Có được sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục nơi công sở thì xử lý như thế nào? Có thể tiến hành xử lý kỷ luật được hay không? Thế nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc (nơi mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động) mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Cụ thể nơi làm việc được hiểu là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Việc quấy rối tình dục thì có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: - Hành vi mang tính thể chất: hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; - Quấy rối tình dục bằng lời nói: trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; - Quấy rối tình dục phi lời nói: ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Có thể sa thải đối với hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc hay không? Người sử dụng lao động phải quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc; -Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan; - Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm; - Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, trong nội quy lao động sẽ quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục. Đồng thời tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. Theo đó, đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động với hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì có thể bị xử lý kỷ luật sa thải. Trong trường hợp này người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Hướng dẫn đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập
Ngày 29/8/2023 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực nghĩa vụ quân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ quốc phòng. Cụ thể, thủ tục đăng ký NVQS cho công dân chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập thực hiện như sau: (1) Trình tự thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú Bước 1: - Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi. - Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi tại nơi cư trú. Bước 2: - Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi và cấp Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân, Phiếu quân nhân dự bị. - Đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị. (2) Cách thức thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú Người làm thủ tục trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi. (3) Thành phần hồ sơ thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú - Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu); - Bản chụp một trong những giấy tờ sau: Thẻ CCCD, CMND, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu). - Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không yêu cầu công dân nộp bản chụp thẻ CCCD, CMND, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (mang theo bản chính để đối chiếu). (4) Số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết và thẩm quyền quyết định - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. - Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. + Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã. + Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân. - Lệ phí: Không - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. Chi tiết Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 29/8/2023.
Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được phép nghỉ ngang không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động [...] Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: ... d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; ... Theo quy định trên, nếu người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019: "Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: ... d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;" Theo như quy định trên, người sử dụng lao động không có quyền đóng cửa nơi làm việc mà chỉ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2019 "Điều 203. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công ... 3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây: a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản; c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp." Có thể hiểu việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo quy định pháp luật là thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản. Theo Điều 205 Bộ luật Lao động năm 2019: "Điều 205. Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: 1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa; 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa." Như vậy, ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Mặc dù hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một hành vi bị nghiêm cấm, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại những đối tượng thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc làm ảnh hưởng đến những người lao động khác. Tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 đã nhận diện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc với việc nêu ra định nghĩa về quấy rối tình dục. Theo đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế đang làm việc theo thỏa thuận hoặc theo sự phân công của người sử dụng lao động. Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 còn có những quy định cụ thể doanh nghiệp phải ban hành nội quy bằng văn bản và đảm bảo có phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ra đời đã hướng dẫn xếp loại hành vi và trao quyền cho doanh nghiệp tự xây dựng nội quy, thủ tục xử lý nội bộ, hình thức kỷ luật với người quấy rối, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm quy định chi tiết về các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc đối với người tố cáo sai sự thật tương ứng với mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Người lao động có hành vi vi phạm quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã được ghi nhận trong Nội quy lao động của công ty thì sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng. Tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp được quy định và áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất là sa thải đối với người lao động thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc hoàn toàn có quyền khiếu nại về hành vi quấy rối tình dục đã xảy ra với mình được quy định cụ thể tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, quy trình khiếu nại sẽ được quy định chi tiết và rõ ràng trong nội quy lao động của công ty. Ngoài ra còn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
Quấy rối tình dục nơi công sở xử lý như thế nào?
Quấy rối tình dục, đặc biệt là nơi làm việc một vấn đề tương đối nhạy cảm và khó khăn trong việc xử lý, vậy việc quấy rối tình dục nơi làm việc được quy định như thế nào? Theo Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Theo đó, Pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ về các hành vi quấy rối tình dục, còn đối với việc xử lý được quy định như sau: Do Bộ luật hình sự không có quy định về tội quấy rối tình dục cho nên đây không phải là một tội phạm. Người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương; c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh; d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục; e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng; …. Theo đó người thực hiện hành vi quấy rối tình dục có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng ngoài ra còn bị buộc xin lỗi. Đối với kỷ luật lao động, người lao động có hành vi quấy rối tình dục có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019. Ngoài ra người lao động bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, theo Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc cụ thể như sau: - Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối. - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: + Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; + Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; + Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Ngoài ra, nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Nếu hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Trường hợp đối tượng quấy rối tình dục có hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với người đang thi hành công vụ; - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Người thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc còn có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ mà người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải.
Bị tai nạn khi làm việc tại nhà có được xem là tai nạn lao động không?
Theo Khoản 3, Điều 84, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nơi làm việc tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động 2019 là bất cứ địa điểm nào mà người lao động (NLĐ) thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động (NSDLĐ), bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do NSDLĐ bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do NSDLĐ cung cấp và địa điểm khác do NSDLĐ quy định. Như vậy, có thể hiểu rằng nếu NSDLĐ phân công hoặc có thỏa thuận với NLĐ về làm việc tại nhà thì nhà của NLĐ cũng được xem là nơi làm việc của NLĐ. Do đó, trong trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động khi đang làm việc tại nhà (cháy nổ máy vi tính do doanh nghiệp cung cấp, bị tai nạn ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khi sử dụng máy móc/thiết bị do doanh nghiệp cung cấp, hoặc té ngã trong quá trình sinh hoạt cá nhân trong thời gian làm việc,…) thì cũng được xem là tai nạn lao động.
Quy chế thưởng Tết có cần công khai tại nơi làm việc không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 104 Bộ luật lao động 2019 quy định thưởng như sau: Điều 104. Thưởng … 2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, doanh nghiệp được quyền quyết định quy chế thưởng Tết sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Cho dù là thưởng Tết hay thưởng nói chung thì doanh nghiệp đều phải công bố công khai tại nơi làm việc cho người lao động biết. Bên cạnh đó, với tình hình dịch bệnh hiện nay, thưởng Tết cũng là một phần hỗ trợ giúp NLĐ, tuy không dư giả nhưng cũng đủ có cái Tết ấm no. Liên đoàn lao động các địa phương cũng đã yêu cầu công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với doanh nghiệp sớm xây dựng phương án thưởng Tết và thông báo đến người lao động để ổn định quan hệ lao động. Trường hợp không công khai quy chế thưởng theo đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng… Mức phạt trên đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt cá nhân. Như vậy, khi người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt cao nhất đến 05 triệu đồng, còn người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi lên đến 10 triệu đồng.
Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn tại văn phòng làm việc
Chào cả nhà, dạo gần đây thấy cháy nhà xưởng, khách sạn, karaoke,... đều để lại hậu quả rất thương tâm. Nguyên nhân xảy ra đám cháy thì đến từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu đến từ sự chủ quan của người lao động làm việc tại nơi xảy ra sự việc, đồng thời do các cơ sở trên không đáp ứng đủ điều kiện về cháy nổ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh thì mình xin đem đến một số bước xử lý cơ bản khi gặp sự cố hoả hoạn trong bài viết này nhé: Bước 1: Báo động cho mọi người xung quanh biết: có còi báo động thì mọi người dùng còi nếu không thì sử dụng loa... miệng nha (^-^). Lúc sơ tán người thì cần theo thứ tự, tránh xô đẩy. Bước 2: Cúp cầu dao tổng nơi xảy ra cháy: điều này là bắt buộc nha mọi người, vì nếu không cup sẽ dễ dẫn đến nổ mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng về tài sản của cả khu vực. Lưu ý: dùng bao tay hoặc lót vải khô khi cup, tránh chạm tay không nhé, rất nguy hiểm đó. Bước 3: Gọi 114 và cố gắng chữa cháy tại chỗ bằng các bình chữa cháy, nước, ... Nếu đám cháy quá lớn thì tốt nhất đảm bảo an toàn tính mạng mình trước bằng cách tránh xa khỏi đám cháy. Bước 4: Giữ liên hệ với lực lượng chữa cháy và khi mấy anh lính đến thì mọi người động viên tinh thần lẫn nhau, ai mất của đừng tiếc nha. Ngoài ra, để phòng cháy thì tại Điều 27 Luật phòng cháy chữa cháy 2001 có quy định: "Điều 28. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ Tại trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc." Do đó, khi mọi người trước khi ra về nhớ kiểm tra kỹ các thiết bị điện, cup cầu dao và đặc biệt tránh để điện thoại sạc qua đêm nhé. Và cuối cùng, để thực hiện được các bước chữa cháy phía trên trước hết mọi người cần Bình Tĩnh trước đã nhé. Chúc cả nhà luôn vui.
Có được sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục nơi công sở thì xử lý như thế nào? Có thể tiến hành xử lý kỷ luật được hay không? Thế nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc (nơi mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động) mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Cụ thể nơi làm việc được hiểu là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Việc quấy rối tình dục thì có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: - Hành vi mang tính thể chất: hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; - Quấy rối tình dục bằng lời nói: trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; - Quấy rối tình dục phi lời nói: ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Có thể sa thải đối với hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc hay không? Người sử dụng lao động phải quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc; -Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan; - Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm; - Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, trong nội quy lao động sẽ quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục. Đồng thời tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. Theo đó, đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động với hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì có thể bị xử lý kỷ luật sa thải. Trong trường hợp này người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Hướng dẫn đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập
Ngày 29/8/2023 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực nghĩa vụ quân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ quốc phòng. Cụ thể, thủ tục đăng ký NVQS cho công dân chuyển đi khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập thực hiện như sau: (1) Trình tự thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú Bước 1: - Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi. - Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi tại nơi cư trú. Bước 2: - Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm làm thủ tục cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi và cấp Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân, Phiếu quân nhân dự bị. - Đưa ra khỏi Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị. (2) Cách thức thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú Người làm thủ tục trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi. (3) Thành phần hồ sơ thực hiện đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú - Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị (mang theo bản chính để đối chiếu); - Bản chụp một trong những giấy tờ sau: Thẻ CCCD, CMND, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thay đổi nơi làm việc, học tập mới (mang theo bản chính để đối chiếu). - Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không yêu cầu công dân nộp bản chụp thẻ CCCD, CMND, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (mang theo bản chính để đối chiếu). (4) Số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết và thẩm quyền quyết định - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. - Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. + Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã. + Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị cho công dân. - Lệ phí: Không - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. Chi tiết Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 29/8/2023.
Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được phép nghỉ ngang không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động [...] Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: ... d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; ... Theo quy định trên, nếu người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019: "Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây: ... d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;" Theo như quy định trên, người sử dụng lao động không có quyền đóng cửa nơi làm việc mà chỉ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Đồng thời, tại khoản 3 Điều 203 Bộ luật Lao động năm 2019 "Điều 203. Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công ... 3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây: a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản; c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp." Có thể hiểu việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo quy định pháp luật là thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản. Theo Điều 205 Bộ luật Lao động năm 2019: "Điều 205. Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: 1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa; 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa." Như vậy, ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Mặc dù hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một hành vi bị nghiêm cấm, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại những đối tượng thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc làm ảnh hưởng đến những người lao động khác. Tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 đã nhận diện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc với việc nêu ra định nghĩa về quấy rối tình dục. Theo đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế đang làm việc theo thỏa thuận hoặc theo sự phân công của người sử dụng lao động. Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 còn có những quy định cụ thể doanh nghiệp phải ban hành nội quy bằng văn bản và đảm bảo có phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ra đời đã hướng dẫn xếp loại hành vi và trao quyền cho doanh nghiệp tự xây dựng nội quy, thủ tục xử lý nội bộ, hình thức kỷ luật với người quấy rối, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm quy định chi tiết về các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc đối với người tố cáo sai sự thật tương ứng với mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Người lao động có hành vi vi phạm quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã được ghi nhận trong Nội quy lao động của công ty thì sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng. Tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp được quy định và áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất là sa thải đối với người lao động thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc hoàn toàn có quyền khiếu nại về hành vi quấy rối tình dục đã xảy ra với mình được quy định cụ thể tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, quy trình khiếu nại sẽ được quy định chi tiết và rõ ràng trong nội quy lao động của công ty. Ngoài ra còn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
Quấy rối tình dục nơi công sở xử lý như thế nào?
Quấy rối tình dục, đặc biệt là nơi làm việc một vấn đề tương đối nhạy cảm và khó khăn trong việc xử lý, vậy việc quấy rối tình dục nơi làm việc được quy định như thế nào? Theo Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Theo đó, Pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ về các hành vi quấy rối tình dục, còn đối với việc xử lý được quy định như sau: Do Bộ luật hình sự không có quy định về tội quấy rối tình dục cho nên đây không phải là một tội phạm. Người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương; c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh; d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục; e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng; …. Theo đó người thực hiện hành vi quấy rối tình dục có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng ngoài ra còn bị buộc xin lỗi. Đối với kỷ luật lao động, người lao động có hành vi quấy rối tình dục có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019. Ngoài ra người lao động bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, theo Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc cụ thể như sau: - Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối. - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: + Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; + Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; + Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Ngoài ra, nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Nếu hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Trường hợp đối tượng quấy rối tình dục có hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với người đang thi hành công vụ; - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; - Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Người thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc còn có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ mà người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải.
Bị tai nạn khi làm việc tại nhà có được xem là tai nạn lao động không?
Theo Khoản 3, Điều 84, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nơi làm việc tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động 2019 là bất cứ địa điểm nào mà người lao động (NLĐ) thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động (NSDLĐ), bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do NSDLĐ bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do NSDLĐ cung cấp và địa điểm khác do NSDLĐ quy định. Như vậy, có thể hiểu rằng nếu NSDLĐ phân công hoặc có thỏa thuận với NLĐ về làm việc tại nhà thì nhà của NLĐ cũng được xem là nơi làm việc của NLĐ. Do đó, trong trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động khi đang làm việc tại nhà (cháy nổ máy vi tính do doanh nghiệp cung cấp, bị tai nạn ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khi sử dụng máy móc/thiết bị do doanh nghiệp cung cấp, hoặc té ngã trong quá trình sinh hoạt cá nhân trong thời gian làm việc,…) thì cũng được xem là tai nạn lao động.
Quy chế thưởng Tết có cần công khai tại nơi làm việc không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 104 Bộ luật lao động 2019 quy định thưởng như sau: Điều 104. Thưởng … 2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, doanh nghiệp được quyền quyết định quy chế thưởng Tết sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Cho dù là thưởng Tết hay thưởng nói chung thì doanh nghiệp đều phải công bố công khai tại nơi làm việc cho người lao động biết. Bên cạnh đó, với tình hình dịch bệnh hiện nay, thưởng Tết cũng là một phần hỗ trợ giúp NLĐ, tuy không dư giả nhưng cũng đủ có cái Tết ấm no. Liên đoàn lao động các địa phương cũng đã yêu cầu công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với doanh nghiệp sớm xây dựng phương án thưởng Tết và thông báo đến người lao động để ổn định quan hệ lao động. Trường hợp không công khai quy chế thưởng theo đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng… Mức phạt trên đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt cá nhân. Như vậy, khi người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt cao nhất đến 05 triệu đồng, còn người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi lên đến 10 triệu đồng.
Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn tại văn phòng làm việc
Chào cả nhà, dạo gần đây thấy cháy nhà xưởng, khách sạn, karaoke,... đều để lại hậu quả rất thương tâm. Nguyên nhân xảy ra đám cháy thì đến từ nhiều yếu tố nhưng chủ yếu đến từ sự chủ quan của người lao động làm việc tại nơi xảy ra sự việc, đồng thời do các cơ sở trên không đáp ứng đủ điều kiện về cháy nổ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh thì mình xin đem đến một số bước xử lý cơ bản khi gặp sự cố hoả hoạn trong bài viết này nhé: Bước 1: Báo động cho mọi người xung quanh biết: có còi báo động thì mọi người dùng còi nếu không thì sử dụng loa... miệng nha (^-^). Lúc sơ tán người thì cần theo thứ tự, tránh xô đẩy. Bước 2: Cúp cầu dao tổng nơi xảy ra cháy: điều này là bắt buộc nha mọi người, vì nếu không cup sẽ dễ dẫn đến nổ mạnh và ảnh hưởng nghiêm trọng về tài sản của cả khu vực. Lưu ý: dùng bao tay hoặc lót vải khô khi cup, tránh chạm tay không nhé, rất nguy hiểm đó. Bước 3: Gọi 114 và cố gắng chữa cháy tại chỗ bằng các bình chữa cháy, nước, ... Nếu đám cháy quá lớn thì tốt nhất đảm bảo an toàn tính mạng mình trước bằng cách tránh xa khỏi đám cháy. Bước 4: Giữ liên hệ với lực lượng chữa cháy và khi mấy anh lính đến thì mọi người động viên tinh thần lẫn nhau, ai mất của đừng tiếc nha. Ngoài ra, để phòng cháy thì tại Điều 27 Luật phòng cháy chữa cháy 2001 có quy định: "Điều 28. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ Tại trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc." Do đó, khi mọi người trước khi ra về nhớ kiểm tra kỹ các thiết bị điện, cup cầu dao và đặc biệt tránh để điện thoại sạc qua đêm nhé. Và cuối cùng, để thực hiện được các bước chữa cháy phía trên trước hết mọi người cần Bình Tĩnh trước đã nhé. Chúc cả nhà luôn vui.