Trường hợp nào Công an địa phương được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước?
Từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định 70/2024/NĐ-CP Công an địa phương được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước trong trường hợp nào? Cơ sở dữ liệu căn cước là gì? Các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước? Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời căn cứ tại Điều 15 Luật Căn cước 2023 quy định các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: - Thứ nhất, thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 Luật Căn cước 2023 bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Tên gọi khác; Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nhóm máu; Số chứng minh nhân dân 09 số; Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử. - Thứ hai, thông tin nhân dạng. - Thứ ba, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. - Thứ tư, nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu. - Thứ năm, trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử. Trường hợp nào Công an địa phương được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước? Phương thức khai thác như thế nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau: - Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước: + Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; + Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân; + Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước; + Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý. - Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước: + Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia; + Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin. => Theo đó trong trường hợp phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân thì Công an địa phương được được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Quy định về khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản là tập hợp những dữ liệu, số liệu, phân tích liên quan đến các hoạt động mua bán, cho thuê, đầu tư vào nhà ở và các loại hình bất động sản khác. Hiện nay quy định về việc khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 94/2024/NĐ-CP bao gồm: Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng (1) Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được khai thác dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình. Việc khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản ngoài phạm vi quản lý phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; (2) Các cơ quan quản lý nhà nước được yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật; (3) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài mục (1) và (2) được quyền yêu cầu chia sẻ, cung cấp thông tin có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản phù hợp theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin; (4) Cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản không được chia sẻ, cung cấp các thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin mang tính cá nhân trừ trường hợp phục vụ hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền. Các hình thức khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản - Qua Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa chỉ https://batdongsan.xaydung.gov.vn; - Thông qua dịch vụ chia sẻ dữ liệu theo quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; - Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; - Bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật. Đăng ký và cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản Việc đăng ký và cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản gửi phiếu yêu cầu cho cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo các hình thức sau: nộp trực tiếp theo hình thức văn bản cho Bên cung cấp; gửi qua đường công văn, fax, bưu điện; đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Bên cung cấp; - Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản xem xét cấp quyền truy cập quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản hợp lệ; trường hợp từ chối cung cấp quyền khai thác, sử dụng phải trả lời và nêu rõ lý do. Lưu ý các đối tượng quy định tại mục (4) khi có nhu cầu sử dụng thông tin, dữ liệu có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản phải trả chi phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về giá. Số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó hiện nay việc khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện theo quy định nêu trên.
Đối tượng, phương thức và thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước?
Cơ sở dữ liệu căn cước là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về căn cước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1. Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước Căn cứ Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước: - Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước: + Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; + Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân; + Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước; + Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý. - Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước + Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia; + Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin. 2. Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước Căn cứ Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước: 1. Khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gửi cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công dân cư trú; + Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác; đối với trường hợp khai thác thông tin theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định này phải thể hiện rõ ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác; + Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh chuyển yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an; + Trong thời hạn 01 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xem xét, phê duyệt đề nghị yêu cầu cho phép khai thác thông tin; + Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phê duyệt, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu; + Trường hợp không đồng ý cung cấp thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. - Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để gửi yêu cầu khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước. - Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử. - Trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích hoặc người thừa kế của người đã chết khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thì phải có Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin và cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện hợp pháp, người thừa kế của công dân, trừ trường hợp thông tin chứng minh về người đại diện, người thừa kế đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Như vậy, đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định tại Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP.
Khai thác thông tin đất đai phải trả phí
Từ 13/8/2014, Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai chính thức có hiệu lực. Theo đó, có những điểm đáng chú ý sau: Khai thác thông tin đất đai được thực hiện thông qua hình thức: internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS, phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai… Việc khai thác thông tin đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau: 1. Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; 2. Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; 3. Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; 4. Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; 5. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. 6. Cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh, phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp được cung cấp dữ liệu đất đai không phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Nội dung trên được đề cập tại Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
Trường hợp nào Công an địa phương được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước?
