Nội dung công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường
Theo quy định của pháp luật việc kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, một trong những điều kiện đó là phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường. Căn cứ khoản 10 Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có yêu cầu vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc theo quy định tại Thông tư này hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở). Nội dung tiêu chuẩn công bố đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN nội dung tiêu chuẩn công bố bao gồm: + Thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, phân phối: - Tên hàng hóa (ví dụ: lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…); - Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, hoặc nhà phân phối đại diện cho thương hiệu của sản phẩm; - Nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm; - Số Giấy đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu... (nếu có); + Yêu cầu kỹ thuật: - Khối lượng vàng hoặc thành phần hợp kim có chứa vàng của sản phẩm và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ (ví dụ: kim cương, saphia, ruby...); - Hàm lượng vàng (tuổi vàng) (ví dụ 999 hoặc 99,9% hoặc 24K) trong thành phần của sản phẩm (hoặc trong phần hợp kim chủ yếu của sản phẩm nếu có nhiều hơn một thành phần); - Các mô tả đặc điểm riêng của vàng trang sức, mỹ nghệ: Kiểu dáng, kích cỡ; Vật liệu gắn trên vàng (ví dụ: đá quý); Sản phẩm là vàng nguyên khối, đồng nhất; Sản phẩm là kim loại nền khác được bọc hoặc mạ vàng kèm theo thông tin về kim loại nền; Vật liệu hàn, vật liệu kết dính...(nếu có sử dụng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này); Sản phẩm có phần đúc rỗng không nhồi, làm đầy hoặc được nhồi, làm đầy bằng vật liệu khác kèm theo thông tin về vật liệu nhồi, làm đầy; Sản phẩm vàng có nhiều thành phần khác nhau và thông tin cụ thể; Phương pháp (đúc, thủ công, tự động). - Cam kết về việc không sử dụng các chất độc hại cho sức khỏe của người sử dụng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan. + Ghi ký hiệu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ: - Ký hiệu “G.P” nếu sản phẩm là vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác; - Ký hiệu “G.F” nếu sản phẩm được nhồi hay làm đầy chỗ trống bằng vật liệu khác và không phải toàn bộ vật phẩm được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng phân hạng độ tinh khiết; - Ký hiệu “C” nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại và trong suốt; - Ký hiệu “P” nếu có lớp phủ mỏng bằng kim loại hay hợp kim khác không chứa vàng; - Nếu sản phẩm là vàng được phủ trên nền hợp kim khác hoặc vật liệu khác bằng các phương pháp khác nhau (phủ, dán, cuốn, bọc, mạ...) với tổng lượng vàng (tính theo vàng nguyên chất) từ 1/40 khối lượng của vật phẩm trở lên, cần phải ghi thêm tỷ lệ của lượng vàng so với tổng khối lượng của vật phẩm kèm theo các ký hiệu G.P hoặc G.F nêu trên (ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K...). + Thông tin khác (nếu có để làm rõ về sản phẩm hoặc để tránh gây hiểu nhầm). Cách thức thực hiện việc công bố Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có đề cập các cách thức: - Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ; - Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ; - Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ; - Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ. Như vậy, việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường phải thực hiện theo quy định trên.
Kinh doanh vàng trang sức có phải báo cáo định kỳ cho Ngân hàng Nhà nước không?
Để kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Cửa hàng kinh doanh mua bán vàng có phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước không? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có trách nhiệm theo Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Kinh doanh mua, bán vàng phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Tại Điều 20 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo như sau: Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tình hình mua, bán vàng miếng; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Tại Điều 20 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 38/2015/TT-NHNN và Thông tư 29/2019/TT-NHNN có hướng dẫn: Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định sau: - Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư 29/2019/TT-NHNN). - Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 38/2015/TT-NHNN). Thời hạn nộp báo cáo định kỳ được quy định như sau: - Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo; - Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) tháng 01 (một) của năm tiếp theo năm báo cáo. Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết. Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. - Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật khác có liên quan. Theo đó, cửa hàng kinh doanh vàng có các hành vi như trên được xem là vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ?
