thức tại các trung tâm, các cơ sở giáo dục có tổ chức các hoạt động dạy học trong thời gian hè (ngoại trừ học sinh khối 12 đang ôn thi tốt nghiệp THPT và tham gia kỳ thi THPT năm 2020). 4. Quảng Nam Tạm dừng các hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống và các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh. Quán triệt để học sinh lớp 12 thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh phòng dịch, dành thời gian tập trung ôn tập tại nhà để dự thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt nhất. 5. Quảng Ngãi Từ chiều ngày 26/7, các đơn vị và cơ sở giáo dục phải cho trẻ mầm non nghỉ học và tạm dừng tất cả hoạt động dạy thêm để phòng chống dịch. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, các trường vẫn tổ chức ôn tập bình thường và các điểm thi có trách nhiệm thực hiện nghiêm hoạt động phòng chống dịch Covid-19. 6. Đà Nẵng Học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các cơ sở dạy thêm học thêm... nghỉ học. Ngoài ra tất cả các hoạt động tập trung học sinh, học viên từ 13h ngày 26/7 phải dừng lại cho đến khi có thông báo tiếp theo. Các trường đại học ngoài công lập căn cứ tình hình thực tế và chỉ đạo của Bộ chủ quản để quyết định việc tập trung sinh viên, học viên. 7. Hải Phòng Không tổ chức cho học sinh học hè trong tháng 7 và tháng 8 theo kế hoạch hè đã ban hành. Riêng 2 đối tượng là học sinh lớp 12 và trẻ mầm non thực hiện theo cách sau: Các lớp ôn tập lớp 12 phải được các thầy cô theo dõi chặt chẽ sức khỏe, nếu phát hiện học sinh có dấu hiệu bất thường phải báo ngay với cơ quan quản lý. 8. Vĩnh Long Trước diễn biến phức tạp do dịch COVID-19, Sở GD&ĐT Vĩnh Long thông báo tạm ngưng tổ chức dạy hè cho trẻ năm học 2019 - 2020 ở các trường mầm non và mẫu giáo trong toàn tỉnh để phòng chống dịch. 9. Bình Định Sở đã quyết định tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, không được tổ chức lớp dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 đang trong nghỉ hè. Với ngành mầm mon thì tiếp tục dạy và học bình thường. Riêng đối với học sinh lớp 12 đang học tập và ôn thi thì trường vẫn tiếp tục thực hiện cho học sinh. 10. Nghệ An Ngày 29/7, Sở GD-ĐT Nghệ An đã có văn bản yêu cầu cơ sở giáo dục mầm non tạm dừng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong dịp hè cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, tỉnh cũng có văn bản nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong dịp hè dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong dịp hè là hoạt động tự nguyện và đã nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Theo Báo Gia đình & Xã hội
Tổng hợp những quy định về phòng, chống Covid-19 liên quan đến trường học, học sinh
Hôm nay 22-4 là ngày cuối cùng thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành. Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà dự kiến sẽ có một số nơi sẽ cho học sinh đi học lại trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số văn bản hướng dẫn những việc cần làm để phòng chống dịch Covid 19 trong trường hợp, học sinh. Mọi người cùng tham khảo: 1. Công văn 476/MT-VP về danh mục những việc cần làm để phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học. Theo đó, ban hành danh mục những việc cần thực hiện của nhà trường, giáo viên, bảo vệ nhà trường, nhân viên y tế tại trường học, học sinh, cha mẹ học sinh để phòng tránh mắc bệnh COVID-19, bao gồm: - Những việc học sinh cần làm tại nhà - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc học sinh cần làm tại trường - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc giáo viên cần thực hiện khi học sinh đi học - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc bảo vệ nhà trường cần thực hiện - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc nhân viên y tế tại trường học cần thực hiện - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc nhà trường cần thực hiện khi học sinh đi học - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc nhà trường cần thực hiện trước khi học sinh quay trở lại học - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19. 2. Công văn 550/BGDĐT-GDTC về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học do Bộ GD&ĐT ban hành. 3. Công văn 1244/BYT-MT năm 2020 về hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học 4. Công văn 914/BYT-MT năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá 5. Công văn 2234/BYT-MT về việc triển khai phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Bạn nào có văn bản nào thì chia sẻ nhé!
