Không liên lạc được với người thân trong bao lâu thì được báo công an?
Khi không liên lạc được với người thân trong bao lâu thì được báo công an nhờ hỗ trợ? Người mất liên lạc trong bao lâu thì bị tuyên bố mất tích? Tài sản của người mất tích sẽ được xử lý thế nào? Không liên lạc được với người thân trong bao lâu thì được báo công an? Hiện nay chưa có quy định về thời gian không liên lạc thì được báo công an. Tuy nhiên, người có quyền, lợi ích liên quan có thể báo công an ngay khi phát hiện người thân mất tích hoặc khi có dấu hiệu bất thường. Cụ thể: Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Như vậy, việc báo công an càng sớm càng tốt sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng triển khai các biện pháp tìm kiếm, xác minh và điều tra. Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 việc trình báo công an không thực hiện tùy ý. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người mất liên lạc bao lâu thì bị tuyên bố mất tích? Theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau: - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Trong đó: + Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; + Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; + Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. - Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, sau 2 năm kể từ ngày cuối cùng biết được thông tin của người đó mà đã áp dụng hết các biện pháp nhưng vẫn không có thông tin mà người nhà có yêu cầu thì tuyên bố mất tích. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích xử lý thế nào? Theo Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích như sau: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Theo đó, người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích + Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. + Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. + Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. + Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Quyền của người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích + Quản lý tài sản của người vắng mặt. + Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. + Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Chủ cũ xe đã chết hay mất liên lạc thì thủ tục sang tên xe thế nào?
Sau khi Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực, nhiều trường hợp chủ cũ không thể thực hiện do đã chết, mất liên lạc, không hợp tác... khiến người sử dụng phương tiện gặp khó khăn. (1) Những trường hợp nào đăng ký sang tên? Theo Điều 13 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định 02 trường hợp đăng ký sang tên xe như sau: TH1: Khi chuyển quyền sở hữu xe hoặc chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác (di chuyển nguyên chủ), chủ xe phải làm thủ tục thu hồi tại cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó. TH2: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe (di chuyển nguyên chủ) làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe tại cơ quan đăng ký xe theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA. Thông tư 24/2023/TT-BCA: Lệ phí cấp mới biển số xe định danh từ ngày 15/8/2023 là bao nhiêu? Một số lưu ý khi dùng tài khoản định danh điện tử mức 2 khi sang tên xe từ 15/8/2023 Sở hữu 02 xe trở lên thì biển số xe định danh sẽ được cấp như thế nào? Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe? (2) Chủ cũ xe đã chết, mất liên lạc thì người đã mua xe sang tên xe chính chủ thế nào? Theo lãnh đạo một đội CSGT phụ trách đăng ký xe cho biết, trường hợp chủ cũ xe đã chết, thì người mua xe sau có thể làm thủ tục sang tên xe chính chủ theo quy định tại Điều 31 của Thông tư 24/2023/TT-BCA. Tức là giải quyết giống như đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cũng cho hay, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu thì giải quyết đăng ký sang tên như xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Như vậy, chủ cũ đã chết thì người đang sử dụng xe vẫn có thể sang tên xe chính chủ. (3) Thủ tục sang tên xe chính chủ nếu chủ cũ đã chết Đầu tiên, người đang sử dụng xe đến nơi quản lý hồ sơ chiếc xe đó để làm thủ tục thu hồi. Nếu nơi đang quản lý hồ sơ này cùng là nơi cư trú của mình thì không phải làm thủ tục thu hồi. Thủ tục đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân - Hồ sơ, thủ tục thu hồi Tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để nộp hồ sơ và làm thủ tục thu hồi theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA. Xem chi tiết tại: Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 - Hồ sơ, thủ tục đăng ký sang tên xe Tổ chức, cá nhân xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA và nộp giấy tờ sau: + Giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe; + Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có); + Chứng từ lệ phí trước bạ; + Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe). Trường hợp cơ quan đang quản lý hồ sơ xe cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thay chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe. Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi và đăng ký sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi có trụ sở, cư trú quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA; trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì không phải làm thủ tục thu hồi. Đặc biệt: Trong trường hợp người mua có đầy đủ đăng ký, biển số xe, giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực thì sẽ đến cơ quan quản lý hồ sơ để làm thủ tục thu hồi thay cho chủ xe. Đồng thời, người mua đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên, trước khi giải quyết, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt đối với người này về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định. Xem bài viết liên quan: Quá 30 ngày chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe không làm thủ tục thu hồi thì sẽ bị phạt Trường hợp không có giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực, cơ quan công an sẽ giải quyết theo quy định đăng ký xe đối với xe đã chuyển sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Cơ quan công an sẽ thông báo cho chủ xe và cơ quan quản lý đăng ký xe, niêm yết công khai việc tiếp nhận hồ sơ, tra cứu thông tin tàng thư xe bị mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày kể từ thời điểm trên, nếu chiếc xe không thuộc trường hợp tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết sang tên xe. Trong trường hợp xe là tài sản chung của vợ và chồng, đã đăng ký dưới tên một hoặc cả hai người mà người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe đã chết, mất tích, việc giải quyết đăng ký sang tên xe sẽ được thực hiện nếu người thừa kế đồng ý bằng văn bản theo quy định. Tham khảo: 1. Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe gắn máy (Mẫu ĐKX01) tải Mẫu ĐKX01 2. Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô (Mẫu ĐKX02) tải Mẫu ĐKX02 3. Giấy chứng nhận đăng ký rơ moóc, sơ mi rơ moóc (Mẫu ĐKX03) tải Mẫu ĐKX03 4. Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời (bản điện tử) (Mẫu ĐKX04) tải Mẫu ĐKX04 5. Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời (Mẫu ĐKX05) tải Mẫu ĐKX05 6. Giấy chứng nhận đăng ký máy kéo (Mẫu ĐKX07) tải Mẫu ĐKX07 7. Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (Mẫu DKX07) tải Mẫu DKX07 8. Giấy khai đăng ký xe (Mẫu DDKX12) tải Mẫu DDKX12 Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 05 lưu ý khi mua bán xe từ 15/8: Được dùng tài khoản định danh điện tử mức 2 khi sang tên xe
Không liên lạc được với người thân trong bao lâu thì được báo công an?
Khi không liên lạc được với người thân trong bao lâu thì được báo công an nhờ hỗ trợ? Người mất liên lạc trong bao lâu thì bị tuyên bố mất tích? Tài sản của người mất tích sẽ được xử lý thế nào? Không liên lạc được với người thân trong bao lâu thì được báo công an? Hiện nay chưa có quy định về thời gian không liên lạc thì được báo công an. Tuy nhiên, người có quyền, lợi ích liên quan có thể báo công an ngay khi phát hiện người thân mất tích hoặc khi có dấu hiệu bất thường. Cụ thể: Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Như vậy, việc báo công an càng sớm càng tốt sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng triển khai các biện pháp tìm kiếm, xác minh và điều tra. Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 việc trình báo công an không thực hiện tùy ý. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người mất liên lạc bao lâu thì bị tuyên bố mất tích? Theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau: - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Trong đó: + Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; + Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; + Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. - Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy, sau 2 năm kể từ ngày cuối cùng biết được thông tin của người đó mà đã áp dụng hết các biện pháp nhưng vẫn không có thông tin mà người nhà có yêu cầu thì tuyên bố mất tích. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích xử lý thế nào? Theo Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích như sau: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật Dân sự năm 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích. Theo đó, người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích + Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. + Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. + Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. + Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Quyền của người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích + Quản lý tài sản của người vắng mặt. + Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. + Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Chủ cũ xe đã chết hay mất liên lạc thì thủ tục sang tên xe thế nào?
Sau khi Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực, nhiều trường hợp chủ cũ không thể thực hiện do đã chết, mất liên lạc, không hợp tác... khiến người sử dụng phương tiện gặp khó khăn. (1) Những trường hợp nào đăng ký sang tên? Theo Điều 13 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định 02 trường hợp đăng ký sang tên xe như sau: TH1: Khi chuyển quyền sở hữu xe hoặc chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác (di chuyển nguyên chủ), chủ xe phải làm thủ tục thu hồi tại cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó. TH2: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe (di chuyển nguyên chủ) làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe tại cơ quan đăng ký xe theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA. Thông tư 24/2023/TT-BCA: Lệ phí cấp mới biển số xe định danh từ ngày 15/8/2023 là bao nhiêu? Một số lưu ý khi dùng tài khoản định danh điện tử mức 2 khi sang tên xe từ 15/8/2023 Sở hữu 02 xe trở lên thì biển số xe định danh sẽ được cấp như thế nào? Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe? (2) Chủ cũ xe đã chết, mất liên lạc thì người đã mua xe sang tên xe chính chủ thế nào? Theo lãnh đạo một đội CSGT phụ trách đăng ký xe cho biết, trường hợp chủ cũ xe đã chết, thì người mua xe sau có thể làm thủ tục sang tên xe chính chủ theo quy định tại Điều 31 của Thông tư 24/2023/TT-BCA. Tức là giải quyết giống như đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cũng cho hay, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu thì giải quyết đăng ký sang tên như xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Như vậy, chủ cũ đã chết thì người đang sử dụng xe vẫn có thể sang tên xe chính chủ. (3) Thủ tục sang tên xe chính chủ nếu chủ cũ đã chết Đầu tiên, người đang sử dụng xe đến nơi quản lý hồ sơ chiếc xe đó để làm thủ tục thu hồi. Nếu nơi đang quản lý hồ sơ này cùng là nơi cư trú của mình thì không phải làm thủ tục thu hồi. Thủ tục đăng ký sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân - Hồ sơ, thủ tục thu hồi Tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để nộp hồ sơ và làm thủ tục thu hồi theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA. Xem chi tiết tại: Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 - Hồ sơ, thủ tục đăng ký sang tên xe Tổ chức, cá nhân xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2023/TT-BCA và nộp giấy tờ sau: + Giấy khai đăng ký xe, trong đó ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe; + Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có); + Chứng từ lệ phí trước bạ; + Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe). Trường hợp cơ quan đang quản lý hồ sơ xe cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe thay chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe. Lưu ý: Tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi và đăng ký sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi có trụ sở, cư trú quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA; trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì không phải làm thủ tục thu hồi. Đặc biệt: Trong trường hợp người mua có đầy đủ đăng ký, biển số xe, giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực thì sẽ đến cơ quan quản lý hồ sơ để làm thủ tục thu hồi thay cho chủ xe. Đồng thời, người mua đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên, trước khi giải quyết, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt đối với người này về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định. Xem bài viết liên quan: Quá 30 ngày chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe không làm thủ tục thu hồi thì sẽ bị phạt Trường hợp không có giấy tờ mua bán có công chứng, chứng thực, cơ quan công an sẽ giải quyết theo quy định đăng ký xe đối với xe đã chuyển sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân. Cơ quan công an sẽ thông báo cho chủ xe và cơ quan quản lý đăng ký xe, niêm yết công khai việc tiếp nhận hồ sơ, tra cứu thông tin tàng thư xe bị mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày kể từ thời điểm trên, nếu chiếc xe không thuộc trường hợp tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết sang tên xe. Trong trường hợp xe là tài sản chung của vợ và chồng, đã đăng ký dưới tên một hoặc cả hai người mà người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe đã chết, mất tích, việc giải quyết đăng ký sang tên xe sẽ được thực hiện nếu người thừa kế đồng ý bằng văn bản theo quy định. Tham khảo: 1. Giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe gắn máy (Mẫu ĐKX01) tải Mẫu ĐKX01 2. Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô (Mẫu ĐKX02) tải Mẫu ĐKX02 3. Giấy chứng nhận đăng ký rơ moóc, sơ mi rơ moóc (Mẫu ĐKX03) tải Mẫu ĐKX03 4. Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời (bản điện tử) (Mẫu ĐKX04) tải Mẫu ĐKX04 5. Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời (Mẫu ĐKX05) tải Mẫu ĐKX05 6. Giấy chứng nhận đăng ký máy kéo (Mẫu ĐKX07) tải Mẫu ĐKX07 7. Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (Mẫu DKX07) tải Mẫu DKX07 8. Giấy khai đăng ký xe (Mẫu DDKX12) tải Mẫu DDKX12 Thông tư 24/2023/TT-BCA: Thủ tục đăng ký sang tên xe được áp dụng từ 15/8/2023 05 lưu ý khi mua bán xe từ 15/8: Được dùng tài khoản định danh điện tử mức 2 khi sang tên xe