Ngày 19 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, Các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được quy định như sau Nghề thủ công mỹ nghệ là gì? Theo Điều 3 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Nghề thủ công mỹ nghệ là nghề có tính lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; các sản phẩm, tác phẩm làm ra có tính chất văn hóa, mỹ thuật, thủ công; việc sản xuất, chế tác sản phẩm, tác phẩm đều bằng tay hoặc phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được thành lập ở từng cấp Hội đồng, theo từng lần xét tặng, các Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có nhiệm vụ tổ chức việc xét tặng bảo đảm đúng quy định cho cá nhân là người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; công khai danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng và kết quả xét chọn trên các phương tiện truyền thông; hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng có thẩm quyền; xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến việc xét tặng. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng là các đại diện đơn vị quản lý lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan và các cá nhân có uy tín, am hiểu chuyên môn về nghề thủ công mỹ nghệ, nghệ nhân. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP có 3 cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” + Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Hội đồng cấp tỉnh); + Hội đồng chuyên ngành cấp bộ; + Hội đồng cấp Nhà nước. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc Dân chủ, công khai, bỏ phiếu kín; Cuộc họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tổ chức khi có ít nhất 75% tổng số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng Phiếu bầu theo Mẫu số 07, Mẫu số 08 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp bộ trình, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; Hội đồng cấp tỉnh trình Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên Hội đồng đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng; Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” không tham gia Hội đồng các cấp; Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng cấp Nhà nước. Trên đây là một số quy định mới về nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, ... của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ theo Nghị định 43/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/06/2024.
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Căn cứ Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngày 09 tháng 07 năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1417/QĐ-NHNN phê duyệt phương đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định này, hai điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ nêu trên sẽ bị bãi bỏ. Hiện tại, đơn vị được giao trách nhiệm vẫn đang trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Nội dung công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường
Theo quy định của pháp luật việc kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, một trong những điều kiện đó là phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường. Căn cứ khoản 10 Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có yêu cầu vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc theo quy định tại Thông tư này hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở). Nội dung tiêu chuẩn công bố đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN nội dung tiêu chuẩn công bố bao gồm: + Thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, phân phối: - Tên hàng hóa (ví dụ: lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…); - Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, hoặc nhà phân phối đại diện cho thương hiệu của sản phẩm; - Nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm; - Số Giấy đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu... (nếu có); + Yêu cầu kỹ thuật: - Khối lượng vàng hoặc thành phần hợp kim có chứa vàng của sản phẩm và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ (ví dụ: kim cương, saphia, ruby...); - Hàm lượng vàng (tuổi vàng) (ví dụ 999 hoặc 99,9% hoặc 24K) trong thành phần của sản phẩm (hoặc trong phần hợp kim chủ yếu của sản phẩm nếu có nhiều hơn một thành phần); - Các mô tả đặc điểm riêng của vàng trang sức, mỹ nghệ: Kiểu dáng, kích cỡ; Vật liệu gắn trên vàng (ví dụ: đá quý); Sản phẩm là vàng nguyên khối, đồng nhất; Sản phẩm là kim loại nền khác được bọc hoặc mạ vàng kèm theo thông tin về kim loại nền; Vật liệu hàn, vật liệu kết dính...(nếu có sử dụng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này); Sản phẩm có phần đúc rỗng không nhồi, làm đầy hoặc được nhồi, làm đầy bằng vật liệu khác kèm theo thông tin về vật liệu nhồi, làm đầy; Sản phẩm vàng có nhiều thành phần khác nhau và thông tin cụ thể; Phương pháp (đúc, thủ công, tự động). - Cam kết về việc không sử dụng các chất độc hại cho sức khỏe của người sử dụng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan. + Ghi ký hiệu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ: - Ký hiệu “G.P” nếu sản phẩm là vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác; - Ký hiệu “G.F” nếu sản phẩm được nhồi hay làm đầy chỗ trống bằng vật liệu khác và không phải toàn bộ vật phẩm được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng phân hạng độ tinh khiết; - Ký hiệu “C” nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại và trong suốt; - Ký hiệu “P” nếu có lớp phủ mỏng bằng kim loại hay hợp kim khác không chứa vàng; - Nếu sản phẩm là vàng được phủ trên nền hợp kim khác hoặc vật liệu khác bằng các phương pháp khác nhau (phủ, dán, cuốn, bọc, mạ...) với tổng lượng vàng (tính theo vàng nguyên chất) từ 1/40 khối lượng của vật phẩm trở lên, cần phải ghi thêm tỷ lệ của lượng vàng so với tổng khối lượng của vật phẩm kèm theo các ký hiệu G.P hoặc G.F nêu trên (ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K...). + Thông tin khác (nếu có để làm rõ về sản phẩm hoặc để tránh gây hiểu nhầm). Cách thức thực hiện việc công bố Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có đề cập các cách thức: - Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ; - Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ; - Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ; - Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ. Như vậy, việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trước khi đưa ra thị trường phải thực hiện theo quy định trên.