Công văn cho học sinh, sinh viên nghỉ học cổ vũ U23 VN - CÔNG VĂN GIẢ - Tội gì?
Trên mạng xã hội đang truyền nhau một công văn giả mà nội dung là công văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Trường Đại học, Trung học cho học sinh, sinh viên nghỉ học để cổ vũ bóng đá, trận Chung kết Giải vô địch bóng đá U23 Châu Á giữa VIỆT NAM và UZBEKISTAN. Nội dung được viết có vẻ rất thật: "Thực hiện công điện chiều 23/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ cho Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam về việc chúc mừng chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam trước U23 Quatar. Đúng 15h ngày 27/1/2018, U23 Việt Nam đá trận chung kết với U23 Uzbekistan. Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT, các đại học, học viện; các trường đại học và cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm cho sinh viên, học sinh nghỉ học chiều ngày 27/1/2018 để cổ vũ cho đội nhà và có kế hoạch dạy bù vào thời gian thích hợp." THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) Hành vi này có thể bị Luật Hinh sự điều chỉnh bởi Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó người thực hiện hành vi nêu trên có thể phải bị phạt tiền lên đến 100.000.000đ (một trăm triệu đồng). Thậm chí là tùy vào mức độ ảnh hưởng của hành vi thì người thực hiện có thể chịu hình phạt tù lên đến 7 năm. Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đề xuất cho nghỉ làm, nghỉ học từ 15h ngày 23/01/2018 đến hết 24/01/2018
Với lý do rằng: - Thứ nhất, để cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam - Thứ hai, nếu đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng thì rất có thể sẽ xảy ra tình trạng các bạn trẻ đi bão, gây ùn tắc giao thông và nghiêm trọng hơn các bạn có tinh thần quá phấn khích dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người và an ninh, trật tự xã hội. Nhưng làm sao để đề xuất này được chấp thuận các bạn nhỉ? Ai có cao kiến góp ý cho mình với.
Cho nghỉ học – không dạy bù có vi phạm?
Hôm nay, tình cờ mình đọc được bài báo “Học sinh cả trường nghỉ học để giáo viên đi ăn cưới”, sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh thì lịch nghỉ vẫn được thực hiện, trước đó cũng có hứa hẹn sẽ dạy bù nhưng sau đó không thấy tổ chức việc dạy bù. Hơn nữa, đây lại là trường mầm non thì việc nghỉ học của các học sinh ảnh hưởng ít nhiều đến công việc làm ăn của cha mẹ các em. Đọc bài này, mình nghĩ đến thời đi học, ngày trước còn nhỏ mỗi lần thầy cô bận việc gì đó cho nghỉ là sung sướng – đó là tâm trạng chung của nhiều học sinh, trong đó có mình. Một số thầy cô có dạy bù sau khi cho nghỉ học dù nhiều bạn không muốn, số thầy cô khác đưa ra việc sẽ dạy bù thì bị phản đối nên cũng không thực hiện (nhưng đây là chỉ là số ít), rồi sau đó cũng ráng chạy đua cho kịp bài. Khi lớn rồi mới hiểu, nghỉ học thì sung sướng đó, nhưng đó có phải là bị mất buổi học, nếu không được học bù thì không đủ kiến thức để thi học kỳ. Hơn nữa, pháp luật cũng quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không dạy bù nếu cho nghỉ học tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP Điều 11. Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục … 3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không bố trí dạy đủ số tiết trong chương trình đào tạo của một môn học theo các mức phạt sau đây: a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết; b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết; d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên. Về việc quản lý dạy học thực tế vẫn còn rất lỏng lẻo, nhiều trường hợp không đảm bảo đủ số tiết nhưng vẫn được cho qua, bởi lẽ hầu như học sinh nào cũng cảm thấy sung sướng nghỉ học mà quên mất quyền lợi học tập của mình cần phải được bảo đảm.
Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12 giờ ngày 18/9
Hồi 20 giờ 00 phút ngày 17/9/2024, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công điện khẩn 03/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Trong đó, cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12 giờ ngày 18/9. Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi gửi: - Thủ trưởng các Sở, ban, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh; - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi; - Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố. - Ban Quản lý dự án 2 - Bộ Giao thông vận tải; - Công ty Điện lực Quảng Ngãi, Công ty truyền tải điện Quảng Ngãi; - Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Ngãi, Chủ các hồ chứa thuỷ điện. - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi. Diễn biến áp thấp nhiệt đới mới nhất Tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 đã nêu tình hình diễn biến áp thấp nhiệt đới mới nhất như sau: Theo bản tin của Đài Khí tượng Thuỷ văn Quảng Ngãi, hồi 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h về hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Do ảnh hưởng của ATNĐ sau mạnh lên thành bão, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Khả năng từ ngày 18 - 19/9, vùng biển Quảng Ngãi sẽ gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động; trên đất liền sẽ có đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa từ 80-150 mm, có nơi mưa lớn hơn 200mm. Theo đó, hiện nay áp thấp nhiệt đới đang tiến gần vào hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12 giờ ngày 18/9 Tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu đối với công tác đảm bảo an toàn tàu, thuyền, lồng bè và gió mạnh như sau: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Lý Sơn, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi theo chức năng, nhiệm vụ được giao: - Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, bão; tổ chức kiểm đếm; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ, bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: 15,0N - 19,0N; phía Đông kinh tuyến 112.5E. - Quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền. Cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định (theo bản tin của Đài Khí tượng Thuỷ văn Quảng Ngãi). - Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các tàu, thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Thống kê đầy đủ, cụ thể thông tin gồm: Tên phương tiện, số lao động, vị trí, tình hình liên lạc, hướng di chuyển của các tàu thuyền đang ở khu vực nguy hiểm của bão, gửi về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong các báo cáo nhanh hằng ngày để theo dõi, chỉ đạo. - Thông báo, hướng dẫn và kêu gọi các chủ lồng, bè nuôi trồng thuỷ sản trên sông, biển khẩn trương di chuyển đến nơi an toàn. - Thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân gia cố nhà ở để đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra; khẩn trương tổ chức chặt tỉa các cành cây có nguy cơ gãy, ngã đổ để đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình cơ sở hạ tầng (nhất là các cây xanh cảnh quan trong khu vực nội thành, nội thị tại các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi và trên các tuyến đường giao thông chính). Theo đó, để hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra và chủ động trong phòng tránh bão, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định. Các trường học chủ động cho nghỉ học tuỳ theo diễn biến thời tiết để đảm bảo an toàn Cũng tại Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024, đối với ứng phó mưa lớn, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan, ban, ngành các nội dung chủ động ứng phó, trong đó đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục trước, trong và sau lũ, nhất là tại các cơ sở giáo dục vùng cao, vùng có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất. Tùy theo diễn biến thời tiết, chủ động thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học để đảm bảo an toàn tuyệt đối về người. Theo đó, các trường học sẽ chủ động cho nghỉ học để đảm bảo an toàn tuyệt đối tuỳ theo tình hình diễn biến thời tiết. Xem toàn văn Công điện 03/CĐ-UBND năm 2024 của Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Ngãi: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/18/congdien-quang-ngai.pdf
Các tỉnh/thành cho học sinh nghỉ học tránh bão số 3 Yagi
Trước diễn phức tạp và mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3, một số tỉnh/thành đã quyết định cho học sinh nghỉ học để tránh bão như: Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hải Phòng,... TP. Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Dương đã quyết định cho học sinh nghỉ học Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, TP. Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho học sinh nghỉ học. Riêng tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh và TP. Hải Phòng đã thực hiện cấm biển. Theo đó, sáng 6/9, Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình thông báo cho trẻ mầm non và học sinh nghỉ học vào ngày 7/9. Thái Bình, Nam Định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay đến hết ngày 7/9. Ngoài ra, Thái Bình đã cấm biển từ 5h sáng nay. Đặc biệt, Phú Thọ yêu cầu không tổ chức bất kỳ hoạt động giáo dục nào đến ngày 8/9. Bắc Giang: Học sinh nghỉ học ngày 7/9 Tại công văn chỉ đạo các đơn vị chủ động ứng phó với bão số 3, Sở GD&ĐT Bắc Giang quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão. Riêng chiều thứ Sáu (ngày 6/9) tùy tình hình thực tế diễn biến của cơn bão và thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị theo dõi sát diễn biến của bão YAGI, ứng trực 24/24 giờ. Thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời giao thủ trưởng các đơn vị chủ động xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình trường học và di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Khẩn trương khắc phục các thiệt hại (nếu có); dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới. LƯU Ý: Một số biện pháp phòng tránh trước, trong và sau bão số 3 (Yagi) Quảng Ninh: căn cứ tình hình mưa, bão để quyết định cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó với bão số 3. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở GD&ĐT căn cứ tình mưa, bão chủ động chỉ đạo học sinh các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh nghỉ học nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, phụ huynh và học sinh, nhất là vùng ven biển, sông, suối, đập, đê điều... để chủ động các biện pháp phòng tránh. Hải Phòng: Các trường được sử dụng làm nơi di dời sẽ nghỉ học từ 12h ngày 6/9, còn lại nghỉ từ ngày 7/9/2024 Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng chỉ đạo các trường học có Kế hoạch làm nơi để di dân đến tạm lánh, cho học sinh nghỉ học từ 12h ngày 6/9, các trường học còn lại cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9/2024 đến khi bão tan. Thái Bình: Học sinh được nghỉ học ngày 6/9 đến 7/9 Học sinh Thái Bình được nghỉ học thứ Sáu ngày 6/9 và thứ Bảy ngày 7/9 để tránh bão số 3. Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Thái Bình tại văn bản số 1001/SGDĐT-VP, các cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường học có sự cố xảy ra. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc Công văn số 1000/SGDĐT-KHTC của Sở GD&ĐT về việc phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024. Trong đó có việc kiểm tra lại toàn bộ nhà ở, phòng học, kho..., có các hình thức phù hợp để chằng chống cây cối, nhà cửa..., chú ý tới các công trình đang xuống cấp, đang xây dựng. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão và một số nhu yếu phẩm cần thiết để đề phòng các diễn biến phức tạp của bão. Di chuyển các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa... đến nơi an toàn. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường khẩn trương khắc phục các thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau cơn bão, bảo đảm an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh trong trường học. Hà Nội: Học sinh nghỉ học (kể cả học thêm) từ 7/9 Sáng nay (6/9), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của siêu bão Yagi (bão số 3). Tại cuộc họp, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường không tổ chức học, kể cả học thêm vào thứ Bảy ngày 7/9. Thanh Hóa: Học sinh nghỉ học từ chiều 6/9 - 8/9 Do mưa to gió lớn, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động tại trường bắt đầu từ chiều ngày 6/9 đến hết ngày 8/9. Học sinh sẽ trở lại trường học bình thường vào thứ hai (ngày 9/9). Nếu cơn bão số 3 có diễn biến phức tạp hơn, Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa sẽ thông báo sau. Vĩnh Phúc: Học sinh nghỉ học từ 7/9 Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc yêu cầu các phòng GD-ĐT (chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy (7/9); không tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài trường trong ngày Chủ Nhật (8/9). Sở yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp nhằm đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học. Cùng đó, thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với người và tài sản, hồ sơ, tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. Bố trí bộ phận thường trực để xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra các sự cố khẩn cấp, bất thường. Hải Dương: Học sinh nghỉ từ 7/9 Sở GD-ĐT Hải Dương yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học vào Thứ Bảy ngày 7/9; bố trí học bù vào thời gian phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học. Tiếp tục cập nhật... Bão số 3 (Siêu bão YAGI) giật trên cấp 17, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 300 km Bão số 3 được xem là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 10 năm trở lại đây. Vào sáng 5/9, bão đã mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực bắc Biển Đông có sóng biển cao 7 - 9m, vùng gần tâm bão 10 - 12m, biển động dữ dội. Hồi 07 giờ ngày 06/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h. Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo, khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hóa) - 1m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng 7/9. Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn. Trước đó, ngày 3/9, bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Sáng 5/9, bão số 3 tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão). Cập nhật liên tục thông tin về Bão số 3 tại: Cập nhật tin bão khẩn cấp: Cơn bão số 3 - siêu bão YAGI và ác chỉ đạo ứng phó Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ)
Xem xét cho trẻ mẫu giáo, tiểu học nghỉ học nếu không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục
Khuyến cáo có thể xem xét cho trẻ mẫu giáo, trường tiểu học nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Theo Thông tin được đăng trên trang Chính phủ thì Bộ Y tế, tổ chức Y tế thế giới và các nghiên cứu hiện nay cho thấy, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra tiếp xúc với chất ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Trong thời gian qua, tại một số thành phố đã xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đã xây dựng khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân, giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe. Theo đó, Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp. Chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người được đánh giá bằng chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI). Chỉ số này được tính theo thang điểm (6 khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Cụ thể, khoảng giá trị AQI từ 0-50 là chất lượng không khí tốt; giá trị từ 51-100 là chất lượng không khí trung bình; giá trị từ 101-150 là chất lượng không khí kém; giá trị từ 151-200 là chất lượng không khí xấu; giá trị từ 201-300 là chất lượng không khí rất xấu; giá trị từ 301-500 là chất lượng không khí nguy hại. Với các khoảng giá trị AQI trên, Cục Quản lý môi trường y tế đã đưa ra các khuyến cáo tương ứng. Trong đó, các khuyến cáo chung tới người dân chủ động dự phòng để bảo vệ sức khoẻ khi chất lượng không khí xấu là hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động với cường độ vừa phải. Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với những người nhạy cảm, Bộ Y tế khuyến cáo cần tránh các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Theo dõi sức khoẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị. Người dân nên thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng… Đặc biệt, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức 301- 500), ngoài những khuyến cáo trên, Bộ Y tế khuyến cáo đặc biệt đối với những người nhạy cảm, cần tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà; đóng cửa sổ, cửa ra vào nhà để hạn chế, tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị. Đối với lớp mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, Bộ Y tế khuyến có thể xem xét cho học sinh nghỉ học, nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học cho phù hợp. Nguồn Chính phủ
Ứng phó bão KOINU vào đất liền có thể cho học sinh nghỉ học tránh bão
Ngày 06/10/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa có Công điện 1687/CĐ-BGDĐT năm 2023 tải về việc chủ động ứng phó với bão KOINU trên Biển Đông. Theo đó, chỉ đạo Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa thực hiện công tác ứng phó với bão Koinu như sau: Tình hình dự báo bão Koinu trực tiếp đổ bộ đất liền trong thời gian sắp tới Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 01 giờ ngày 04/10, vị trí tâm bão Koinu ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 124,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc), cách đảo Đài Loan khoảng 330km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Do ảnh hưởng của bão Koinu, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15, biển động dữ dội. Dự báo trong 24 giờ tới, bão Koinu di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ nhanh, nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trên diện rộng. Nhiệm vụ thực hiện ứng phó bão Koinu trước và sau khi hết bão Để chủ động ứng phó với bão Koinu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa nghiêm túc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Công văn số 368/VPTT năm 2023 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão, ứng trực 24/24 giờ; rà soát các địa điểm xung yếu, những nơi dễ sạt lở đất, ngập lụt để chủ động phòng ngừa; giữ liên hệ thường xuyên với cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra. - Lên phương án đảm bảo an toàn các hoạt động trong nhà trường, trong trường hợp cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học. Khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp; phòng ngừa dịch bệnh sau mưa lũ. - Xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; chủ động di dời bàn ghế, máy móc, thiết bị, tài liệu, hồ sơ đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, mất mát. - Liên tục cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý báo cáo UBND cấp tỉnh để khắc phục, đồng thời báo cáo về Bộ GD&ĐT theo địa chỉ: Vụ Cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT - số 35 Đại cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (người liên hệ ông Trần Gia Khánh, chuyên viên Vụ Cơ sở vật chất, điện thoại 0917710440) để tổng hợp báo cáo Chính phủ. Chi tiết Công điện 1687/CĐ-BGDĐT năm 2023 tải ban hành ngày 06/10/2023.
Hà Nội: Cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C
Ngày 19/12/2022, Sở GDĐT TP. Hà Nội đã có Công văn 4465/SGDĐT-CTTT-KHCN về việc phòng, chống rét cho học sinh. Theo đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm. Để đảm bảo sức khỏe phòng, chống rét cho học sinh. Cụ thể, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các trường học, cấp cơ sở giáo dục cho học sinh nghỉ học chống rét theo nội dung sau: Thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bàn tin dự báo thời tiết vào 06 giờ sáng hàng ngày trên: - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1). - Đài Phát thanh. - Truyền hình Hà Nội (kênh Hl). Căn cứ vào thông tin này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị, trường học, các cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học. - Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C. - Học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7°c. Đồng thời, kiểm tra và sửa chữa kịp thời của các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm bào đảm cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Đối với các trường, nhóm lớp mầm non cần bào đàm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ em. Ngoài ra, không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; các trường học, cơ sở giáo dục phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở các em mặc đủ ấm; nhà trường không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày trời rét. Lưu ý: Trong những ngày rét đậm, rét hại căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết đề học sinh được vào học. Sở GDĐT đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xà, trung tâm GDNN-GDTX và các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục nghiêm túc triển khai thực hiện những nội dung trên. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đợt không khí lạnh cường độ mạnh bắt đầu ảnh hưởng tới miền Bắc từ 17/12/2022. Trời chuyển rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung bình ngày từ 15 và 13 độ C trở xuống). Tại bản tin lúc 15h30, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc vào đêm 20/12, vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 6 độ. Xem thêm Công văn 4465/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 19/12/2022.
Cập nhật: 10 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học
Để phòng tránh dịch, nhiều địa phương đã đóng cửa tạm thời các cơ sở giáo dục đồng thời yêu cầu học sinh, cha mẹ phụ huynh, giáo viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, tránh tụ tập nơi đông người. 1. Quảng Trị Sáng ngày 2/8, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra công điện hỏa tốc với thông báo: Các hoạt động tại các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy thêm, học thêm, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống, trung tâm tư vấn du học trên địa bàn sẽ tạm dừng bắt đầu từ ngày 2/8 cho đến khi có thông báo mới. 2. Phú Yên Tối ngày 1/8, ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên đã ký văn bản yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng các hoạt động dạy và học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, kể từ ngày 1/8, tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm, kỹ năng sống sẽ tạm dừng hoạt động dạy và học. Riêng học sinh khối 12 được phép tổ chức ôn luyện đến ngày 5/8 nhưng phải đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Cùng ngày, tỉnh Thái Bình cũng đã họp khẩn khi phát hiện 1 ca nhiễm ở xã Hòa Tiến (huyện Hưng Hà) có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 522 ở Quảng Nam. Sau đó, huyện Hưng Hà đã chỉ đạo tạm thời đóng cửa trường học mầm non, dừng các hoạt động đông người, đồng thời thực hiện giãn cách xã hội toàn xã Hòa Tiến. Ở một số tỉnh thành, học sinh đã được yêu cầu tạm dừng việc học hè để phòng tránh dịch Covid-19. (Ảnh minh họa) Trước đó, đã có 8 tỉnh thành cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trước tình hình dịch Covid-19 là: 3. Thừa Thiên Huế Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tạm dừng việc tập trung học sinh, học viên dưới mọi hình thức tại các trung tâm, các cơ sở giáo dục có tổ chức các hoạt động dạy học trong thời gian hè (ngoại trừ học sinh khối 12 đang ôn thi tốt nghiệp THPT và tham gia kỳ thi THPT năm 2020). 4. Quảng Nam Tạm dừng các hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống và các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh. Quán triệt để học sinh lớp 12 thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh phòng dịch, dành thời gian tập trung ôn tập tại nhà để dự thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt nhất. 5. Quảng Ngãi Từ chiều ngày 26/7, các đơn vị và cơ sở giáo dục phải cho trẻ mầm non nghỉ học và tạm dừng tất cả hoạt động dạy thêm để phòng chống dịch. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, các trường vẫn tổ chức ôn tập bình thường và các điểm thi có trách nhiệm thực hiện nghiêm hoạt động phòng chống dịch Covid-19. 6. Đà Nẵng Học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các cơ sở dạy thêm học thêm... nghỉ học. Ngoài ra tất cả các hoạt động tập trung học sinh, học viên từ 13h ngày 26/7 phải dừng lại cho đến khi có thông báo tiếp theo. Các trường đại học ngoài công lập căn cứ tình hình thực tế và chỉ đạo của Bộ chủ quản để quyết định việc tập trung sinh viên, học viên. 7. Hải Phòng Không tổ chức cho học sinh học hè trong tháng 7 và tháng 8 theo kế hoạch hè đã ban hành. Riêng 2 đối tượng là học sinh lớp 12 và trẻ mầm non thực hiện theo cách sau: Các lớp ôn tập lớp 12 phải được các thầy cô theo dõi chặt chẽ sức khỏe, nếu phát hiện học sinh có dấu hiệu bất thường phải báo ngay với cơ quan quản lý. 8. Vĩnh Long Trước diễn biến phức tạp do dịch COVID-19, Sở GD&ĐT Vĩnh Long thông báo tạm ngưng tổ chức dạy hè cho trẻ năm học 2019 - 2020 ở các trường mầm non và mẫu giáo trong toàn tỉnh để phòng chống dịch. 9. Bình Định Sở đã quyết định tạm dừng các hoạt động ngoại khóa, không được tổ chức lớp dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 đang trong nghỉ hè. Với ngành mầm mon thì tiếp tục dạy và học bình thường. Riêng đối với học sinh lớp 12 đang học tập và ôn thi thì trường vẫn tiếp tục thực hiện cho học sinh. 10. Nghệ An Ngày 29/7, Sở GD-ĐT Nghệ An đã có văn bản yêu cầu cơ sở giáo dục mầm non tạm dừng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong dịp hè cho đến khi có thông báo mới. Trước đó, tỉnh cũng có văn bản nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong dịp hè dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong dịp hè là hoạt động tự nguyện và đã nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Theo Báo Gia đình & Xã hội
Tổng hợp những quy định về phòng, chống Covid-19 liên quan đến trường học, học sinh
Hôm nay 22-4 là ngày cuối cùng thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành. Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà dự kiến sẽ có một số nơi sẽ cho học sinh đi học lại trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số văn bản hướng dẫn những việc cần làm để phòng chống dịch Covid 19 trong trường hợp, học sinh. Mọi người cùng tham khảo: 1. Công văn 476/MT-VP về danh mục những việc cần làm để phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học. Theo đó, ban hành danh mục những việc cần thực hiện của nhà trường, giáo viên, bảo vệ nhà trường, nhân viên y tế tại trường học, học sinh, cha mẹ học sinh để phòng tránh mắc bệnh COVID-19, bao gồm: - Những việc học sinh cần làm tại nhà - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc học sinh cần làm tại trường - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc giáo viên cần thực hiện khi học sinh đi học - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc bảo vệ nhà trường cần thực hiện - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc nhân viên y tế tại trường học cần thực hiện - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc nhà trường cần thực hiện khi học sinh đi học - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19; - Những việc nhà trường cần thực hiện trước khi học sinh quay trở lại học - để phòng tránh mắc bệnh COVID-19. 2. Công văn 550/BGDĐT-GDTC về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học do Bộ GD&ĐT ban hành. 3. Công văn 1244/BYT-MT năm 2020 về hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học 4. Công văn 914/BYT-MT năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá 5. Công văn 2234/BYT-MT về việc triển khai phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Bạn nào có văn bản nào thì chia sẻ nhé!
Công văn cho học sinh, sinh viên nghỉ học cổ vũ U23 VN - CÔNG VĂN GIẢ - Tội gì?
Trên mạng xã hội đang truyền nhau một công văn giả mà nội dung là công văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Trường Đại học, Trung học cho học sinh, sinh viên nghỉ học để cổ vũ bóng đá, trận Chung kết Giải vô địch bóng đá U23 Châu Á giữa VIỆT NAM và UZBEKISTAN. Nội dung được viết có vẻ rất thật: "Thực hiện công điện chiều 23/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ cho Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam về việc chúc mừng chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam trước U23 Quatar. Đúng 15h ngày 27/1/2018, U23 Việt Nam đá trận chung kết với U23 Uzbekistan. Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT, các đại học, học viện; các trường đại học và cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm cho sinh viên, học sinh nghỉ học chiều ngày 27/1/2018 để cổ vũ cho đội nhà và có kế hoạch dạy bù vào thời gian thích hợp." THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) Hành vi này có thể bị Luật Hinh sự điều chỉnh bởi Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó người thực hiện hành vi nêu trên có thể phải bị phạt tiền lên đến 100.000.000đ (một trăm triệu đồng). Thậm chí là tùy vào mức độ ảnh hưởng của hành vi thì người thực hiện có thể chịu hình phạt tù lên đến 7 năm. Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đề xuất cho nghỉ làm, nghỉ học từ 15h ngày 23/01/2018 đến hết 24/01/2018
Với lý do rằng: - Thứ nhất, để cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam - Thứ hai, nếu đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng thì rất có thể sẽ xảy ra tình trạng các bạn trẻ đi bão, gây ùn tắc giao thông và nghiêm trọng hơn các bạn có tinh thần quá phấn khích dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người và an ninh, trật tự xã hội. Nhưng làm sao để đề xuất này được chấp thuận các bạn nhỉ? Ai có cao kiến góp ý cho mình với.
Cho nghỉ học – không dạy bù có vi phạm?
Hôm nay, tình cờ mình đọc được bài báo “Học sinh cả trường nghỉ học để giáo viên đi ăn cưới”, sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh thì lịch nghỉ vẫn được thực hiện, trước đó cũng có hứa hẹn sẽ dạy bù nhưng sau đó không thấy tổ chức việc dạy bù. Hơn nữa, đây lại là trường mầm non thì việc nghỉ học của các học sinh ảnh hưởng ít nhiều đến công việc làm ăn của cha mẹ các em. Đọc bài này, mình nghĩ đến thời đi học, ngày trước còn nhỏ mỗi lần thầy cô bận việc gì đó cho nghỉ là sung sướng – đó là tâm trạng chung của nhiều học sinh, trong đó có mình. Một số thầy cô có dạy bù sau khi cho nghỉ học dù nhiều bạn không muốn, số thầy cô khác đưa ra việc sẽ dạy bù thì bị phản đối nên cũng không thực hiện (nhưng đây là chỉ là số ít), rồi sau đó cũng ráng chạy đua cho kịp bài. Khi lớn rồi mới hiểu, nghỉ học thì sung sướng đó, nhưng đó có phải là bị mất buổi học, nếu không được học bù thì không đủ kiến thức để thi học kỳ. Hơn nữa, pháp luật cũng quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không dạy bù nếu cho nghỉ học tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP Điều 11. Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục … 3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không bố trí dạy đủ số tiết trong chương trình đào tạo của một môn học theo các mức phạt sau đây: a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm dưới 5 tiết; b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết; d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên. Về việc quản lý dạy học thực tế vẫn còn rất lỏng lẻo, nhiều trường hợp không đảm bảo đủ số tiết nhưng vẫn được cho qua, bởi lẽ hầu như học sinh nào cũng cảm thấy sung sướng nghỉ học mà quên mất quyền lợi học tập của mình cần phải được bảo đảm.