Từ ngày 01/07/2024 theo Nghị định 70/2024/NĐ-CP Công an địa phương được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước trong trường hợp nào? Cơ sở dữ liệu căn cước là gì? Các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước? Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời căn cứ tại Điều 15 Luật Căn cước 2023 quy định các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm: - Thứ nhất, thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 Luật Căn cước 2023 bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Tên gọi khác; Số định danh cá nhân; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nhóm máu; Số chứng minh nhân dân 09 số; Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử. - Thứ hai, thông tin nhân dạng. - Thứ ba, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. - Thứ tư, nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu. - Thứ năm, trạng thái của căn cước điện tử. Trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử. Trường hợp nào Công an địa phương được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước? Phương thức khai thác như thế nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau: - Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước: + Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; + Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân; + Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước; + Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý. - Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước: + Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia; + Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin. => Theo đó trong trường hợp phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân thì Công an địa phương được được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Quy định về khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản là tập hợp những dữ liệu, số liệu, phân tích liên quan đến các hoạt động mua bán, cho thuê, đầu tư vào nhà ở và các loại hình bất động sản khác. Hiện nay quy định về việc khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 94/2024/NĐ-CP bao gồm: Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng (1) Các cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được khai thác dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình. Việc khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản ngoài phạm vi quản lý phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; (2) Các cơ quan quản lý nhà nước được yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật; (3) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài mục (1) và (2) được quyền yêu cầu chia sẻ, cung cấp thông tin có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản phù hợp theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin; (4) Cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản không được chia sẻ, cung cấp các thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin mang tính cá nhân trừ trường hợp phục vụ hoạt động điều tra, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền. Các hình thức khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản - Qua Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa chỉ https://batdongsan.xaydung.gov.vn; - Thông qua dịch vụ chia sẻ dữ liệu theo quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; - Thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; - Bằng hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và bên khai thác, sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật. Đăng ký và cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản Việc đăng ký và cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện như sau: - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản gửi phiếu yêu cầu cho cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo các hình thức sau: nộp trực tiếp theo hình thức văn bản cho Bên cung cấp; gửi qua đường công văn, fax, bưu điện; đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Bên cung cấp; - Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản xem xét cấp quyền truy cập quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản hợp lệ; trường hợp từ chối cung cấp quyền khai thác, sử dụng phải trả lời và nêu rõ lý do. Lưu ý các đối tượng quy định tại mục (4) khi có nhu cầu sử dụng thông tin, dữ liệu có tính chuyên sâu, chi tiết về nhà ở và thị trường bất động sản phải trả chi phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về giá. Số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó hiện nay việc khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được thực hiện theo quy định nêu trên.
Đối tượng, phương thức và thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước?
Cơ sở dữ liệu căn cước là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về căn cước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1. Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước Căn cứ Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước: - Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước: + Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; + Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân; + Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước; + Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý. - Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước + Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia; + Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin; + Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin. 2. Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước Căn cứ Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước: 1. Khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gửi cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công dân cư trú; + Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác; đối với trường hợp khai thác thông tin theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định này phải thể hiện rõ ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác; + Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh chuyển yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an; + Trong thời hạn 01 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xem xét, phê duyệt đề nghị yêu cầu cho phép khai thác thông tin; + Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phê duyệt, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu; + Trường hợp không đồng ý cung cấp thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. - Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để gửi yêu cầu khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước. - Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử. - Trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích hoặc người thừa kế của người đã chết khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thì phải có Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin và cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện hợp pháp, người thừa kế của công dân, trừ trường hợp thông tin chứng minh về người đại diện, người thừa kế đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Như vậy, đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định tại Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP.
Khai thác thông tin đất đai phải trả phí
Từ 13/8/2014, Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai chính thức có hiệu lực. Theo đó, có những điểm đáng chú ý sau: Khai thác thông tin đất đai được thực hiện thông qua hình thức: internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS, phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai… Việc khai thác thông tin đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau: 1. Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; 2. Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; 3. Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; 4. Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; 5. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. 6. Cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh, phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp được cung cấp dữ liệu đất đai không phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Nội dung trên được đề cập tại Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.