Kinh doanh vàng trang sức có phải báo cáo định kỳ cho Ngân hàng Nhà nước không?
Để kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Cửa hàng kinh doanh mua bán vàng có phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước không? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có trách nhiệm theo Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Kinh doanh mua, bán vàng phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Tại Điều 20 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo như sau: Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; tình hình mua, bán vàng miếng; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Tại Điều 20 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 38/2015/TT-NHNN và Thông tư 29/2019/TT-NHNN có hướng dẫn: Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp kinh doanh vàng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố theo quy định sau: - Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư 29/2019/TT-NHNN). - Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho nước ngoài được cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm thực hiện báo cáo tình hình nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu vàng trang sức mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 38/2015/TT-NHNN). Thời hạn nộp báo cáo định kỳ được quy định như sau: - Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) của tháng đầu tiên quý tiếp theo quý báo cáo; - Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: chậm nhất vào ngày 15 (mười lăm) tháng 01 (một) của năm tiếp theo năm báo cáo. Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh vàng cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết. Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. - Vi phạm các quy định khác theo quy định của pháp luật khác có liên quan. Theo đó, cửa hàng kinh doanh vàng có các hành vi như trên được xem là vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ?
Ngày 19 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, Các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được quy định như sau Nghề thủ công mỹ nghệ là gì? Theo Điều 3 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Nghề thủ công mỹ nghệ là nghề có tính lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; các sản phẩm, tác phẩm làm ra có tính chất văn hóa, mỹ thuật, thủ công; việc sản xuất, chế tác sản phẩm, tác phẩm đều bằng tay hoặc phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được thành lập ở từng cấp Hội đồng, theo từng lần xét tặng, các Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có nhiệm vụ tổ chức việc xét tặng bảo đảm đúng quy định cho cá nhân là người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; công khai danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng và kết quả xét chọn trên các phương tiện truyền thông; hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng có thẩm quyền; xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến việc xét tặng. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng là các đại diện đơn vị quản lý lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan và các cá nhân có uy tín, am hiểu chuyên môn về nghề thủ công mỹ nghệ, nghệ nhân. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP có 3 cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” + Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Hội đồng cấp tỉnh); + Hội đồng chuyên ngành cấp bộ; + Hội đồng cấp Nhà nước. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc Dân chủ, công khai, bỏ phiếu kín; Cuộc họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tổ chức khi có ít nhất 75% tổng số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng Phiếu bầu theo Mẫu số 07, Mẫu số 08 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp bộ trình, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; Hội đồng cấp tỉnh trình Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên Hội đồng đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng; Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” không tham gia Hội đồng các cấp; Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng cấp Nhà nước. Trên đây là một số quy định mới về nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, ... của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ theo Nghị định 43/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/06/2024.
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Căn cứ Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Ngày 09 tháng 07 năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1417/QĐ-NHNN phê duyệt phương đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định này, hai điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ nêu trên sẽ bị bãi bỏ. Hiện tại, đơn vị được giao trách nhiệm vẫn đang trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP.